Tài xế dũng cảm Trương Xuân Thức
Người cựu chiến binh làm kinh tế giỏi | |
Nữ công an tận tâm vì sự bình yên của nhân dân | |
Người giữ hồn cho gốm sứ Việt | |
"Vua sáng kiến" Nguyễn Văn Thứ | |
Chuyện về người trưởng tàu |
Anh Thức (cùng vợ) đón nhận Huân chương Dũng cảm của Chủ tịch Nước. |
Sinh năm 1963 tại Lệ Mật (quận Long Biên, Hà Nội), tốt nghiệp phổ thông, anh Thức gia nhập quân ngũ, trở thành chiến sĩ của Trung đoàn 64, Sư đoàn 320, Quân đoàn 3, Bộ đội Thông tin. Cuối năm 1985, hoàn thành nghĩa vụ quân sự, anh theo học nghề lái máy Diezen tại Trường Trung cấp Đường sắt. Hiện, anh là công nhân lái máy của XN Đầu máy Hà Nội với 22 năm trong nghề, trong đó 15 năm là tài xế chính, 2 lần được phong tặng kiện tướng an toàn cấp ngành với trên 350.000 km.
Khi đang vận hành Đầu máy Đổi mới tàu Thống Nhất, bất ngờ một chiếc xe tải băng qua đường sắt. Mặc dù đã kịp thời hãm phanh, nhưng hậu quả, ôtô bị biến dạng hư hỏng hoàn toàn, 3 toa bị lật khỏi đường ray, đầu máy bị bóp méo... Tài xế Trương Xuân Thức đã chấp nhận bị thương để cứu đoàn tàu, đem lại sự bình an cho hơn 300 hành khách. |
Câu chuyện về người lái tàu Trương Xuân Thức đã hy sinh một phần thân thể để cứu nguy cho cả một đoàn tàu với 300 hành khách đã được hàng vạn người biết đến. Nhưng ít ai biết rằng, những tháng ngày qua, anh đã phải chịu sự đớn đau khi một cánh tay không còn và khớp gối trái cũng bị chấn thương nặng. Và sâu thẳm trong anh, đó còn là nỗi đau không thể trở lại được về nghề tài xế.
Ngồi bên chồng trong suốt cuộc trò chuyện, vợ anh - chị Lê Kim Thoa chỉ im lặng. Hỏi chuyện, rất kiệm lời, chị bảo: “Nếu được, tôi xin gánh bớt một phần nỗi đau cho anh ấy. Nhiều đêm dài thấy anh không chợp mắt, nước mắt chị chỉ dám rơi khi anh đã thiếp đi trong giấc ngủ chập chờn. Tôi và con gái đã cố gắng dành thật nhiều thời gian ở bên cạnh chăm sóc anh. Thời điểm khó khăn nhất, gia đình cũng đã vượt qua, đó là nhờ sự giúp đỡ, yêu thương của các đồng nghiệp, bạn bè gần xa trong cả nước”.
Không nói về nỗi đau của riêng mình, anh Thức bộc bạch: “Bất kỳ người lái tàu nào với lương tâm và trách nhiệm cũng đều làm như mình, cho dù biết trước sẽ phải hy sinh một phần thân thể. Mong muốn nhất của tôi hiện nay là nhà nước quan tâm, đầu tư nhiều hơn nữa cho hành lang an toàn giao thông đường sắt, để giảm thiểu tai nạn tại các điểm giao cắt đồng mức”.
Ông Hoàng Ngọc Trìu - Giám đốc Xí nghiệp đầu máy Hà Nội - cho biết: “Chúng tôi rất tiếc vì đã mất một lái tàu giỏi, tận tụy với nghề. Nhưng, chúng tôi cũng tự hào vì một công nhân của đơn vị đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, trong mọi tình huống vẫn vững chắc tay lái, vì sự an toàn của nhiều người. Xí nghiệp luôn sẵn sàng bố trí công việc cho anh Thức để phù hợp với sức khỏe của anh”.
Nên xem
Phường đầu tiên của quận Tây Hồ nhận danh hiệu “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh”
Dư âm đẹp từ Giải bóng đá thường niên Tổng Công ty Vận tải Hà Nội năm 2024
Bắt giữ đối tượng "ngáo đá" cướp ô tô, dùng xẻng đánh người
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Tin khác
Tấm gương tiêu biểu trong hoạt động từ thiện, nhân đạo
Gương sáng 20/11/2024 14:07
Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ thôn giỏi việc nước, đảm việc nhà
Gương sáng 18/11/2024 09:37
Chủ tịch Công đoàn năng động, nhiệt huyết, trách nhiệm
Gương sáng 17/11/2024 21:00
Để xứng đáng với “nghề cao quý dưới ánh mặt trời”
Gương sáng 17/11/2024 14:57
Người quản đốc yêu nghề, không ngừng sáng tạo
Gương sáng 15/11/2024 15:05
Cô giáo hết lòng vì học sinh thân yêu
Gương sáng 10/11/2024 20:28
Tiếp thêm niềm tin cho người khuyết tật
Gương sáng 08/11/2024 18:25
Thầy hiệu trưởng tâm huyết, sáng tạo
Gương sáng 06/11/2024 19:04
Bí thư chi bộ hết mình với công việc
Gương sáng 06/11/2024 16:12
Nữ nông dân thành công từ mô hình nuôi bò sữa
Gương sáng 03/11/2024 09:10