Sử dụng đồ nhựa không đúng cách gây hại cho trẻ
Được biết, trên thị trường hiện có loại sản phẩm được giới thiệu là nhựa chịu nhiệt, có thể dùng để nấu trong lò vi sóng. Loại nhựa này không bắt được sóng của lò viba (nên không bị nóng chảy khi nấu) nhưng thực phẩm đựng bên trong lại bắt được sóng, nóng lên và chín. Nhiệt độ của thức ăn sẽ tác động vào sản phẩm nhựa, làm cho cấu trúc nhựa bị thay đổi và hậu quả là chất độc có thể thôi nhiễm ra thực phẩm. Hơn nữa, với loại nhựa chịu được nhiệt độ cao từ 150-200độ C, theo các chuyên gia nghiên cứu vật liệu ứng dụng, chắc chắn nhà sản xuất sẽ phải trộn thêm một vài thành phần phụ gia, do đó về lâu dài khả năng ngộ độc xảy ra là điều không thể tránh khỏi.
Về vấn đề này, tiến sĩ Nguyễn Cửu Khoa, Phó viện trưởng Viện Công nghệ hóa học cũng cho biết, túi, cốc, bát nhựa được làm từ nhựa PE (polyetylen) hoặc nhựa PP. Thành phần của chúng không độc, nhưng các chất phụ gia làm cho nhựa mềm dẻo (có thể là dioctin phatalat - DOP) lại có khả năng gây độc cho người. Khi thực phẩm đang bốc khói (ở nhiệt độ 70- 80 độ C), các chất phụ gia sẽ tạo phản ứng và có thể gây độc. DOP là một chất hóa dẻo, tác dụng như hormone nữ nên rất có hại cho nam giới và trẻ em khi cơ quan sinh dục chưa hoàn chỉnh. Nếu bị nhiễm chất này lâu dài, các bé trai có thể bị nữ tính hóa, vô sinh, còn trẻ em nữ có nguy cơ dậy thì quá sớm. Độc hại như vậy nhưng theo tiến sĩ Nguyễn Cửu Khoa, DOP tồn tại với tỷ lệ 5-10% trong các chất hóa dẻo được sử dụng.
Theo thông tin của Tổ chức Green Guide (Mỹ), nhựa được phân loại theo mã xác định loại nhựa, được đánh số từ 1-7 để chỉ các loại nhựa khác nhau. Con số này được đặt bên trong biểu tượng hình tam giác, thường thấy dưới đáy hộp. Trong đó, có 2 loại an toàn để đựng thực phẩm là nhựa PP và Tritan. Nhựa PP (ký hiệu số 5) có màu hơi đục, dẻo; nhựa tritan (ký hiệu số 7 giống ký hiệu nhựa của PC) có độ trong suốt hơn nhựa PC, và có ký kiệu BPA free (không có BPA). “Người tiêu dùng tuyệt đối không sử dụng nhựa PC (cũng có ký hiệu số 7) vì đây là loại sản sinh chất độc BPA”, các chuyên gia khuyên.
Vì vậy, để phòng ngừa những nguy hại cho con em mình, người tiêu dùng cần dùng cẩn thận các sản phẩm nhựa dẻo như PVC vì có thể chứa các dẫn chất DOP. Không chế biến thức ăn quá nóng trong các tô chén, bao bì bằng nhựa mà nên thay bằng sứ (nhiệt độ quá nóng DOP dễ trôi ra). Dùng lá chuối hoặc giấy làm bao bì thay vì dùng bao bì bằng nhựa, plastic là tốt hơn xét về bảo vệ môi trường.
Lê Mai
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Chuyển đổi số 23/12/2024 20:14
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Giáo dục 23/12/2024 16:44
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Y tế 23/12/2024 16:40
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Văn hóa 23/12/2024 11:33
Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi
Giáo dục 22/12/2024 20:16
Tạo điều kiện để trẻ em khiếm thị tiếp cận công nghệ
Cộng đồng 22/12/2024 06:53
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 2: Văn hóa như cái phễu, cần thời gian gạn đục khơi trong
Văn hóa 21/12/2024 13:40
Nhân lên niềm tự hào về truyền thống lịch sử vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng
Cộng đồng 21/12/2024 11:47
Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Một năm bội thu
Văn hóa 21/12/2024 10:20