Tăng cường đối thoại để xây dựng quan hệ lao động hài hòa
Cải thiện điều kiện an toàn, vệ sinh lao động cho lao động trẻ | |
Sửa Bộ luật Lao động theo hướng nào khi có CPTPP? |
Giải quyết kịp thời nguyện vọng của người lao động
Công ty TNHH Nippon Paint Việt Nam là một công ty liên doanh của Tập đoàn Nippon Paint Nhật Bản và tập đoàn Nipsea Holdings International LTD của Singapore, chuyên sản xuất và bán các loại sơn, hóa chất phục vụ cho ngành công nghiệp ô tô, xe máy. Cũng như các doanh nghiệp nước ngoài khác, Công ty luôn quan tâm tới lợi nhuận và chú trọng các hoạt động sản xuất kinh doanh tuy nhiên không vì thế mà quyền lợi của người lao động bị xem nhẹ.
Một cuộc đối thoại về chính sách pháp luật đối với người lao động do LĐLĐ huyện Gia Lâm tổ chức |
Một trong những hoạt động mang lại hiệu quả rõ nét trong việc bảo vệ quyền lợi người lao động của công đoàn Công ty là đẩy mạnh các hoạt động đối thoại tại nơi làm việc. Cụ thể, Công đoàn đã tham mưu và phối hợp với ban lãnh đạo Công ty xây dựng quy chế dân chủ và quy chế đối thoại định kỳ tại công ty.
Trong đó, quy chế đối thoại quy định rõ quy định, nguyên tắc và nội dung đối thoại là: Công ty chủ trì, phối hợp với Ban Chấp hành công đoàn cơ sở thực hiện đối thoại định kỳ tại nơi làm việc 01 tháng một lần để trao đổi, thảo luận các nội dung như tình hình sản xuất kinh doanh, việc thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, nội quy, quy chế và các cam kết thỏa thuận khác tại nơi làm việc; điều kiện làm việc; yêu cầu của người lao động, tập thể lao động dối với người sử dụng lao động; yêu cầu của người sử dụng lao động với người lao động, tập thể lao động cũng như các nội dung khác mà hai bên quan tâm.
Đồng chí Nguyễn Thị Tuyến, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch LĐLĐ Thành phố cho biết, nhận thức rõ ý nghĩa quan trọng của việc đối thoại tại nơi làm việc đối với việc xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa, các cấp công đoàn Thủ đô đã luôn quan tâm chú trọng thực hiện hoặc chỉ đạo thực hiện các hoạt động này. Ở cấp thành phố, hàng năm, UBND phối hợp với LĐLĐ Thành phố đều tổ chức các cuộc đối thoại, tiếp xúc giữa lãnh đạo chính quyền, chủ doanh nghiệp với CNLĐ tại các KCN-CX. Năm 2017, qua cuộc đối thoại giữa đồng chí Chủ tịch UBND Thành phố với CNLĐ, đã có gần 200 kiến nghị được giải quyết kịp thời, thỏa đáng. Đơn cử, thành phố đang triển khai kế hoạch lắp đặt wifi miễn phí cho công nhân, lao động ở các khu nhà ở xã hội, dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2018; các cơ quan: Công an, Bảo hiểm xã hội và Y tế tổ chức giải quyết lưu động các thủ tục hành chính, bảo hiểm, khám chữa bệnh cho người lao động tại khu công nghiệp ngoài giờ hành chính… |
Cùng với đó, hàng năm, Công ty đều định kỳ tổ chức Hội nghị Người lao động 1 lần vào tháng 5 đây chính là dịp phát huy cao nhất quyền dân chủ của người lao động. Để có những ý kiến xác đáng khi đối thoại với người sử dụng lao động, hàng tháng, công đoàn đều thu thập ý kiến đóng góp của người lao động, những kiến nghị và cải tiến từ các phân xưởng.
Công đoàn cũng liên tục cập nhật văn bản pháp luật và được sự tư vấn từ Công đoàn các KCN&CX Hà Nội về Luật Lao động, Công đoàn, Luật Bảo hiểm. Trong buổi đối thoại với Ban giám đốc, các kiến nghị đều được đưa ra và đều có giải đáp thỏa đáng, gắn liền với các giải pháp giải quyết cụ thể từ Ban giám đốc.
Sau một năm đối thoại từ tháng 5 năm trước đến tháng 5 năm sau, các kiện nghị và thỏa thuận đã đạt được sẽ được văn bản hóa vào TƯLĐTT để thực hiện. Thông qua đối thoại, nhiều quyền lợi cho người lao động tại Công ty đã được thực hiện như: Tăng thêm tiền trợ cấp nhà ở, đi lại, tăng tiền ăn trưa, tăng lương, thưởng hàng năm, tăng số lần khám sức khỏe từ 1 lần/năm lên 2 lần/năm. Đặc biệt, lao động nữ trong công ty còn có thêm nhiều quyền lợi khác như được làm công việc phù hợp trong thời kỳ thai sản, có chế độ nghỉ, chăm con nhỏ dưới 1 tuổi, được hỗ trợ tiền nhà trẻ cho các cháu đến 6 tuổi v.v...
Rút ngắn khoảng cách giữa ban lãnh đạo và công nhân
Cùng cách làm này, Phó Giám đốc kiêm Phó Chủ tịch Công đoàn Công ty Cổ phần Xây dựng và Thương mại Gia Lâm (thuộc Liên đoàn Lao động quận Long Biên) Trịnh Quốc Oanh cho biết, bên cạnh “kênh” tập hợp ý kiến của công nhân, lao động từ các bộ phận, phòng, ban, hằng tháng lãnh đạo doanh nghiệp phối hợp với Công đoàn, Ban An toàn lao động tổ chức đi công trường, gặp gỡ, đối thoại trực tiếp với người lao động.
Tại đây, những khiếu nại, thắc mắc thuộc thẩm quyền được doanh nghiệp giải quyết kịp thời, công khai, nhất là về lương, thưởng, phúc lợi; các chế độ, chính sách được giải thích, hướng dẫn thấu đáo. Nhờ vậy, quan hệ lao động trong doanh nghiệp hài hòa, người lao động yên tâm, tích cực lao động, không có hiện tượng đơn thư khiếu nại hay đình công. Đây là yếu tố thúc đẩy doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh tốt, bảo đảm thu nhập ổn định (bình quân gần 8 triệu đồng/ tháng/người).
Đối với LĐLĐ huyện Gia Lâm, ông Nguyễn Tuấn Khanh, Chủ tịch LĐLĐ huyện Gia Lâm cho biết, hàng năm, LĐLĐ huyện Gia Lâm đều tổ chức nhiều hoạt động thiết thực như tổ chức đối thoại giữa chủ sử dụng lao động, cán bộ công đoàn và người lao động trên địa bàn huyện về thực hiện chính sách pháp luật như Luật Lao động, Luật Công đoàn, Luật Bảo hiểm Xã hội với các cơ quan chức năng của thành phố và của huyện nhằm trao đổi, hướng dẫn, giải đáp, tháo gỡ những khó khăn trong quá trình thực hiện chính sách pháp luật cho người lao động.
Cùng đó, LĐLĐ huyện luôn quan tâm chỉ đạo các cấp công đoàn phối hớp với chuyên môn thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở thông qua việc tổ chức Hội nghị cán bộ công chức, viên chức, hội nghị người lao động cũng như tổ chức đối thoại tại nơi làm việc.
Điểm sáng trong việc phát huy quyền làm chủ của người lao động và thực hiện tốt việc đối thoại tại nơi làm việc ở huyện Gia Lâm phải kể đến Công ty TNHH Điện Stanley Việt Nam. Ông Ngô Ngọc Vinh - Chủ tịch CĐ Cty TNHH Điện Stanley Việt Nam cho biết, lãnh đạo doanh nghiệp và Ban Chấp hành công đoàn luôn phối hợp tích cực, chặt chẽ trong việc định kỳ tổ chức đối thoại, lắng nghe và giải đáp kiến nghị của công nhân.
Cạnh đó, Công ty còn xây dựng hòm thư góp ý đặt tại 16 vị trí trong nhà máy để đoàn viên, người lao động tham gia đóng góp ý kiến, bày tỏ nguyện vọng.Tổng Giám đốc công ty phối hợp với Công đoàn tổ chức và trực tiếp điều hành Ủy ban Đạo đức - Văn hóa của doanh nghiệp, hằng tháng rà soát, đối chiếu với các quy định hiện hành; đưa ra các quyết sách phù hợp với kiến nghị, yêu cầu của CNLĐ.
Tiếp tục đẩy mạnh hoạt động đối thoại
Cùng với thành phố, công đoàn các cấp cũng phối hợp với chính quyền tổ chức hàng trăm cuộc đối thoại giữa công đoàn- người sử dụng lao động- người lao động để nắm diễn biến tình hình, tư tưởng, giải quyết những kiến nghị và các vấn đề liên quan đến quyền, nghĩa vụ của đoàn viên.
Năm 2017, 100% công đoàn cấp trên cơ sở và hơn 32% công đoàn cơ sở đã chủ động phối hợp tổ chức đối thoại giữa công đoàn - người sử dụng lao động - công nhân, lao động để nắm bắt diễn biến tư tưởng và giải quyết kịp thời những kiến nghị liên quan đến quyền, nghĩa vụ của đoàn viên, CNVCLĐ.
Nhiều doanh nghiệp thực hiện thường xuyên và thực chất việc đối thoại với những hình thức phong phú, đa dạng, như: Hội nghị người lao động, giám đốc doanh nghiệp gặp gỡ công nhân tại xưởng sản xuất để trao đổi thông tin, giải quyết yêu cầu của tập thể người lao động, hộp thư… Tại đây, những vấn đề người lao động quan tâm được đề cập đầy đủ, công khai biện pháp giải quyết.
Tuy vậy, bên cạnh các doanh nghiệp thực hiện tốt công tác đối thoại tại nơi làm việc, vẫn còn không ít doanh nghiệp chưa làm hoặc có tổ chức đối thoại nhưng hời hợt, không thực chất, nội dung và chất lượng chưa bảo đảm. Ban chấp hành công đoàn ở một số doanh nghiệp vẫn chưa phát huy được vai trò trong phối hợp tổ chức đối thoại.
Với quyết tâm khắc phục những hạn chế trên, theo Chủ tịch LĐLĐ thành phố Nguyễn Thị Tuyến trong thời gian tới, LĐLĐ Thành phố tiếp tục quan tâm chỉ đạo để công tác đối thoại ngày càng hiệu quả, góp phần xây dựng quan hệ lao động trong các doanh nghiệp hài hòa, ổn định, tiến bộ, phát triển doanh nghiệp bền vững, góp sức xây dựng Thủ đô.
Phạm Diệp
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024: "Hút" hàng nghìn khán giả về Sơn Tây
Google Maps tích hợp AI Gemini, sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi về địa điểm
Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn
Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi
Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”
Quy định về phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở từ 16/12/2024
Công đoàn ngành GTVT Hà Nội: Trao hỗ trợ cho đoàn viên bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3
Tin khác
Đống Đa: Hơn 400 cán bộ tập huấn công tác tài chính công đoàn
Hoạt động 01/11/2024 15:03
Sôi nổi Chung khảo hội thi “Giới thiệu mô hình và thuyết minh ý tưởng cải cách hành chính” năm 2024
Hoạt động 01/11/2024 14:06
Trao hỗ trợ cho đoàn viên Công đoàn HANDICO bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3
Hoạt động 31/10/2024 22:27
LĐLĐ huyện Mỹ Đức hỗ trợ đoàn viên bị thiệt hại về nhà ở do ảnh hưởng bão số 3
Hoạt động 31/10/2024 17:17
Thành lập Nghiệp đoàn khối lớp mầm non ngoài công lập, đảm bảo lợi ích tối đa cho giáo viên
Hoạt động 31/10/2024 10:20
Ba Đình: Ra mắt Công đoàn Công ty TNHH Vàng - Bạc - Đá quý Huy Thành
Hoạt động 30/10/2024 20:40
Sôi nổi Chung khảo Hội thi "Điều dưỡng viên giỏi - Giong Việt Nam 2024"
Hoạt động 30/10/2024 19:26
Tập huấn công tác tài chính cho cán bộ Công đoàn Viên chức thành phố Hà Nội
Hoạt động 30/10/2024 10:53
Tổng kết hoạt động công đoàn khối giáo dục huyện Đông Anh năm học 2023 - 2024
Hoạt động 29/10/2024 19:43
Công đoàn các Khu Công nghiệp và Chế xuất Hà Nội thành lập mới 6 Công đoàn cơ sở
Hoạt động 29/10/2024 18:34