Tăng “tuổi thọ” vườn hoa, tường bích họa
Hàng quán quây chung cư và những hệ lụy | |
Ẩn họa từ ‘bẫy’ hố ga, miệng cống thiếu nắp |
Biến bãi rác thành vườn hoa
Biến bãi rác thành vườn hoa đầu tiên là một dự án xã hội được thực hiện bởi nhóm cộng đồng “Sen trong phố”. Ở đó, các bạn trẻ cùng chung tay thực hiện các vườn hoa, tại chính nơi mà trước đó là những bãi rác bốc mùi hôi thối, gây ảnh hưởng đến cuộc sống người dân và bộ mặt đô thị. Mô hình đầu tiên được triển khai tại ngõ 58 phố Trần Bình, quận Cầu Giấy (Hà Nội), từ là điểm tập kết rác tự phát giờ đây được khoác lên mình bộ áo mới với những chậu cây độc đáo làm từ các vật liệu tái chế. Từ một nơi tập kết rác bừa bãi, mùi xú uế nồng nặc đã trở thành không gian xanh giúp người già và trẻ nhỏ thoải mái nghỉ ngơi, ngắm hoa, tưới cây.
Nhếch nhác tranh bích hoạ ở ngõ 61 Lê Văn Lương. Ảnh: Mai Quý |
Dự án này đã nhanh chóng truyền cảm hứng ra toàn xã hội. Nhiều nơi ở Hà Nội đã học hỏi, bắt tay thực hiện các mô hình tương tự. Không chỉ thổi sức sống vào không gian “chết”, những nỗ lực này của cộng đồng còn góp phần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của người dân, khuyến khích xây dựng mảng xanh trong đô thị. Việc làm này được kỳ vọng sẽ thay đổi thói quen vứt rác bừa bãi của người dân Thủ đô và nhân lên những địa điểm sạch đẹp, văn minh, hiện đại.
Không thể phủ nhận, biến bãi rác thành vườn hoa đã đạt được mục tiêu ban đầu đề ra, đó là sự chung tay, góp sức của cộng đồng trong việc giữ gìn và bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, sự duy trì hay cải tạo sau đó như thế nào thì chính bản thân người dân phải tiếp nối những công trình đó. Chỉ khi cộng đồng họ nhận thấy vấn đề của họ và họ mong muốn thực hiện, tự họ giải quyết vấn đề thì đấy mới thực sự là một dự án bền vững và thực sự lan tỏa. Thực tế, không ít những công trình xanh, vườn hoa công cộng chỉ duy trì được một thời gian rồi hầu như không thấy ai tưới tắm cho cây. Những chậu hoa úa dần, vườn hoa bắt đầu nhếch nhác và lại có người đem rác vứt ra đây. Nhiều cây xanh bị héo úa, chết khô, mất sức sống sau một thời gian không được chăm sóc.
Một phần vì thời tiết diễn biến phức tạp, một số loài cây, hoa không thể tự “phản vệ” nên dẫn đến héo úa. Mặt khác, người dân chưa thực sự quan tâm tới vườn hoa, hoặc chỉ được khoảng thời gian ban đầu. Sau một thời gian, từ một vườn hoa xanh mướt vốn được tái sinh trên nền tảng một bãi rác, nay quay về hiện trạng ban đầu.
Thật đáng tiếc với những nơi dự án để lại dấu ấn và đã từng có những đổi mới rõ rệt qua từng hành động trách nhiệm của người dân địa phương. Tuy nhiên, nếu chỉ chăm sóc vườn hoa một thời gian theo phong trào rồi dần lãng quên chúng thì việc làm này không mang lại hiệu quả, thậm chí tốn công sức và tiền của.
Nhếch nhác tường bích hoạ
Tương tự các vườn hoa thanh niên, tại Hà Nội, không thiếu những con phố, ngõ, xóm bích họa đang nảy nở như nấm sau mưa, làm thay đổi bộ mặt đường phố phường Hà Nội. Thông thường người ta hay vẽ tranh tường ở những chỗ mà khu vực đó đang mất tính thẩm mỹ, dùng hội hoạ làm thay đổi bộ mặt nơi đó. Thay đổi bộ mặt của một đoạn đường, khu phố không phải là một điều đơn giản nhất là việc làm này cần sự chung tay của cộng đồng.
Bà Nguyễn Thị Phương Loan – Bí thư Chi bộ địa bàn dân cư 2, phường Quỳnh Lôi cho biết: “Chúng tôi làm việc này xuất phát từ thực tế là chân rác này tồn tại 22-23 năm, gây ô nhiễm môi trường và bức xúc trong nhân dân. Chân rác chất cao như núi và nó trở thành tụ điểm cho chó của các nhà phóng uế. Từ đó, tôi nghĩ ra việc phải xóa bỏ chân rác này và thay thế cho nó sẽ là một vườn hoa”. |
Thực tế tại nhiều con phố, sau một thời gian ngắn, các bức tường bích hoạ xuống cấp, hư hỏng, nhếch nhác gây mất mỹ quan đô thị. Các bức tranh vẽ thiên nhiên, động vật hư hỏng, lún sập, xen lẫn là rác thải, vật dụng sinh hoạt của người dân. Vì thực hiện tự phát, thiếu chuyên nghiệp, không có kế hoạch đồng bộ và không có phương án chăm sóc nên nhiều tranh vẽ trên đường phố có chất lượng kém nhanh xuống cấp. Hậu quả là sự xuất hiện các bức tranh tường không có giá trị nghệ thuật và khiến cảnh quan môi trường thêm nhem nhuốc.
Điển hình là cách đây không lâu, con đường bích họa giữa lòng phố đi bộ Trịnh Công Sơn đã được nhiều người dân, đặc biệt là các bạn trẻ nhiệt tình hưởng ứng. Việc vẽ các bức tranh trên đường nhanh chóng xuống cấp nghiêm trọng và vì không được tu sửa, chỉ một thời gian ngắn sau, bức tranh vẽ những nơi đặc trưng của Hà Nội chỉ còn lại vệt màu loang lổ khiến không ít người dân tỏ ra tiếc nuối.
Trước đây, người dân khu vực phố Hoàng Ngân, Lê Văn Lương (Cầu Giấy, Hà Nội) vô cùng phấn khởi khi mà những nơi thường tập trung rác thải sinh hoạt nay đã không còn và thay vào đó là những bức tranh tường sinh động làm cho không gian sống và môi trường chung trở nên xanh - sạch - đẹp. Để có được điều đó là nhờ ý tưởng và những hành động thiết thực của thầy Paul và các tình nguyện viên trong lớp học tiếng Anh miễn phí của thầy. Thế nhưng theo ghi nhận của phóng viên, khu vực này lại trở nên nhếch nhác, ô nhiễm vì những hành vi thiếu ý thức như vứt rác thải, dán biển quảng cáo bừa bãi.
Có thể thấy, việc xóa bỏ các chân rác bằng mô hình trồng cây và vẽ tranh bích hoạ đã có nhiều khu dân cư thực hiện, nhưng giữ gìn và duy trì lâu dài thì cần quyết tâm rất lớn mà không nhiều nơi có thể làm được. Tại địa bàn dân cư 2, phường Quỳnh Lôi đã duy trì vườn hoa thay cho điểm đen rác thải được gần 3 năm qua.
Nói về quyết tâm duy trì thực hiện, bà Nguyễn Thị Phương Loan – Bí thư Chi bộ địa bàn dân cư 2, phường Quỳnh Lôi cho biết: “Chúng tôi làm việc này xuất phát từ thực tế là chân rác này tồn tại 22-23 năm, gây ô nhiễm môi trường và bức xúc trong nhân dân. Chân rác chất cao như núi và nó trở thành tụ điểm cho chó của các nhà phóng uế. Từ đó, tôi nghĩ ra việc phải xóa bỏ chân rác này và thay thế cho nó sẽ là một vườn hoa”.
Bà Loan nhớ lại: “Ngày 16/4/2017, tôi huy động đội ngũ cán bộ, nhất là đội ngũ thanh niên cùng với các ông bà tổ trưởng, tổ phó dân phố, cùng một số trưởng các đoàn thể và nhân dân tham gia trong việc xóa chân rác. Trong thời gian đầu sau khi xóa chân rác, vì chưa có quỹ, chúng tôi tái chế các chai vỏ nhựa đã qua sử dụng làm bình hoa lẵng hoa trang trí. Dần dần, nhân dân và các cán bộ thấy là việc làm mang lại nhiều lợi ích thiết thực, vệ sinh môi trường sạch sẽ, đống rác được xóa bỏ sạch sẽ.
Công ty vệ sinh môi trường đã giúp đỡ chúng tôi rất nhiều, xe gom rác hoạt động rất đúng giờ gom rác được thông báo, nhờ đó mà rác không còn tồn đọng nữa. Một việc rất quan trọng nữa mà chúng tôi thực hiện là cắt cử các đồng chí cán bộ tham gia công tác ở khu dân cư, Chi hội Phụ nữ, đặc biệt là các đồng chí trong tổ bảo vệ dân phố kết hợp việc trực an ninh khu dân cư thì làm luôn công tác trực khu vực trồng hoa đó, vận động nhắc nhở nhân dân đổ rác đúng giờ, không thả chó phóng uế gây mất vệ sinh, sau 1 năm các đồng chí mới rút về trực tại phòng trực an ninh của mình”.
Đây không chỉ là thành tích của riêng bà Loan và đội ngũ cán bộ dân cư mà còn là sự nhiệt tình đóng góp, sự quan tâm đến vệ sinh môi trường của toàn thể nhân dân quanh khu vực. Các hộ dân thường xuyên tưới cây vào buổi sáng hoặc buổi chiều. Việc đổ rác đúng giờ quy định đã trở thành nếp, người dân nếu mang rác ra khi chưa có xe rác sẽ lại tự mang về. Dễ thấy rằng, để duy trì được việc làm này, ý thức người dân cũng sự kiên trì, giám sát thường xuyên của đội ngũ cán bộ khu dân cư vẫn là quan trọng nhất.
Phương Bùi
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Các bến xe tại TP.HCM lên kế hoạch phục vụ đi lại dịp Tết Ất Tỵ 2025
Giá xăng dầu hôm nay (27/11): Giá dầu thế giới tiếp đà lao dốc
HDBank khởi động dự án “Tư vấn quản trị ESG và Tài chính bền vững” cùng PwC
Hơn 400 tiểu sành, hài cốt được phát hiện khi thi công hệ thống thoát nước
Triển khai hiệu quả công tác chăm lo đời sống cho đoàn viên, người lao động
Hà Nội đặt mục tiêu tiêm vắc xin uốn ván - bạch hầu đạt tỷ lệ 90% trở lên
Người chưa đóng đủ 15 năm bảo hiểm xã hội vẫn được nhận trợ cấp hằng tháng
Tin khác
Truy tố cựu Chủ tịch tỉnh Bình Thuận Lê Tiến Phương và đồng phạm
Nhịp sống Thủ đô 26/11/2024 21:52
Hội nghị Thành phố thông minh Việt Nam - Châu Á 2024 sắp diễn ra tại Hà Nội
Thủ đô 26/11/2024 21:52
Lãnh đạo Mặt trận thành phố Hà Nội thăm hỏi gia đình 4 nạn nhân tử vong tại Chương Mỹ
Nhịp sống Thủ đô 26/11/2024 19:28
Thanh niên quận Bắc Từ Liêm với chuyển đổi số, văn minh - an toàn
Nhịp sống Thủ đô 26/11/2024 18:15
Tạo đột phá mới, bước vào kỷ nguyên vươn mình: Bắt đầu từ nêu gương, dám nghĩ, dám làm
Nhịp sống Thủ đô 26/11/2024 10:00
Chuyển đổi số - xây dựng quận Bắc Từ Liêm thông minh phát triển xứng tầm
Nhịp sống Thủ đô 25/11/2024 22:00
Trưởng Ban Dân vận Thành ủy Hà Nội Đỗ Anh Tuấn tiếp Đoàn đại biểu Tổng Công hội Bắc Kinh
Nhịp sống Thủ đô 25/11/2024 16:34
Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về an toàn giao thông trong thanh, thiếu niên
Nhịp sống Thủ đô 25/11/2024 06:18
Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội
Nhịp sống Thủ đô 24/11/2024 08:24
Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo
Nhịp sống Thủ đô 23/11/2024 21:39