Tạo đột phá cho du lịch phát triển

Dự Luật Du lịch (sửa đổi) đã được Quốc hội cho ý kiến lần đầu và đang tập hợp ý kiến tham gia của các chuyên gia, các tổ chức, doanh nghiệp và cộng đồng để sớm được chính thức ban hành. 
tao dot pha cho du lich phat trien Hướng đi nào cho bất động sản nghỉ dưỡng Việt Nam 2017?
tao dot pha cho du lich phat trien Phan Thiết - những điểm đến mê hoặc du khách
tao dot pha cho du lich phat trien
Việt Nam đang ngày một thu hút đông đảo du khách quốc tế.

Luật Du lịch (sửa đổi) được kỳ vọng sẽ là hành lang pháp lý thông thoáng, phù hợp với yêu cầu của thời kỳ mới, tạo ra bước phát triển vượt bậc đưa ngành du lịch Việt Nam trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, vươn lên thuộc nhóm các nước có ngành du lịch phát triển hàng đầu khu vực Đông Nam Á.

Với trách nhiệm của người đã nhiều năm gắn bó với ngành du lịch, tôi xin góp một vài ý ban đầu, mong được các cơ quan có trách nhiệm tham khảo.

Dự thảo đã qua 6 lần chỉnh sửa. Tôi trân trọng thời gian, công sức của Ban Soạn thảo. Sau khi có ý kiến của Quốc hội, bản dự thảo gần nhất đã tốt hơn, song có những tư tưởng, quan điểm, chủ trương biện pháp mới trong Nghị quyết của Bộ Chính trị ngày 16 tháng 1 năm 2017, hình như chưa được luật hóa đầy đủ.

Đột phá quan trọng nhất: nguồn lực

Nghị quyết của Bộ Chính trị nhắc không dưới 4 lần cụm từ “đột phá”. Những nội dung đột phá trong dự luật là gì chưa rõ!

Theo tôi, cần thay đổi cách tiếp cận, giải phóng tư tưởng, không bị nghiêng ghé bởi lợi ích cục bộ, bớt cách nhìn ban phát từ Nhà nước, đề cao vai trò cộng đồng, doanh nghiệp, đặt trong bối cảnh hội nhập rộng và sâu, theo kịp thông lệ và cách làm của thế giới, quán triệt và luật hóa đầy đủ Nghị quyết của Bộ Chính trị về du lịch, để Luật Du lịch (sửa đổi) là hành lang pháp lý thông thoáng, chặt chẽ cho du lịch phát triển vượt bậc trong thời kỳ mới.

Vì không có điều kiện tham gia cụ thể, đây là lần đầu tiên tôi được tiếp xúc với dự luật, nên những nội dung nêu ra chỉ như một số ý chính làm ví dụ: Tinh thần Nghị quyết của Bộ Chính trị là: có chính sách quốc gia để du lịch phát triển theo đúng tính chất của một ngành kinh tế thị trường; phát huy mạnh mẽ vai trò động lực của doanh nghiệp và cộng đồng; tập trung nguồn lực quốc gia cho phát triển du lịch; có thể chế và chính sách đột phá đáp ứng yêu cầu của ngành kinh tế mũi nhọn; có cơ chế chính sách huy động tối đa nguồn lực xã hội; đột phá trong xúc tiến quảng bá...

Trong dự luật, Chương VII xúc tiến du lịch, quỹ hỗ trợ phát triển du lịch, có điểm mới là quỹ hỗ trợ. Quỹ có nguồn vốn nhà nước, quan trọng là thu hút được nguồn lực xã hội, đóng góp tự nguyện của các doanh nghiệp. Nhưng Chủ tịch quỹ lại là Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao, Du lịch, Phó chủ tịch là lãnh đạo Bộ Tài chính, các ủy viên là đại diện lãnh đạo các bộ, cơ quan liên quan rồi mới đến tổ chức cá nhân khác...

Như vậy là hành chính hóa, Nhà nước hóa quỹ này. Hoạt động của Hội đồng Quỹ sẽ chồng chéo với Ban Chỉ đạo Nhà nước về du lịch hiện có, và sẽ không huy động được nhiều nguồn lực từ doanh nghiệp. Quỹ sẽ lại trông chờ chủ yếu vào Nhà nước, khó phát triển và vận hành hiệu quả được.

Ở nhiều nước, có Hội đồng Xúc tiến du lịch quốc gia gồm đại diện cơ quan quản lý du lịch quốc gia, các hãng hàng không, các hãng vận chuyển khách, các doanh nghiệp đầu tư lớn vào du lịch như khu nghỉ dưỡng cao sao, các khách sạn, các hãng lữ hành thu hút nhiều khách.

Theo tôi, Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch, thực chất và chính là Quỹ xúc tiến du lịch. Xúc tiến du lịch bao hàm phạm vi rất rộng, trong đó có Quỹ. Tổ chức quản lý Quỹ là Hội đồng Xúc tiến du lịch quốc gia gồm các thành viên chủ lực đóng góp nhiều nhất cho Quỹ.

Đề nghị nên mời các hãng hàng không, đường sắt, đường biển, các nhà đầu tư nghìn tỷ vào du lịch như Vingroup, Sun Group, FLC, Mường Thanh... các hãng lữ hành lớn như Vietravel, Buffalo Tour, Saigon tourist... cùng cơ quan du lịch quốc gia, Hiệp hội Du lịch, các chuyên gia... bàn kỹ về Quỹ, Hội đồng quỹ, cách thức huy động, quản lý và vận hành quỹ để có quy định mới, thực chất về quỹ này, khi đưa vào luật.

Kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước về du lịch

Nghị quyết của Bộ Chính trị đã ghi rõ: kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước về du lịch; nghiên cứu xác định mô hình, hệ thống tổ chức quản lý ngành du lịch đáp ứng yêu cầu phát triển trong tình hình mới... Tổ chức cán bộ quyết định tất cả.

Trong dự luật gần như chưa đề cập gì về nội dung quan trọng này, thậm chí chốt cứng như không là vấn đề cần xem xét thay đổi!? Ở những nước đang phát triển, du lịch có nhiều tiềm năng, cần phát triển nhanh để có tác dụng lan tỏa, kéo các ngành kinh tế khác phát triển theo, như trường hợp của Việt Nam hiện nay, thường có Bộ Du lịch.

Trên thế giới hiện có hơn 60 nước thành lập bộ du lịch, trong đó có một số nước bộ du lịch là chính có kèm một ngành khác; 10 nước có cơ quan du lịch quốc gia thuộc chính phủ.

Ở Cu Ba, trong giai đoạn đầu, để phát triển nhanh du lịch, Ủy viên Bộ Chính trị đã được cử trực tiếp làm Bộ trưởng Du lịch.

Ở nước ta, đã nhiều lần ngành du lịch bị chia ra nhập vào, với xu hướng không nhất quán. Năm 1978, ngay sau 3 năm thống nhất đất nước, Đảng, Nhà nước đã thấy vai trò quan trọng của du lịch, Tổng cục Du lịch Việt Nam thuộc Chính phủ đã được thành lập. Chưa có kinh nghiệm gì nhiều, điều kiện chưa cho phép phát triển bao nhiêu, thì du lịch được nhập vào Bộ Văn hóa (năm 1990).

Năm 1991 ngành du lịch sang Bộ Thương mại. Năm 1992 Tổng cục Du lịch được thành lập lại, thuộc Chính phủ. 15 năm du lịch là ngành độc lập thuộc Chính phủ, có lẽ là giai đoạn xây dựng và tạo nên được những bước phát triển khá rõ nét trong lịch sử hình thành và phát triển Du lịch Việt Nam.

Hiện nay, sau 10 năm nhập vào Bộ Văn hóa - Thể thao, ở nhiều địa phương có điều kiện phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, Chính phủ đã cho phép tách ra, thành lập lại Sở Du lịch.

Khi trên phạm vi cả nước, du lịch được định vị là ngành kinh tế mũi nhọn, đóng góp trên 10% GDP, tổng thu sẽ đạt tới 35 tỷ USD, giá trị xuất khẩu tại chỗ qua du lịch đạt 20 tỷ USD, tạo 4 triệu việc làm, trong đó có 1,6 triệu lao động trực tiếp; du lịch phát triển sẽ có tác dụng lan tỏa kéo theo các ngành kinh tế khác.

Vấn đề tổ chức bộ máy quản lý ngành du lịch cần được đặt ra, được nghiên cứu tổng kết công phu để có đề xuất xác đáng. Trong Luật Du lịch sắp ban hành, không thể không đề cập đến vấn đề này. Trường hợp chưa thể quyết định ngay, đề nghị nên ghi mở là Cơ quan quản lý du lịch quốc gia như Luật Du lịch hiện hành để Chính phủ có thời gian, rộng đường cân nhắc, trình Quốc hội xem xét quyết định khi cần thiết và có thể, không cần chờ phải sửa Luật.

Trong Chương VIII quản lý nhà nước về du lịch, đề nghị chỉ nên ghi 2 điều quy định chung như điều 78, 79, không nên ghi cụ thể trách nhiệm quản lý của từng bộ ngành và địa phương như trong điều 80, 81, 82.

Vì những điều này không ngoài nội dung đã quy định cho từng bộ ngành ở những luật về ngành đó. Không quy định 3 điều này cũng là để dành đất cho các quy định dưới luật của Chính phủ nhằm cụ thể hóa luật theo yêu cầu của thời kỳ phát triển mới.

Tạo thuận lợi tối đa và đơn giản về thủ tục visa

Nghị quyết của Bộ Chính trị cũng đã ghi: Du lịch Việt Nam phải cạnh tranh được với các nước trong khu vực; hoàn thiện, ban hành chính sách tạo thuận lợi tối đa và đơn giản về thủ tục thị thực nhập cảnh. Kết quả tăng vượt bậc lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam trong năm 2016 vừa qua có vai trò quan trọng của Bộ Công an, Bộ Ngoại giao đã đề xuất và được Chính phủ cho phép, mở rộng và kéo dài thời gian miễn visa cho các thị trường trọng điểm. Vấn đề này nên được cân nhắc thể hiện cụ thể hơn trong luật, để đảm bảo an ninh Quốc gia và trật tự an toàn xã hội mà vẫn mở rộng được diện miễn visa cho khách du lịch dài hạn, như xu hướng các quốc gia trong khu vực và trên thế giới đã và đang áp dụng. Hiện có nước miễn visa cho khách đến từ hàng trăm nước.

Một số vấn đề cụ thể

Có nhiều điểm cần xem thêm chi tiết hơn, xin tạm nêu một vài điểm nhỏ: Mục 2 Điều 3 Chương I. Ngành Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, mang nội dung văn hóa sâu sắc, có tính liên ngành liên vùng và xã hội hóa cao, hội nhập quốc tế sâu rộng là định vị, định tính rất quan trọng về du lịch, nhưng không phải là định nghĩa, giải thích từ ngữ về du lịch. Đã có mục định nghĩa về Du lịch, Hoạt động du lịch, Khách du lịch rồi, thì không cần định nghĩa Ngành du lịch nữa. Đề nghị nên bỏ mục này, không có ngành nào phải định nghĩa ngành đó là gì cả.

Điều 5 Chương I Chính sách của Nhà nước về phát triển du lịch. Cần rà soát để tránh trùng với nội dung quản lý Nhà nước về du lịch ở Chương VIII.

Điều 55 Chương V - Xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch. Tôi thấy phương án Chính phủ đề xuất là hợp lý. Xếp hạng khách sạn là cần thiết, nhưng xếp hạng là vì lợi ích của doanh nghiệp, có sự công nhận và kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước.

Xếp hạng rồi mà không giữ được hạng sao thì cơ quan quản lý du lịch kiểm tra và rút xuống; đáng lên hạng mà doanh nghiệp không có nhu cầu thì không bắt doanh nghiệp phải làm thủ tục lên hạng sao. Cũng không nên ghi cụ thể thành luật về hạng sao nào thì cơ quan du lịch quốc gia hay cơ quan du lịch địa phương được quyền công nhận.

Việc này nên quy định dưới luật để thay đổi theo số lượng khách sạn mỗi giai đoạn phát triển và trình độ quản lý của cơ quan du lịch địa phương.

vneconomy.vn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh vào top 10 bệnh viện chất lượng nhất Thành phố Hồ Chí Minh

Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh vào top 10 bệnh viện chất lượng nhất Thành phố Hồ Chí Minh

(LĐTĐ) Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh (TP. Hồ Chí Minh) vừa công bố điểm chất lượng của 120 bệnh viện, trong đó Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP. Hồ Chí Minh ở vị trí thứ 7. Đây là năm thứ 3 liên tiếp bệnh viện này có mặt trong top 10 của bảng xếp hạng.
Hà Nội: Tổ chức Tết Trung thu cho trẻ em an toàn, thiết thực

Hà Nội: Tổ chức Tết Trung thu cho trẻ em an toàn, thiết thực

(LĐTĐ) Thành phố Hà Nội đặt ra yêu cầu, 100% Ủy ban nhân dân (UBND) các quận, huyện, thị xã ban hành kế hoạch chỉ đạo và tổ chức các hoạt động vui Tết Trung thu cho trẻ em an toàn, thiết thực, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.
Tăng mức trợ cấp một lần khi nghỉ hưu cho người lao động

Tăng mức trợ cấp một lần khi nghỉ hưu cho người lao động

(LĐTĐ) Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua có nhiều thay đổi nhằm đảm bảo chính sách an sinh xã hội, tăng độ bao phủ toàn dân, trong đó đáng chú ý là quy định điều kiện hưởng lương hưu, điều chỉnh giảm dần độ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội, và tăng trợ cấp một lần khi nghỉ hưu.
Nhiều chương trình nghệ thuật tri ân các thương binh, liệt sĩ dịp 27/7

Nhiều chương trình nghệ thuật tri ân các thương binh, liệt sĩ dịp 27/7

(LĐTĐ) Thực hiện nhiệm vụ tổ chức các hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn, sự kiện lịch sử, chính trị quan trọng của đất nước và Thủ đô năm 2024, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội đã chỉ đạo các đơn vị nghệ thuật trực thuộc tổ chức các đêm diễn phục vụ nhân dân một số quận, huyện trên địa bàn thành phố trong dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024).
500 thí sinh tham gia cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen” năm 2024

500 thí sinh tham gia cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen” năm 2024

(LĐTĐ) Được phát động từ ngày 14/6 đến ngày 10/7, cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen" năm 2024 đã thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân và 500 thí sinh nữ tham gia.
Huyện Thạch Thất: Nhân rộng các mô hình, nâng cao chất lượng dân số

Huyện Thạch Thất: Nhân rộng các mô hình, nâng cao chất lượng dân số

(LĐTĐ) Trong 6 tháng đầu năm 2024, có 20/23 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Thạch Thất tổ chức chiến dịch cung cấp dịch vụ dân số. Các mô hình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại cộng đồng; chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên... tiếp tục được nhân rộng qua đó góp phần nâng cao chất lượng dân số trên địa bàn.
Ra mắt cuốn sách về Quốc hội của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ra mắt cuốn sách về Quốc hội của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Chiều 16/7, tại Hà Nội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ban Tuyên giáo Trung ương và Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp tổ chức Lễ ra mắt cuốn sách “Quốc hội trong tiến trình đổi mới đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Tin khác

Ra mắt cuốn sách về Quốc hội của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ra mắt cuốn sách về Quốc hội của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Chiều 16/7, tại Hà Nội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ban Tuyên giáo Trung ương và Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp tổ chức Lễ ra mắt cuốn sách “Quốc hội trong tiến trình đổi mới đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
"Chỉ bàn làm, không bàn lùi" để thúc đẩy giải ngân trên 95% vốn đầu tư công

"Chỉ bàn làm, không bàn lùi" để thúc đẩy giải ngân trên 95% vốn đầu tư công

(LĐTĐ) Biểu dương những nơi làm tốt và phê bình nghiêm khắc những bộ, ngành, địa phương chưa làm tốt công tác giải ngân vốn đầu tư công, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh "5 quyết tâm", "5 bảo đảm" để phấn đấu giải ngân trên 95% kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2024 đã được giao (gần 670 nghìn tỷ đồng).
TP.HCM: Giải ngân hơn 711 tỷ đồng vốn ODA

TP.HCM: Giải ngân hơn 711 tỷ đồng vốn ODA

(LĐTĐ) Theo Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), trong 6 tháng đầu năm 2024, Thành phố đã giải ngân được 711,162 tỷ đồng vốn ODA, đạt 13,24% so với kế hoạch năm 2024.
Bồi dưỡng kiến thức về công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế cho cán bộ Bảo hiểm xã hội

Bồi dưỡng kiến thức về công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế cho cán bộ Bảo hiểm xã hội

(LĐTĐ) Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) sửa đổi vừa được Quốc hội thông qua, trong nội dung về hợp tác quốc tế được bổ sung và đưa thành điều riêng. Cùng đó, với nhiều cơ hội hội nhập quốc tế trong lĩnh vực an sinh xã hội hiện nay, đòi hỏi cán bộ ngành BHXH Việt Nam cần được nâng cao, bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng trong công tác đối ngoại.
Thành phố Hà Nội kiến nghị bỏ yêu cầu Phiếu Lý lịch tư pháp trong một số thủ tục hành chính

Thành phố Hà Nội kiến nghị bỏ yêu cầu Phiếu Lý lịch tư pháp trong một số thủ tục hành chính

Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội kiến nghị Bộ Tư pháp xem xét bỏ yêu cầu Phiếu Lý lịch tư pháp trong các thủ tục hành chính về giáo dục, quản lý hồ sơ, lao động phổ thông… và một số giao dịch hành chính, thủ tục hành chính ở trong nước.
Hà Nội phải phấn đấu là địa phương đi đầu trong phát triển kinh tế số, xã hội số, công dân số

Hà Nội phải phấn đấu là địa phương đi đầu trong phát triển kinh tế số, xã hội số, công dân số

(LĐTĐ) Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo, với vai trò, vị thế đặc biệt quan trọng là thủ đô, trung tâm chính trị - hành chính quốc gia, đầu tàu kinh tế - văn hoá - khoa học - giáo dục của cả nước, Hà Nội phải phấn đấu là địa phương đi đầu trong công cuộc đổi mới và phát triển kinh tế số, xã hội số, công dân số, hướng tới xã hội văn minh, hiện đại.
Thí điểm thành lập Ban Công tác Mặt trận ở các tòa chung cư lớn để lắng nghe nguyện vọng nhân dân

Thí điểm thành lập Ban Công tác Mặt trận ở các tòa chung cư lớn để lắng nghe nguyện vọng nhân dân

(LĐTĐ) Nhiệm kỳ 2024 - 2029, thành phố Hà Nội cần xem xét thí điểm thành lập Ban Công tác Mặt trận ở những tòa chung cư lớn để góp phần lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của các hộ gia đình trên địa bàn. Đó là gợi mở của Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam Đỗ Văn Chiến với thành phố Hà Nội.
Đẩy mạnh cải cách hành chính, huy động mọi nguồn lực cho phát triển

Đẩy mạnh cải cách hành chính, huy động mọi nguồn lực cho phát triển

(LĐTĐ) Với tinh thần "không nói không, không nói khó, không nói có nhưng không làm", Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị các bộ, ngành, địa phương… nêu cao tinh thần trách nhiệm, phát huy khí thế đang có, tiếp tục "giữ lửa", triển khai thực hiện ngay các nhiệm vụ, giải pháp đẩy mạnh cải cách hành chính (CCHC) một cách thực chất, mang lại hiệu quả thiết thực, rõ ràng…
Giải cứu 9 người bị mắc kẹt trong thang máy tại thành phố Hồ Chí Minh

Giải cứu 9 người bị mắc kẹt trong thang máy tại thành phố Hồ Chí Minh

(LĐTĐ) Ngay sau khi nhận thông tin, Công an quận 5, Công an Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã điều động Đội Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ xuất 2 xe chuyên dụng cùng 12 cán bộ chiến sĩ đến địa điểm xảy ra tai nạn, phối hợp công an địa phương thực hiện công tác cứu nạn.
Phấn đấu thông xe tuyến đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên kéo dài trước ngày 2/9

Phấn đấu thông xe tuyến đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên kéo dài trước ngày 2/9

(LĐTĐ) Với dự án nâng cấp, mở rộng tuyến đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên kéo dài đoạn qua địa phận tỉnh, Bí thư Tỉnh ủy Hưng Yên yêu cầu sở, ngành, địa phương và các bên liên quan khẩn trương hoàn thành giai đoạn 1 để thông xe trước ngày 2/9.
Xem thêm
Phiên bản di động