Sẽ hồi sinh, nếu xử lý được phần nguồn
Làm sạch sông Tô Lịch: Căn cơ là xử lý nguồn chất thải vào dòng sông | |
Nước sông Tô Lịch bất ngờ trong, xanh trở lại |
Nhiều chuyển biến trông thấy
Vốn là dòng sông cổ của thành Thăng Long, nơi diễn ra các hoạt động buôn bán tấp nập của người Tràng An xưa, thế nhưng từ hàng chục năm nay, sông Tô Lịch chỉ còn là một kênh thoát nước thải của Hà Nội và ngày càng bị ô nhiễm nặng nề. Mới đây, theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và UBND TP Hà Nội, dự án “Tài trợ thí điểm làm sạch một đoạn sông Tô Lịch và một góc hồ Tây bằng công nghệ Nano - Bioreactor Nhật Bản” đã bắt đầu được thí điểm, đưa vào sử dụng. Đây là dự án được tin tưởng sẽ cải thiện đáng kể môi trường, khắc phục mùi hôi thối lâu nay, nhằm “tái sinh” dòng sông Tô Lịch.
Được biết, các máy xử lý chạy bằng năng lượng điện được đặt chìm dưới lòng sông, tạo ra dòng khí nano khuếch tán vào nước, kích thích các vi sinh vật hoạt động, từ đó giải phóng ôxy, xử lý bùn thải, tạo nên dòng nước trong lành hơn. Công nghệ này gồm hai thiết bị, đó là: Các máy sục khí Nano và các tấm vật liệu thiên nhiên Bioreactor (được làm từ đá núi lửa của Nhật Bản). Công nghệ đã thực hiện thành công ở một số nước như Nhật Bản, Hoa Kỳ, Trung Quốc, Indonesia…
Công nghệ Nano – Bioreactor đã được thí điểm trên một đoạn sông Tô Lịch. |
Sáng 20/5, sau 3 ngày lắp đặt công nghệ Nano – Bioreactor, Viện Công nghệ môi trường (thuộc Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam) đã thực hiện lấy mẫu giám định chất lượng nước trên sông Tô Lịch, hồ Tây.Việc lấy mẫu nước được chia thành 2 đợt, đợt thứ nhất từ 7h -8h (giờ cao điểm nước chảy), đợt 2 từ 14h -15h (giờ thấp điểm nước chảy).
Các cán bộ của Viện Công nghệ môi trường đã lấy mẫu nước ở 3 điểm tại khu vực lắp đặt thí điểm để kiểm tra khả năng xử lý, đồng thời tiến hành test nhanh. Anh Lê Minh Đức (cán bộ Viện Công nghệ môi trường) cho biết: “Chúng tôi lấy mẫu giám định chất lượng nước trên sông Tô Lịch, hồ Tây để đối chiếu với mẫu nước trước khi lắp đặt công nghệ Nano - Bioreactor. Qua thực tế và kết quả test nhanh các chỉ số, tình trạng ô nhiễm đã có chuyển biến tích cực. Các kết quả xét nghiệm chuyên sâu sẽ được thực hiện ở trong phòng thí nghiệm và có kết quả trong 1 tuần”.
Mặc dù kết quả xét nghiệm chuyên sâu về các mẫu nước tại đoạn sông Tô Lịch vẫn chưa có, nhưng ghi nhận bằng cảm quan, sau 3 ngày xử lý bằng công nghệ Nano-Bioreactor, các mẫu nước khá trong và có nhiều vi sinh vật. Đặc biệt, theo đánh giá của những người dân quanh khu vực, từ khi công nghệ này được áp dụng đã có những bước biến chuyển tích cực. Bà Lê Thị Cầm (Quan Hoa, Cầu Giấy) cho biết: “Theo cảm nhận của tôi, mùi hôi thối đã giảm một cách đáng kể, nước sông đã bớt váng nổi lên.
Sáng 20/5, các chuyên gia đã thực hiện lấy mẫu giám định chất lượng nước trên sông Tô Lịch. |
Bình thường thời tiết nắng nóng thế này, không thể đứng đây mà không có khẩu trang, nhất là đoạn đầu đường Bưởi – Hoàng Quốc Việt, bởi ở đây gió thổi ngược chiều, mùi rất nồng nặc. Lần này với công nghệ xử lý của đất nước Nhật Bản, hy vọng dự án thử nghiệm sẽ thành công. Nếu dự án thực sự đáp ứng được sự mong mỏi bấy lâu nay của người dân thì chính quyền Hà Nội cần nhân rộng khắp dòng sông, đặc biệt là khu vực hạ lưu từ đoạn Ngã Tư Sở trải dài đến khu Định Công, Hoàng Mai”. Tuy nhiên, bà Cầm cũng nghĩ rằng, để đánh giá công nghệ này có thực sự hiệu quả hay không thì còn phải chờ kết quả đánh giá của các cơ quan chức năng.
Mới chỉ có điều kiện cần, còn thiếu điều kiện đủ?
Trước việc Hà Nội khởi động dự án thí điểm công nghệ mới xử lý ô nhiễm tại một đoạn sông Tô Lịch, nhiều người dân Thủ đô “nín thở” để chờ đợi sự thay đổi kỳ diệu ở đoạn sông này và tin tưởng vào sự thành công, hiệu quả của dự án. Đặc biệt là trong những ngày nắng nóng, ngột ngạt này. Bởi giấc mơ cải tạo dòng “sông chết” của người dân Thủ đô đã được nung nấu hàng chục năm nay.
Ông Nguyễn Tuấn Anh - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Cải thiện Môi trường Nhật Việt cho biết, trong thời gian tới, Công ty CP Cải thiện Môi trường Nhật Việt sẽ tiếp tục cử người ứng trực vận hành hệ thống. Ông Tuấn Anh tin tưởng sau 2 tháng vận hành, nước sông Tô Lịch sẽ có thay đổi theo chiều hướng tốt lên... |
Thực tế, nhiều chuyên gia cho rằng việc áp dụng thí điểm công nghệ mới này, nếu thành công sẽ rất quan trọng, điều này không những mở ra hướng đi mới, hiệu quả mà còn góp phần giữ gìn môi trường chung.Tuy nhiên, đây vẫn chỉ là một trong nhiều giải pháp đồng bộ để trả lại sự trong xanh cho sông Tô Lịch nói riêng và các dòng sông trên địa bàn thành phố nói chung.Việc xử lý ô nhiễm nước sông sẽ chỉ là ở phần ngọn nếu mấu chốt vấn đề là cần có hệ thống thu gom nước thải sinh hoạt hai bên bờ sông Tô Lịch. Bởi theo ước tính của Sở Tài nguyên Môi trường Hà Nội, mỗi ngày 150.000m3 nước thải sinh hoạt chưa qua xử lý xả xuống sông Tô Lịch. Ước tính, trên toàn tuyến sông này có hơn 200 cống xả nước thải xả thẳng xuống lòng sông.
Trong khi đó, theo quy hoạch Thoát nước Thủ đô đã được Thủ tướng chính phủ phê duyệt năm 2013, để bổ cập và làm sạch nước sông Tô Lịch vào mùa khô, một trạm bơm nước từ sông Nhuệ (với nguồn nước trực tiếp từ sông Hồng) công suất 5m3/s sẽ được xây dựng. Nước sông Nhuệ sẽ đấu nối vào sông Tô Lịch tại điểm đường Bưởi. Ngoài ra, nước sông Tô Lịch sẽ được thu gom về nhà máy xử lý nước thải (XLNT) Yên Xá công suất 270.000 m3/ngày và nhà máy XLNT Phú Đô công suất 84.000 m3/ ngày. Hệ thống này sẽ được bổ cấp nước từ nhà máy XLNT Hồ Tây. Như vậy, khi toàn bộ dự án được hoàn thành, sẽ tạo thành dòng chảy góp phần giảm thiểu ô nhiễm trên sông Tô Lịch. Tuy nhiên, dự án đến nay vẫn còn nhiều vướng mắc bởi hồ Tây cũng đang đối diện với tình trạng ô nhiễm nguồn nước thải.
Theo ông Võ Tiến Hùng, Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội, hồ Tây đang ô nhiễm khi không có nước lưu thông, vì vậy cần phải cải tạo nguồn nước để phát triển hệ thuỷ sinh trong lòng hồ. Để làm được điều này, công ty đưa ra giải pháp bơm nước sông Hồng vào hồ Tây tạo lưu thông, đến khi hồ Tây sạch thì dẫn nước từ hồ vào hai cửa xả đến sông Tô Lịch để thau rửa, làm sạch nguồn nước ô nhiễm của sông. Đại diện Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội cũng cho rằng nếu không đảm bảo để nước sông Tô Lịch có dòng chảy lưu thông thì nguy cơ tái ô nhiễm là rất lớn.
Một vấn đề nữa cũng được các chuyên gia nhắc đến đó là kinh phí. Để giải quyết ô nhiễm môi trường hồ, thành phố Hà Nội đã đặt hàng và sử dụng chế phẩm Redoxy -3C, cách làm này không những giải quyết được tình trạng ô nhiễm mà còn có ưu điểm là giá thành rẻ, dễ sử dụng. Người xưa có câu “Khéo lo thì no, khéo co thì ấm”, nhất là trong bối cảnh còn nhiều vấn đề cần phải giải quyết như hiện nay thì việc tính toán sao cho hợp lý cũng là điều quan trọng.
Công nghệ Nhật đành rằng rất tốt và hiệu quả trong việc khử mùi hôi, biến dòng sông chết thành dòng sông xanh, song đây mới là điều kiện cần, còn xét về chuỗi logichs, nếu muốn sông không bị ô nhiễm điều quan trọng phải quản lý được nguồn chất thải đổ ra sông cùng với quá trình khơi thồng dòng chảy. Làm được điều này cùng với áp dụng tiến bộ công nghệ tiên tiến mà Bộ Tài nguyên- Môi trường và Thành phố đang thử triển khai mới có thể biến sông Tô Lịch trở về với thực sự là con kênh xanh chảy trong lòng Thủ đô như nó vốn có. |
Tuấn Dũng – Kim Tiến
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/11: Trời nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Tin khác
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 18:56
Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính
Thủ đô 22/11/2024 17:25
Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 15:13
Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 14:18
Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa
Thủ đô 22/11/2024 10:53
Quận Hai Bà Trưng góp ý vào dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ quận
Nhịp sống Thủ đô 21/11/2024 08:42
Đẩy mạnh quảng bá các sản phẩm OCOP của Đông Anh tới thị trường trong và ngoài nước
Nhịp sống Thủ đô 20/11/2024 18:56
Hà Nội có xã dân tộc miền núi đầu tiên đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
Nhịp sống Thủ đô 20/11/2024 09:24
Đẩy mạnh kết nối cung - cầu, nâng cao giá trị sản phẩm địa phương
Thủ đô 19/11/2024 15:25
Sơn Tây: Khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu ngành Giáo dục và Đào tạo năm học 2023 - 2024
Nhịp sống Thủ đô 19/11/2024 07:59