Tăng lương nhỏ giọt: Phải hiểu được nỗi khổ của công nhân!
Chưa chốt được phương án tăng lương tối thiểu | |
Tăng lương tối thiểu vùng năm 2016: Nhiều ý kiến trái chiều | |
Các bên đã tăng cường thương lượng, đối thoại |
34% NLĐ không hài lòng với công việc và thu nhập hiện tại. Ảnh: An Khánh |
Qua khảo sát của Tổng LĐLĐ Việt Nam, có 19,9% người lao động (NLĐ) cho biết thu nhập không đủ sống; 31,3% phải chi tiêu tằn tiện và rất tiết kiệm; 40,7% vừa đủ trang trải cho cuộc sống; chỉ 8% cho biết có dư và có tích lũy.
Chị Nguyễn Thị Phượng, Công nhân Công ty Keo Hwa Vina (huyện Hóc Môn, TP HCM):
Ăn chưa no, lo chưa tới
Tổng thu nhập mỗi tháng của cả 2 vợ chồng tôi hơn 8 triệu đồng, phải lo đủ thứ từ tiền nhà trọ, điện nước, chợ búa, tiền học, tiền sữa cho con. Do thu nhập không đủ trang trải nên vợ chồng tôi đành phải gửi con về quê nhờ ông bà nội chăm sóc. Gửi con về quê, dù tiết kiệm được nhiều khoản chi và có thêm thời gian tăng ca để kiếm thêm thu nhập nhưng mỗi tháng, vợ chồng cũng chỉ gửi về nhà được khoảng 2 triệu đồng để lo cho các con ăn học.
Nói ra thì thấy bất hiếu chứ đáng lẽ chúng tôi phải chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ già, đằng này lại bắt cha mẹ già lo lắng cho con cái của mình. Có tháng, hai vợ chồng bàn tính ráng tiết kiệm tối đa để gửi biếu thêm cho cha mẹ dăm trăm ngàn để mua tấm bánh, hộp sữa gọi là nhưng cũng không thực hiện được.
Nói vậy để thấy đời sống của công nhân (CN) rất cơ cực. Tôi hoàn toàn ủng hộ phương án tăng lương của Tổng LĐLĐ Việt Nam đề xuất.
40,7% công nhân cho biết thu nhập vừa đủ trang trải cho cuộc sống. Ảnh: Khánh Chi |
Chị Nguyễn Thị Nga, Công nhân Công ty Tai Việt (KCX Tân Thuận, quận 7, TP HCM):
Lo ăn từng bữa
Từ Nghệ An vào TP HCM làm CN đã 10 năm nhưng đến giờ, vợ chồng tôi vẫn gần như tay trắng. Với mức lương CN chưa tới 5 triệu đồng (dù đã tăng ca) của tôi và thu nhập bấp bênh từ công việc bán bánh dạo của chồng, trầy trật lắm chúng tôi mới trụ lại được TP. Chỉ tính tiền học cho con mỗi tháng đã hết 1,5 triệu đồng. Cha mẹ già yếu nên vợ chồng tôi phải phụng dưỡng, báo hiếu ông bà nên tháng nào vừa lãnh lương chưa được bao lâu cũng đã cạn túi.
Với mức lương tối thiểu hiện nay thì chỉ CN độc thân, không nặng gánh gia đình mới mong có được đồng dư. Còn như chúng tôi, dù tiết kiệm hết mức có thể, thậm chí chấp nhận thuê nhà trọ xa chỗ làm (ở huyện Nhà Bè) thì vẫn phải lo ăn từng bữa. Nhiều hôm tăng ca đến khuya, tôi thậm chí chẳng có thời gian lo cho con nên thấy rất có lỗi. Tôi chỉ mong tiền lương thực tế có thể tăng lên để tôi và anh em CN đỡ khổ và bớt tăng ca để dành thời gian chăm lo cho gia đình.
Ông Wang Chen Yi, Tổng giám đốc Công ty Ever Win (KCN Bình Chiểu,quận Thủ Đức, TP HCM):
Công nhân phải được chăm lo chu đáo
Với quy định về nền LTT hiện nay, nói thật CN ngoại tỉnh rất khó trụ lại TP. Ở công ty chúng tôi, để san sẻ khó khăn với CN, ngoài xây dựng cơ chế tiền lương tiến bộ, ban giám đốc còn hỗ trợ thêm các khoản phụ cấp như nhà trọ, xăng xe, chuyên cần, tay nghề…Dịp Tết, công ty còn hỗ trợ một phần vé xe cho CN về quê sum họp với người thân.
Nói vậy để thấy rằng nếu DN không quan tâm, chăm sóc CN thì họ sẽ phải đối diện hàng loạt khó khăn. Xa quê kiếm sống, số đông CN mong muốn có việc làm, thu nhập ổn định và tích lũy được để lo cho tương lai, nhất là con cái. Ở góc độ quản lý, tôi kiến nghị Hội đồng Tiền lương quốc gia nên xem xét thấu đáo và lựa chọn phương án tăng lương hợp lý nhất để giúp CN ổn định cuộc sống.
Hiểu và san sẻ khó khăn với công nhân là trách nhiệm của doanh nghiệp. Ảnh: Khánh Chi |
Chị Nguyễn Ngọc Phượng- Công nhân Công ty Sowa Việt Nam, KCN Bắc Thăng Long, Hà Nội:
Không biết xoay sở thế nào lúc ốm đau
Tôi quê ở Tuyên Quang, sau hơn 5 năm xuống Hà Nội làm CN, giờ tổng thu nhập khoảng 5 triệu đồng/tháng. Chồng tôi cũng là CN với thu nhập khoảng 4 triệu đồng/tháng. Hiện hai vợ chồng và đứa con nhỏ 7 tháng tuổi sống trong căn phòng trọ khoảng 10m2 ở xã Kim Chung, huyện Đông Anh với giá 1,5 triệu đồng/tháng; thuê người trông con hết 2 triệu đồng/tháng; rồi tiền ăn của hai vợ chồng, tiền sữa, đồ dùng cho em bé, tiền hiếu hỉ… nên chẳng còn dư đồng nào.
Mấy hôm nay oi bức thế này, con quấy khóc mà chẳng có tiền lắp cái điều hòa; chiếc ti vi cũ rẻ tiền hỏng mấy tháng rồi cũng không dám thay. Ngày chưa có em bé, mỗi tháng 2 vợ chồng để dư ra khoảng trên, dưới 3 triệu đồng nhưng nay thì thiếu trước, hụt sau. Nói dại miệng chứ nhỡ có ốm đau thì chết, chẳng biết xoay sở thế nào. Cuộc sống của bọn tôi thực sự rất cực, dù DN cũng đã rất quan tâm đến CN.
Thu nhập bấp bênh khiến công nhân phải làm thêm mới đủ sống. Ảnh: Trực Ngôn |
Thông qua báo chí, chúng tôi được biết Tổng LĐLĐ Việt Nam đang đề xuất mức lương tối thiểu vùng năm 2016 tăng 17%. Chúng tôi rất phấn khởi và hoàn toàn ủng hộ với đề xuất này. Vì vậy, tôi nghĩ rằng Hội đồng Tiền lương quốc gia nên cân nhắc với đề xuất của tổ chức CĐ để giúp CN bớt khó khăn, lo toan trong cuộc sống, yên tâm lao động sản xuất.
34 % NLĐ không hài lòng với công việc và thu nhập hiện tại Khi được hỏi “có tiền tiết kiệm không?”, 62,2% NLĐ trả lời “không có”; 37,8% trả lời “có” nhưng số tiền không cao. Cụ thể: mức tiết kiệm hằng tháng của NLĐ dưới 500.000 đồng là 10,7%; từ 500.000 đồng - 1 triệu đồng là 10,2%; từ 1 – 2 triệu đồng là 7,4%; từ 2 – 3 triệu đồng là 4,2% và trên 3 triệu đồng/tháng là 4,9%. Đánh giá mức độ hài lòng với việc làm và thu nhập hiện tại: có 34,0% NLĐ “không hài lòng”; 51,2 % “tạm hài lòng” và 14,9% “hài lòng”. Ở vùng I, mức độ “hài lòng” đạt 6,7%; vùng II là 17,1%; vùng III là 20,6% và vùng IV là 10,6%. (Nguồn: Tổng LĐLĐ Việt Nam) |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
LĐLĐ quận Đống Đa: Nhiều hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc
Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ
Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số
Thành phố Hồ Chí Minh: Kết nối hỗ trợ hơn 2,3 triệu tỷ đồng cho doanh nghiệp khởi nghiệp
Quận Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô
Tin khác
Đề xuất, khuyến nghị Chính phủ phương án lương tối thiểu vùng phù hợp
Đời sống 22/11/2024 06:02
Yêu cầu các địa phương báo cáo thưởng Tết trước ngày 15/12
Đời sống 07/11/2024 16:30
Hà Nội: 30 nhà giáo tham gia Hội giảng Nhà giáo giáo dục nghề nghiệp toàn quốc năm 2024
Đời sống 30/10/2024 22:30
Đề xuất tiêu chí xác định người lao động có thu nhập thấp
Đời sống 23/10/2024 16:06
Trình Thủ tướng phương án nghỉ Tết Âm lịch 9 ngày
Đời sống 23/10/2024 06:00
Giá điện, giá chung cư đều tăng: Người lao động càng thêm gánh nặng!
Lao động 12/10/2024 21:01
Thu nhập của người lao động tiếp tục được cải thiện
Đời sống 08/10/2024 06:17
Hàn Quốc ân hạn với lao động nước ngoài cư trú bất hợp pháp tự nguyện về nước
Đời sống 05/10/2024 11:45
Hà Nội: Hộ gia đình nuôi 2 con học đại học, cao đẳng được hỗ trợ vay vốn chính sách
Đời sống 04/10/2024 15:49
Đề nghị bỏ đề xuất sinh viên làm thêm không quá 24 giờ mỗi tuần
Đời sống 25/09/2024 22:33