Tăng thuế thuốc lá có tiếp tay cho nạn buôn lậu?
PGS. TS Giang Thanh Long, Viện trưởng Viện Chính sách công và quản lý, Đại học Kinh tế Quốc dân cho rằng: Có nhiều bằng chứng cho thấy sử dụng thuốc lá lậu ở Việt Nam chủ yếu liên quan đến gu tiêu dùng. Kết quả của cuộc Điều tra toàn cầu về sử dụng thuốc lá ở người trưởng thành mà Việt Nam tham gia năm 2010 cho thấy, thuốc lá nhập lậu chủ yếu tập trung vào một số nhãn hiệu không được sản xuất trong nước (ví dụ Jet, Hero và Esse chiếm tới gần 90% thị phần thuốc lá lậu).
Thuốc lá lậu chủ yếu tiêu thụ ở các đô thị lớn, ít gặp ở các vùng nông thôn. Một cuộc điều tra về tiêu dùng thuốc lá ở 12 tỉnh năm 2012 cho thấy, trên 70% số người sử dụng thuốc lá lậu cho rằng họ dùng thuốc lá lậu là do “hương vị” và chỉ có 15% trả lời là do “giá thấp”.
TS Giang Thanh Long cũng cho biết bằng chứng khác cho thấy hành vi sử dụng thuốc lá lậu ở Việt Nam ít có khả năng liên quan đến giá. Với những nhãn hiệu có cả sản phẩm nhập lậu và sản xuất trong nước thì giá của những sản phẩm nhập lậu bao giờ cũng cao hơn. Nghiên cứu giá thuốc lá của Vụ chính sách thuế, Bộ Tài chính năm 2013 cho thấy, giá trung bình một bao thuốc lá Malboro đỏ hợp pháp là 22.700đ trong khi thuốc lá lậu cùng loại là 25.000đ/bao.
Bên cạnh đó ở nước ta, lượng thuốc lá lậu tăng, giảm qua các năm không liên quan đến các thời điểm tăng thuế. Theo số liệu của Hiệp hội Thuốc lá, từ 2007 đến 2009, lượng thuốc lá lậu tăng bình quân là 117 triệu bao mỗi năm. Thuế TTĐB đối với thuốc lá tăng từ 55% lên 65% vào năm 2008. Nhưng giai đoạn sau tăng thuế từ 2009-2011, lượng thuốc lá lậu vào nước ta lại có xu hướng giảm nhẹ từ 870 triệu bao năm 2009 xuống 750 triệu bao năm 2011. Từ 2011 đến 2013, mặc dù Nhà nước không tăng thuế, nhưng lượng thuốc lá lậu lại gia tăng mạnh từ 750 triệu bao năm 2011 lên 930 triệu bao năm 2013.
Theo báo cáo của Ban chỉ đạo chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại thì nguyên nhân của tình trạng này là do hoạt động buôn lậu thuốc lá ngày càng tinh vi, trong khi hoạt động kiểm soát thuốc lá lậu còn gặp khó khăn do thiếu nguồn lực thực hiện. Điều đó cho thấy tăng thuế không phải là nguyên nhân làm gia tăng buôn lậu.
Bên cạnh lo ngại về việc tăng thuế làm gia tăng nạn buộn lậu thuốc lá thì việc nhiều ý kiến cũng cho rằng động thái này sẽ làm ảnh hưởng đến công ăn việc làm của những người lao động trong ngành sản xuất thuốc lá. Bác bỏ ý kiến này, PGS. TS Giang Thanh Long chứng minh: Tỷ lệ lao động trong ngành sản xuất thuốc lá điếu và trồng nguyên liệu cũng như kinh doanh thuốc lá chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong thị trường lao động.
Theo một nghiên cứu của Đại học Thương mại và Đại học Kinh tế Quốc dân thì tỷ lệ này chỉ vào khoảng 0,31-0,35%. Người trồng thuốc lá ở Việt Nam, phần lớn là trồng xen vụ, tỷ lệ chuyên canh cây thuốc lá thấp, trong khi đó, lá thuốc lá trong nước chưa đủ đáp ứng nhu cầu sản xuất và hiện Việt Nam vẫn phải nhập khẩu một lượng lớn nguyên liệu lá thuốc lá. Theo báo cáo của Hiệp hội thuốc lá, hàng năm ngành công nghiệp này vẫn còn cần nhập khẩu chính ngạch 10.000-12.000 tấn nguyên liệu và khoảng 15.000-30.000 tấn qua đường tiểu ngạch. Điều đó cho thấy việc giảm tiêu dùng thuốc lá, nếu có xảy ra cũng ít khả năng tác động tới người trồng thuốc lá.
Bài học kinh nghiệm của Thái Lan cho thấy, tăng thuế thuốc lá thường xuyên được chứng minh là chính sách cùng thắng và không ảnh hưởng tới lao động ngành công nghiệp thuốc lá. Từ năm 1994 đến 2012, chính phủ nước này thực hiện 10 lần tăng thuế thuốc lá (mức thuế 85% của Thái Lan tương đương 567% thuế theo giá xuất xưởng của Việt Nam). Nhờ đó, giá thuốc lá tăng từ 15 Bath/bao lên 65 Bath/bao, làm tỷ lệ hút thuốc ở nam giới giảm từ hơn 59% năm 1991 xuống còn chưa đến 42% vào năm 2011. Lượng thuốc lá tiêu thụ vẫn dao động quanh con số 2 tỷ bao mỗi năm. Việc tăng thuế đã giúp nguồn thu ngân sách tăng đáng kể (từ 20 tỷ Bath - gần 616 triệu USD năm 1994 lên 60 tỷ Baht năm 2012, tức 1,8 tỷ USD). Đặc biệt với chính sách này sẽ cứu được 300.000 ca tử vong sớm .
Quốc hội Việt Nam hiện đang xem xét đề xuất tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá từ 65% hiện nay lên 70% vào năm 2016 và tăng lên 75% vào năm 2019. Tuy nhiên, ý kiến của nhiều đại biểu Quốc hội cũng như chuyên gia cho rằng mức đề xuất tăng thuế hiện nay là quá thấp, không đủ để đem lại những ảnh hưởng tích cực. Thuế thuốc lá cần phải tăng mạnh hơn nữa, cũng như không thể lấy lý do lo ngại buôn lậu để trì hoãn hay kiềm tăng thuế.
N.Huyền
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Môi trường 23/12/2024 14:12
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/12: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng
Đô thị 23/12/2024 06:08
Chấn chỉnh lái xe buýt vi phạm Luật Giao thông đường bộ
Giao thông 22/12/2024 18:17
Đêm nay, Hà Nội cấm lưu thông trên đường Văn Khê
Giao thông 22/12/2024 18:11
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 22/12: Trời nhiều mây, sáng sớm có sương mù, ngày nắng
Môi trường 22/12/2024 06:29
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 21/12: Ngày nắng nhẹ, nhiệt độ thấp nhất 12 độ C
Môi trường 21/12/2024 08:41
Xây mới, cải tạo chợ trên địa bàn Hà Nội: Công khai, minh bạch để người dân biết và giám sát
Trật tự đô thị 20/12/2024 20:45
Hà Nội lên phương án phân luồng phương tiện dịp Tết 2025
Giao thông 20/12/2024 13:50
Hà Nội: Cháy ngùn ngụt kho lốp ô tô trên phố Nguyễn Cảnh Dị
Phòng chống cháy nổ 20/12/2024 08:24
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 20/12: Trời ít mây không mưa, ngày nắng nhẹ
Môi trường 20/12/2024 06:48