Siết chặt quản lý an toàn thực phẩm

(LĐTĐ) Ngày 4/11, Thường trực Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội tổ chức phiên giải trình về việc thực hiện các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố Hà Nội. Đây là phiên giải trình thứ 3 trong năm 2019 do Thường trực HĐND Thành phố tổ chức.   
siet chat quan ly an toan thuc pham 99116 Có tình trạng giấu giếm khi xảy ra sự cố mất an toàn thực phẩm
siet chat quan ly an toan thuc pham 99116 Hà Nội tổ chức giải trình vấn đề an toàn thực phẩm
siet chat quan ly an toan thuc pham 99116 Chú trọng đảm bảo an toàn thực phẩm tại các chợ kinh doanh nông sản
siet chat quan ly an toan thuc pham 99116
Phiên giải trình về việc thực hiện các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố Hà Nội

Xử phạt hơn 21.000 cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm

Phiên giải trình về vấn đề an toàn thực phẩm của HĐND thành phố Hà Nội diễn ra sôi động ngay từ đầu giờ làm việc. Nhìn chung, các đại biểu cho rằng, công tác đảm bảo an toàn thực phẩm của Hà Nội thời gian qua đã có rất nhiều tiến bộ, đạt nhiều kết quả tích cực, song qua thực tế khảo sát, người dân vẫn rất lo ngại về vấn đề mất an toàn thực phẩm.

Đại biểu Nguyễn Quốc Khánh (quận Hoàng Mai) nêu thực trạng bán hàng rong, thức ăn đường phố trên địa bàn thành phố vẫn phổ biến, tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn thực phẩm. Đại biểu Nguyễn Minh Đức (quận Thanh Xuân) phản ánh, vấn đề kiểm soát an toàn thực phẩm với các bếp ăn tập thể vẫn xảy ra nhiều vi phạm, đề nghị Sở Y tế Hà Nội cho biết nguyên nhân và giải pháp khắc phục. Đại biểu Đỗ Thùy Dương (quận Cầu Giấy) đề nghị lãnh đạo Sở Công thương cần nêu rõ về tình trạng các sản phẩm quá hạn bán tại các siêu thị?...

Trả lời các đại biểu, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Nguyễn Khắc Hiền cho biết, trong những năm vừa qua, công tác đảm bảo an toàn thực phẩm nhận được sự quan tâm rất lớn của Chính phủ và lãnh đạo Thành phố. Đặc biệt, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã ban hành quyết định số 14/QĐ-UBND, phân công, phân cấp rất rõ về trách nhiệm đảm bảo an toàn thực phẩm đối với các ngành, các cấp.

Qua thực hiện, trách nhiệm của các ngành, quận, huyện tương đối rõ. Đối với các đơn vị công thương, nông nghiệp đã làm tốt truy xuất nguồn gốc, tuy nhiên, các ngành cần tăng cường thêm công tác tuyên truyền, khuyến khích người dân phát hiện, tố cáo những đơn vị không an toàn.

Theo ông Nguyễn Khắc Hiền, từ năm 2017 đến nay, toàn Thành phố đã kiểm tra được gần 334.000 lượt cơ sở, phạt tiền hơn 21.000 cơ sở với số tiền phạt gần 90 tỷ đồng. Đặc biệt, cơ quan tố tụng đã khởi tố 4 vụ với 7 đối tượng sản xuất hàng giả, kém chất lượng. Dù vậy, đúng là vẫn còn những sản phẩm thực phẩm không đảm bảo chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng giả, hàng nhái… tràn ra thị trường.

Tới đây, Thành phố tiếp tục triển khai phân cấp, phân rõ trách nhiệm trong công tác đảm bảo an toàn thực phẩm, đẩy mạnh tuyên truyền và tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong lĩnh vực này.

Đối với bếp ăn ở các khu công nghiệp, Giám đốc Sở Y tế cho biết, Thành phố hiện có 165 bếp ăn ở 9 khu công nghiệp, cung cấp 68.000 suất ăn (tự nấu chiếm khoảng 20% và thuê nhà thầu nấu chiếm khoảng 80%). Hiện vẫn còn một số cơ sở không đảm bảo điều kiện, xuống cấp, còn ẩm mốc, sắp xếp kho bãi không gọn gàng, truy xuất nguồn gốc chưa đảm bảo. Giải pháp trong thời gian tới là cần tiếp tục tăng cường tuyên truyền tại các khu công nghiệp, tăng cường kiểm tra, kịp thời chấn chỉnh, tập huấn cho các doanh nghiệp, khu công nghiệp…

Giải trình câu hỏi của đại biểu về vấn đề một số sản phẩm thực phẩm hết hạn sử dụng, không rõ nguồn gốc xuất xứ được “tuồn” vào các siêu thị, Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội Lê Hồng Thăng cho biết, theo quy định, tất cả các trung tâm thương mại và siêu thị, cửa hàng tiện ích hàng hóa chỉ nhập sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ hàng hóa rõ ràng, có đầy đủ giấy chứng nhận cần thiết.

Với trách nhiệm quản lý nhà nước, Sở Công Thương sẽ cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh cho các cơ sở sản xuất kinh doanh đủ điều kiện, đồng thời hướng dẫn các cơ sở phải truy gốc nguồn gốc xuất xứ hàng hóa. Ngoài ra, còn có lực lượng quản lý thị trường thường xuyên kiểm tra, phát hiện và xử lý vi phạm về nguồn gốc xuất xứ hàng hóa tại các cơ sở sản xuất kinh doanh.

Giải trình về trách nhiệm quản lý của chính quyền địa phương trên địa bàn, Chủ tịch UBND quận Quận Đống Đa Võ Nguyễn Phong cho biết, quận đang tiếp tục thực hiện các giải pháp đảm bảo an toàn thực phẩm. Với các điểm họp chợ trong ngõ, quận tiếp tục sắp xếp điều kiện bán hàng cho các tiểu thương và tăng tuyên truyền. “Chúng tôi cũng đề nghị Thành phố yêu cầu các Sở, ngành tăng cường kiểm tra, nhất là nơi sản xuất chăn nuôi, trồng trọt vì đây là “gốc” của vấn đề, cần phải ngăn tình trạng “lợn 2 chuồng, rau 2 luống” hiện nay”, ông Võ Nguyên Phong bày tỏ.

Sẽ tái giám sát vì sức khỏe người dân

Phát biểu giải trình, làm rõ thêm những ý kiến của các đại biểu HĐND Thành phố, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết, Thành phố đã có các quy trình, quy chế xử lý khi xảy ra sự cố mất an toàn thực phẩm, có phân công trách nhiệm rất rõ, với phương châm 4 tại chỗ. Đồng thời, có phân công trách nhiệm cho các cơ sở y tế đóng trên địa bàn cũng như phối hợp chặt chẽ với các cơ sở y tế của trung ương trong việc tiếp nhận cấp cứu bệnh nhân.

Thực tế Thành phố cũng đã tổ chức các cuộc diễn tập. Tuy nhiên, khi xảy ra sự cố vẫn còn hiện tượng vào cuộc chậm, xử lý lúng túng, nguyên nhân là do khâu báo cáo chưa kịp thời. Các đơn vị xảy ra sự cố về an toàn thực phẩm, cán bộ tuyến dưới, khi xảy ra vụ việc, ban đầu vẫn có tình trạng giấu giếm. Khi người dân, các cơ quan báo chí phản ánh lên thì lúc đó mới báo cáo, nên vào cuộc không kịp thời.

Ngoài ra, theo Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Đức Chung, nguyên nhân khiến việc đưa các cơ sở giết mổ nhỏ lẻ vào các khu giết mổ tập trung trên địa bàn Thành phố hiện còn chậm, một phần do nhận thức của các hộ giết mổ khó thay đổi. Quan trọng hơn là lợi nhuận mà họ thu được lớn hơn vì tiết kiệm được chi phí, giảm giá thành và cung ứng ra thị trường nhanh hơn.

Bên cạnh đó, cơ chế chính sách hỗ trợ cho các cơ sở giết mổ nhỏ lẻ khi đưa các hộ vào các khu giết mổ tập trung còn bất cập. Việc thu hút đầu tư vào lĩnh vực xây dựng các khu giết mổ tập trung hiện đại cũng khó khăn, mấu chốt lớn nhất là liên quan tới thủ tục đất đai. Mặt khác cũng do thói quen tiêu dùng của một bộ phận người dân. Do đó, để bảo đảm an toàn thực phẩm, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội cho rằng, ngoài sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền, cũng cần sự ủng hộ mạnh mẽ của cử tri và người dân Thủ đô, mỗi người dân phải tự ý thức về sử dụng các sản phẩm đảm bảo an toàn thực phẩm.

Kết thúc phiên giải trình, Chủ tịch HĐND Thành phố Nguyễn Thị Bích Ngọc cho biết, đã có 15 lượt đại biểu đặt câu hỏi, 16 lượt trả lời của đại diện các sở, ngành, quận, huyện, xã, phường và trả lời của Chủ tịch UBND Thành phố. Qua đó, có thể khẳng định công tác quản lý an toàn thực phẩm trên địa bàn Thành phố có chuyển biến tích cực, hiệu quả được người dân ghi nhận, nhất là công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp.

Dù vậy, theo Chủ tịch HĐND Thành phố, người dân vẫn chưa thực sự yên tâm khi sử dụng rau củ quả, thịt… trên thị trường Hà Nội, nhất là tại các chợ tạm, chợ cóc. Điều đó cho thấy, việc kiểm soát rau củ quả, thực phẩm chưa triệt để, có nơi còn bị buông lỏng…

Từ đó, Chủ tịch HĐND thành phố Hà Nội Nguyễn Thị Bích Ngọc đề nghị UBND Thành phố rà soát việc thực hiện mọi quy hoạch, kế hoạch đã ban hành, trong đó nhất là văn bản liên quan quản lý rau sạch, giết mổ tập trung, chuỗi rau an toàn thực phẩm, kiểm soát thức ăn đường phố… Trên tinh thần đó, cần triển khai thực hiện hiệu quả.

Cùng với đó, Chủ tịch UBND Thành phố giải quyết vướng mắc của từng vấn đề, nhất là từ chăn nuôi đến giết mổ, lưu thông gia súc gia cầm… và kiến nghị với HĐND Thành phố, để trong thẩm quyền của mình, HĐND Thành phố có thể tổ chức phiên họp về vấn đề này; đồng thời cần tiếp tục quan tâm hơn nữa để xử lý triệt để tình trạng hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng,… “Sau phiên giải trình hôm nay, 1 năm nữa, HĐND Thành phố sẽ giám sát trở lại vấn đề này với mục tiêu cao nhất là vì sức khỏe của người dân Hà Nội”, Chủ tịch HĐND thành phố Hà Nội Nguyễn Thị Bích Ngọc nhấn mạnh.

Xuân Sinh – Hoàng Phúc

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Trung tâm Báo chí Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) phối hợp với Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài tổ chức tọa đàm phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam sinh sống ở nước ngoài.
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Tỉnh ủy tỉnh Bình Dương tổ chức Hội nghị trao các quyết định bổ nhiệm, điều động cán bộ chủ chốt.
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

(LĐTĐ) Kỳ thi độc lập, đánh giá năng lực (kỳ thi SPT) năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội sẽ diễn ra trong hai ngày 17 - 18/5, thay vì 1 ngày như các năm trước nhằm tăng khả năng chọn môn thi đồng thời giảm áp lực cho thí sinh.
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

(LĐTĐ) Được phát động từ tháng 9/2024, cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024 đã nhận được sự hưởng ứng, tham gia của đông đảo tác giả trên cả nước và nhiều tác phẩm chất lượng.
Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm

Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm

(LĐTĐ) Bực tức vì sửa chữa cửa gỗ gây ồn ào, bị hàng xóm chửi, Nguyễn Văn Đoan (sinh năm 1986, trú tại huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định) đã nảy sinh ý định phóng hỏa, đốt nhà hàng xóm để trả thù.
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm

Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm

(LĐTĐ) Tuần Văn hoá Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 30/11 đến 6/12 với chủ đề "Quê lụa Hà Đông - Tinh hoa hội tụ". Đây là năm thứ 7 sự kiện này được tổ chức, hứa hẹn nhiều hoạt động đặc sắc nhằm tôn vinh nghề dệt lụa hơn nghìn năm tuổi.
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa

Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa

(LĐTĐ) Triển khai Chương trình số 06-CTr/TU của Thành ủy, thị xã Sơn Tây đã tập trung phát huy các giá trị văn hóa trong phát triển du lịch, xây dựng Sơn Tây trở thành đô thị vệ tinh của Thủ đô, với chức năng: Đô thị văn hóa - lịch sử, du lịch nghỉ dưỡng, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững.

Tin khác

Đích đến của Đề án 06 là người dân được hưởng thụ dịch vụ ở bất kỳ đâu, tạo công bằng xã hội

Đích đến của Đề án 06 là người dân được hưởng thụ dịch vụ ở bất kỳ đâu, tạo công bằng xã hội

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho rằng, phải lượng hóa được giá trị mà người dân được hưởng là gì, đây là đích cuối cùng của công cuộc chuyển đổi số và Đề án 06 của Chính phủ. Người dân phải được thụ hưởng dịch vụ như nhau ở các địa bàn khác nhau, xóa dần khoảng cách giàu nghèo, tạo công bằng xã hội.
Hợp tác để tạo bước đột phá thực hiện Đề án 06 của thành phố Hà Nội

Hợp tác để tạo bước đột phá thực hiện Đề án 06 của thành phố Hà Nội

(LĐTĐ) Chiều 21/11, Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội tổ chức lễ ký kết biên bản phối hợp triển khai một số nhiệm vụ của Đề án 06 với Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội.
Hà Nội thống nhất chủ trương đầu tư 3 cây cầu lớn qua sông Hồng

Hà Nội thống nhất chủ trương đầu tư 3 cây cầu lớn qua sông Hồng

(LĐTĐ) Lãnh đạo thành phố Hà Nội thống nhất chủ trương thực hiện 3 cây cầu lớn qua sông Hồng bằng nguồn vốn đầu tư công, gồm: Cầu Tứ Liên, cầu Trần Hưng Đạo và cầu Ngọc Hồi.
Hội nghị tổng kết các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Hội nghị tổng kết các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Sáng 21/11, Thành ủy - HĐND - UBND - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị tổng kết các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Xử lý dứt điểm vướng mắc để hoàn thành Công viên hồ Phùng Khoang trước Tết Nguyên đán

Xử lý dứt điểm vướng mắc để hoàn thành Công viên hồ Phùng Khoang trước Tết Nguyên đán

(LĐTĐ) Nhấn mạnh quan điểm của Thành phố trong việc xử lý dứt điểm các dự án chậm tiến độ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho biết, các dự án công viên rất quan trọng. Do đó, Chủ tịch UBND Thành phố yêu cầu xử lý dứt điểm các vướng mắc để hoàn thành Công viên hồ Phùng Khoang trước Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.
Hà Nội công bố quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về thực hiện các biện pháp phòng, chống lãng phí

Hà Nội công bố quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về thực hiện các biện pháp phòng, chống lãng phí

(LĐTĐ) Ban Chỉ đạo về thực hiện các biện pháp phòng, chống lãng phí của Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội do Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh làm Trưởng Ban Chỉ đạo. Hà Nội là địa phương đầu tiên trong cả nước thành lập Ban Chỉ đạo về thực hiện các nhiệm vụ này, thể hiện rõ hơn sự quyết liệt, đồng lòng, trách nhiệm của Thành phố.
Lãnh đạo thành phố Hà Nội sẽ đối thoại với nông dân trong tháng 12/2024

Lãnh đạo thành phố Hà Nội sẽ đối thoại với nông dân trong tháng 12/2024

(LĐTĐ) Dự kiến trong tháng 12/2024, lãnh đạo thành phố Hà Nội sẽ đối thoại, tháo gỡ khó khăn cho nông dân với chủ đề: “Phát huy tiềm năng, lợi thế của Thủ đô hỗ trợ nông dân liên kết hợp tác, ứng dụng chuyển đổi số, phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn bền vững”.
Cơ sở pháp lý quan trọng để kịp thời triển khai thi hành Luật Thủ đô 2024

Cơ sở pháp lý quan trọng để kịp thời triển khai thi hành Luật Thủ đô 2024

(LĐTĐ) Kỳ họp thứ 19 Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố đã thông qua 15 Nghị quyết. HĐND Thành phố đề nghị, ngay sau kỳ họp, UBND Thành phố, các cấp, các ngành, các địa phương, đơn vị tập trung tổ chức triển khai khẩn trương, quyết liệt, đồng bộ các giải pháp để đảm bảo các nghị quyết của HĐND Thành phố đi vào cuộc sống và đạt hiệu quả thiết thực.
HĐND Thành phố thông qua quy định về ủy quyền giải quyết thủ tục hành chính

HĐND Thành phố thông qua quy định về ủy quyền giải quyết thủ tục hành chính

(LĐTĐ) Việc tiếp tục mở rộng ủy quyền của Chủ tịch UBND cấp xã cho công chức thuộc UBND cấp xã theo quy định tại khoản 4, khoản 6, điều 14, Luật Thủ đô là yêu cầu khách quan, cần thiết nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước ở cơ sở; nâng cao trách nhiệm của công chức cấp xã.
Phát huy công suất và hiệu quả sử dụng tài sản công

Phát huy công suất và hiệu quả sử dụng tài sản công

(LĐTĐ) Nhà nước không cấp kinh phí bảo dưỡng, sửa chữa đối với tài sản công chỉ được sử dụng vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết. Đơn vị sự nghiệp công sử dụng nguồn thu được từ việc kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết để bảo dưỡng, sửa chữa tài sản công theo quy định.
Xem thêm
Phiên bản di động