Tàu điện, xẩm tàu điện...
Mẫu tàu điện Cát Linh – Hà Đông | |
Mua vé tàu không cần ra ga |
Các tuyến tàu điện ở Hà Nội đã tồn tại ngót một thế kỷ. Sự hiện diện của loại hình phương tiện này được bắt đầu vào ngày 13.9.1900, khi Nhà máy xe điện của Pháp tiến hành chạy thử tuyến đường Bờ Hồ - Thuỵ Khuê nhằm phục vụ nhu cầu vận chuyển hành khách và hàng hóa.
Ngày đó, tàu điện là phương tiện giao thông mới ở Hà Nội, là niềm tự hào của người dân Thành phố. Mỗi khi nghe tiếng chuông leng keng ngân lên, rồi vang xa, ai ai cũng có cảm giác phấn chấn. Đều đặn hằng ngày, đúng 4 giờ 30 phút, những tiếng chuông tàu điện từ ga Thụy Khuê khua vang khắp phố phường Hà Nội rồi tỏa đi các cung đường khác. Đó cũng là tiếng chuông báo hiệu một ngày mới bắt đầu.
Tàu điện là phương tiện giao thông bình dân một thời ở Hà Nội. |
Trong những thập niên sau đó, các tuyến tàu điện liên tục được mở rộng. Từ ga trung tâm ở bờ hồ Hoàn Kiếm, các tuyến đường toả ra 6 ngả: Yên Phụ, chợ Bưởi, Cầu Giấy, Hà Đông, chợ Mơ và Vọng - cũng là 6 cửa ngõ nối nông thôn với nội thành Hà Nội.
Nhiều thế hệ học sinh Trường Chu Văn An đến giờ vẫn không khỏi bồi hồi khi nhớ lại kỷ niệm gắn bó với tuyến tàu điện quen thuộc Bưởi - Bờ Hồ. Đó là những lần nhảy tàu rào rào như ong vỡ tổ, do hành trình không có bến đỗ trước cổng trường, là đi nhờ vé hoặc trốn vé. Vậy nên, thời đó, thậm chí học sinh Hà Nội còn phải cam kết “không hút thuốc lá, không nhảy tàu điện…” trong các bản kiểm điểm cá nhân.
Nhà thơ Vũ Quần Phương - người gắn bó với những chuyến tàu điện Hà Nội từ ngày đi học - chia sẻ: “Những năm ấy, người Hà Nội chỉ có 2 phương tiện đi lại chủ yếu - là xe đạp và tàu điện. Những công chức, gia đình có điều kiện thường đi bằng xe đạp. Tàu điện, vì thế tượng trưng cho sự bình dân, lại lành (ít ô nhiễm môi trường), rẻ tiền…”.
Gắn liền với những chuyến tàu điện ngược xuôi là xẩm tàu điện – một loại hình âm nhạc dân gian, một món ăn tinh thần luôn song hành với những hoài niệm về âm thanh tiếng tàu điện.
Mỗi khi đến ga tàu điện hay ngồi trên các toa tàu, hành khách lại được nghe những người hát xẩm cất giọng trầm bổng tha thiết hòa trong tiếng nhị, tiếng phách. Để biểu diễn, các nghệ nhân đã chế tác một số bài thơ được ưa chuộng thời bấy giờ của các nhà thơ Nguyễn Bính (Lỡ bước sang ngang, Trăng sáng vườn chè, Chân quê..), Nguyễn Khuyến, Á Nam Trần Tuấn Khải (Anh khóa, Gánh nước đêm, Cô hàng nước),… thành các bài hát xẩm Nhiều bài còn dùng để quảng cáo bán hàng như tăm tre, thuốc cam Hàng Bạc, thuốc ho bà lang trọc, dầu cù là... với vần điệu và ca từ đầy dí dỏm.
Song, khi tàu điện không còn nữa, xẩm tàu điện cũng mất dần. Trải qua gần 20 năm, hôm nay, xẩm tàu điện đã được các nghệ nhân tâm huyết dần khôi phục lại một nét đặc trưng văn hóa của người Hà Nội xưa. Mới đây, trong chương trình “Xẩm tàu điện, văn hóa đường phố Hà Thành” tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam, không gian sân khấu 3D đã tái hiện lại một Hà Nội ở thế kỷ trước trở về thật hơn nữa qua lời rao bán hàng tăm tre, thuốc cam hàng Bạc, dầu cù là, thuốc ho bà lang trọc,… vang trên nền âm của tiếng nhị, tiếng song loan.
Trước tín hiệu hồi xuân của hình thức diễn xướng dân gian đường phố độc đáo này, rất nhiều khán giả lớn tuổi tìm đến nghe để có dịp bồi hồi nhớ về thời tuổi trẻ gắn liền với tiếng leng keng tàu điện và những làn điệu xẩm.
Mặc dù tuyến đường tàu điện mang nhiều kỷ niệm đó đã không còn được sử dụng từ lâu, nhưng khi bước sang thập niên thứ hai của thế kỷ 21, một dự án đường sắt đô thị của Hà Nội đã chính thức được xây dựng, trở thành một công trình được nhiều người dân Hà Nội gửi gắm những hy vọng tốt đẹp về một văn hóa giao thông thanh lịch sớm được khôi phục.
Tới đây, hoạt động của tàu điện trên cao sẽ là hình ảnh ấn tượng ở Hà Nội thời kỳ phát triển, hiện đại và văn minh hơn, nhưng dấu ấn tàu điện với tiếng kêu leng keng quen thuộc xa xưa dọc theo những tuyến phố vẫn còn đọng lại trong ký ức của biết bao người dân Thủ đô…
Tuệ Liên
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Liên thông kết quả khám để phục vụ người bệnh tốt hơn
Giúp người thu nhập thấp tiếp cận tài chính số
Phối hợp nâng cao chất lượng hoạt động Công đoàn khối Giáo dục
Cần quyết liệt xử lý nạn “quái xế”
Bông mua tím
Sức khỏe người lao động là “vốn quý” của doanh nghiệp
Giữ gìn giá trị truyền thống từ phong trào xây dựng gia đình văn hóa
Tin khác
Ứng dụng công nghệ thông tin để quảng bá văn hóa, lịch sử địa phương
Tôi yêu Hà Nội 23/10/2024 11:30
Sức lan tỏa mạnh mẽ của phong trào thi đua “Dân vận khéo” huyện Gia Lâm
Tôi yêu Hà Nội 22/10/2024 14:02
Tình yêu từ cao nguyên lâm viên xanh
Thủ đô 11/10/2024 15:43
Dù có đi bốn phương trời, lòng vẫn nhớ về Hà Nội
Tôi yêu Hà Nội 10/10/2024 17:49
Có một Hà Nội lắng hồn trong thi ca
Tôi yêu Hà Nội 10/10/2024 14:13
Mùa thu và ngày Giải phóng Thủ Đô
Tôi yêu Hà Nội 10/10/2024 05:45
Trách nhiệm với quê hương, đất nước
Tôi yêu Hà Nội 08/10/2024 16:24
Đồng chí Phạm Quang Nghị được vinh danh “Công dân Thủ đô ưu tú”
Tôi yêu Hà Nội 08/10/2024 10:21
Lắng đọng Chương trình: "Ký ức tháng Mười - Khát vọng vì Thủ đô bình yên"
Tôi yêu Hà Nội 05/10/2024 15:35
Carnaval Áo dài “Phụ nữ Thủ đô hội nhập và phát triển”
Tôi yêu Hà Nội 05/10/2024 14:03