Sẵn sàng tâm thế cho năm học mới
Nâng cấp cơ sở vật chất trường học, bổ sung trang thiết bị cho năm học mới | |
Tổ chức khai giảng năm học mới trên cả nước vào sáng 5/9 |
Duy trì chất lượng
Sau khi đất nước giành được độc lập, vào tháng 9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết “Thư gửi cho các học sinh” nhân ngày khai giảng năm học đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Bức thư tuy chỉ dài hơn 600 từ nhưng đã thể hiện được tình cảm yêu thương vô bờ bến của Bác đối với các “mầm non tương lai” của đất nước, đồng thời thể hiện được tầm nhìn xa trông rộng, trí tuệ cực kỳ sáng suốt của Bác đối với sự nghiệp GD&ĐT.
Mở đầu bức thư, Bác đã vẽ nên bức tranh hồ hởi, phấn khởi của học sinh trong ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam độc lập: “Ngày hôm nay là ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Tôi đã tưởng tượng thấy trước mắt cái cảnh nhộn nhịp, tưng bừng của ngày tựu trường ở khắp các nơi. Các em hết thảy đều vui vẻ vì sau mấy tháng giời nghỉ học, sau bao nhiêu cuộc chuyển biến khác thường, các em lại được gặp thầy, gặp bạn. Nhưng sung sướng hơn nữa từ giờ phút này trở đi, các em được nhận một nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam”.
Lễ Khai giảng năm học 2017-2018 tại Trường Tiểu học Văn Chương - quận Đống Đa. Ảnh: T.An |
Và Bác khẳng định điều may mắn và vinh dự của các em học sinh “là được hấp thụ một nền giáo dục của một nước độc lập, một nền giáo dục nó sẽ đào tạo các em nên những người công dân hữu ích cho nước Việt Nam, một nền giáo dục làm phát triển hoàn toàn những năng lực sẵn có của các em”. Qua đó, Bác đã nhắc nhở các em phải biết phát huy truyền thống “uống nước nhớ nguồn”, cố gắng vươn lên trong học tập “để đền bù được công lao của người khác đã không tiếc thân và tiếc của để chiếm lại nền độc lập cho nước nhà”.
Thực hiện lời dạy của Bác, dưới sự chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, thời gian qua ngành giáo dục Thủ đô luôn phấn đấu, nỗ lực đổi mới, sáng tạo trong việc dạy và học nên đã đạt được nhiều thành tích đáng ghi nhận. Trong năm học 2017 – 2018, quy mô giáo dục Hà Nội tiếp tục được ổn định và phát triển mạnh. Mạng lưới trường, lớp được mở rộng; cơ sở vật chất được tăng cường đầu tư, cơ bản từng bước đáp ứng nhu cầu học tập của con em nhân dân và yêu cầu đào tạo nhân lực trong thời kỳ mới.
Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục của Thủ đô có sự phát triển vượt bậc cả về số lượng và chất lượng. Tỷ lệ giáo viên đứng lớp ở các bậc học, cấp học đạt chuẩn là 100%. Trong đó tỷ lệ trên chuẩn giáo viên mầm non là 53,5%; Tiểu học: 93,8%; THCS: 75,6%; THPT: 21,3%; GDTX: 16,5%.
Cũng trong năm học này, ngành GD&ĐT Hà Nội triển khai thực hiện có chất lượng chương trình giáo dục mầm non, hướng dẫn các cơ sở giáo dục mầm non phát triển chương trình đào tạo phù hợp với văn hóa, điều kiện của địa phương, của nhà trường, khả năng và nhu cầu của trẻ.
Theo ông Lê Ngọc Quang – Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội, năm học 2018 – 2019, Sở GD&ĐT Hà Nội sẽ tiếp tục tăng cường đầu tư cơ sở vật chất trường lớp theo hướng đồng bộ, chuẩn hóa, tiên tiến và từng bước hiện đại; đẩy mạnh việc xây dựng trường học đạt Chuẩn quốc gia. Đồng thời đẩy mạnh công tác xã hội hóa, đa dạng hóa các mô hình đào tạo. Quản lý chặt chẽ chất lượng kết hợp với đẩy mạnh xã hội hóa để huy động mọi nguồn lực tham gia phát triển giáo dục, đáp ứng nhu cầu cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô và cả nước; là nòng cốt để xây dựng người Hà Nội thanh lịch - văn minh, xây dựng xã hội học tập và tạo tiền đề phát triển kinh tế tri thức… Ngoài ra, Sở GD&ĐT Hà Nội cũng sẽ tham mưu với UBND Thành phố tiếp tục có chính sách hỗ trợ nâng cấp các nhà vệ sinh học sinh chưa đạt chuẩn; hỗ trợ mặt bằng để xây dựng trường học, thực hiện mục tiêu kiên cố hóa, hiện đại hóa trường học. |
Đồng thời tiếp tục điều chỉnh nội dung dạy học trong chương trình giáo dục phổ thông hiện hành, tiếp cận định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới. Bên cạnh đó, ngành GD&ĐT Hà Nội còn đổi mới nội dung, hình thức giáo dục hướng nghiệp gắn với thực tiễn. Bố trí đủ số lượng và bồi dưỡng nâng cao chất lượng giáo viên làm công tác giáo dục hướng nghiệp trong các trường THPT, từng bước nâng cao hiệu quả công tác giáo dục hướng nghiệp, giúp học sinh có nhận thức rõ về định hướng nghề nghiệp.
Kết quả, năm học 2017 – 2018, thành phố Hà Nội đã được Bộ GD&ĐT công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, đạt phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3, đạt chuẩn phổ cập THCS mức độ 2 và đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2. Chất lượng giáo dục toàn diện, mũi nhọn tiếp tục đạt kết quả xuất sắc. Học sinh Thủ đô tiếp tục khẳng định tài năng trong các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, quốc tế. Chẳng hạn như tại các kỳ thi Olympic quốc tế và khu vực năm 2017, học sinh Hà Nội đã đạt được những thành tích xuất sắc với 138 giải và huy chương.
Trong kỳ thi chọn đội tuyển học sinh giỏi quốc gia các bộ môn văn hóa năm học 2017 – 2018, học sinh Hà Nội đã giành 132 giải (10 giải Nhất); 24 đề tài thi Khoa học Kỹ thuật đạt giải cấp quốc gia. Hà Nội dẫn đầu cả nước trong cuộc thi giải Toán và Vật lý qua mạng Internet Violympic năm học 2017 – 2018 và giành giải “Trạng nguyên Tiếng Việt” năm học 2017 – 2018 dành cho học sinh tiểu học trên toàn quốc...
Ngoài ra, năm học 2017 – 2018, ngành GD&ĐT Hà Nội còn tiếp tục thực hiện đẩy mạnh giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông; chủ động thực hiện chương trình giáo dục hướng nghiệp tích hợp trong chương trình giáo dục phổ thông gắn với hoạt động tham quan, trải nghiệm thực tế tạo các cơ sở sản xuất kinh doanh. Chất lượng dạy học ngoại ngữ ở các cấp học và trình độ đào tạo được nâng cao.
Thông qua nhiều cải tiến về hình thức, phương pháp dạy học, đặc biệt là phương pháp dạy ngoại ngữ theo hướng nâng cao năng lực cho học sinh, chất lượng giáo viên và trình độ ngoại ngữ của hoc sinh Hà Nội đã có nhiều bước tiến rõ rệt, Trên 80% giáo viên đã đạt chuẩn năng lực tiếng Anh theo khung chuẩn châu Âu. Tại nhiều trường học, trong các giờ ngoại ngữ, kiến thức tổng hợp các môn học Địa lý, Lịch sử… được lồng ghép, giúp học sinh phát triển hiểu biết về các quốc gia trên thế giới.
Bên cạnh đó, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy, học và quản lý giáo dục có nhiều đổi mới. Năm học 2017 – 2018, Sở GD&ĐT Hà Nội đã tích cực triển khai Đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và hỗ trợ các hoạt động dạy – học, nghiên cứu khoa học góp phần nâng cao chất lượng đến năm 2020”. Đến nay, các cơ sở giáo dục đều đã được trang bị máy tính kết nối Internet đảm bảo an toàn, đủ điều kiện làm việc.
Đón học sinh lớp 1 trong lễ khai giảng năm học mới. Ảnh: T.An |
Các trường THPT đạt lỷ lệ 19 học sinh/1 máy tính; các trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên đạt tỷ lệ khoảng 17 học sinh/1 máy tính; cấp THCS đạt tỷ lệ 30 học sinh/1 máy tính; cấp Tiểu học đạt tỷ lệ 47 học sinh/1 máy tính; cấp Mần non có 28% các trường có máy tính phục vụ quản lý, dạy và học. Đáng nói, trong năm học vừa qua, việc triển khai đăng ký tuyển sinh trực tuyến vào các trường mầm non, lớp 1, lớp 6 được nhân dân ghi nhận và đánh giá cao. Kết quả tuyển sinh trực tuyến các lớp đầu cấp năm học này cao hơn năm học trước: Tuyển sinh trẻ 5 tuổi vào trường mầm non, lớp 1 đạt khoảng 90%; tuyển sinh vào lớp 6 đạt khoảng 70%.
Đặc biệt, cùng với việc thành phố tăng cường các nguồn lực đầu tư cho GD&ĐT khi mạng lưới trường, lớp ngày càng được mở rộng, từng bước kiên cố hóa, chuẩn hóa và hiện đại nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của con em nhân dân và yêu cầu đào tạo nhân lực trong thời kỳ mới; ngành GD&ĐT Thủ đô tiếp tục có bước chủ động hơn trong việc đẩy mạnh hoạt động hợp tác và giao lưu quốc tế để thực hiện hiệu quả hơn việc giúp học sinh hội nhập quốc tế thời kỳ mới. Theo đó, Hà Nội hiện có 40 trung tâm bồi dưỡng ngắn hạn có đầu từ nước ngoài và 60 cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài, 10 cơ sở nước ngoài hoạt động trên cơ sở văn hóa được thành lập theo hiệp định của Chính phủ.
Bước đột phá trong công tác hội nhập quốc tế năm 2017 của ngành GD&ĐT Thủ đô là Đề án thí điểm đào tạo chương trình song bằng tú tài THPT quốc gia Việt Nam và tú tài Anh quốc – Chứng chỉ A Level tại Trường THPT Chu Văn An. Năm học 2018 – 2019, Hà Nội sẽ tiếp tục mở rộng mô hình này tại một số trường phổ thông theo phê duyệt của Quyết định số 2830/QĐ-UBND và Quyết đinh 2831/QĐ-UBND ngày 8/6/2018 của UBND Thành phố.
Sẵn sàng cho năm học 2018 - 2019 thành công
Trong Bức thư cuối cùng gửi cho ngành Giáo dục vào tháng 10/1968, Bác Hồ có viết:“Dù khó khǎn đến đâu cũng phải tiếp tục thi đua dạy tốt và học tốt. Trên nền tảng giáo dục chính trị và lãnh đạo tư tưởng tốt, phải phấn đấu nâng cao chất lượng vǎn hoá và chuyên môn nhằm thiết thực giải quyết các vấn đề do cách mạng nước ta đề ra và trong một thời gian không xa, đạt những đỉnh cao của khoa học và kỹ thuật. Các cô các chú, các cháu phải cùng nhau tổ chức và quản lý đời sống vật chất và tinh thần ở các trường học ngày một tốt hơn, tǎng cường bảo đảm sức khoẻ và an toàn…”. Đặt trong điều kiện hiện nay, khi xu thế toàn cầu hóa, hội nhập và cạnh tranh gay gắt, các quốc gia ngày càng chú trọng đầu tư, phát triển giáo dục.
Để không bị bỏ xa so với các nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới, đòi hỏi các em học sinh phải ra sức học tập, tu dưỡng và rèn luyện thật tốt. Theo đó, quá trình học tập ở trường là thời gian cần thiết giúpcác em tiếp thu những kiến thức cơ bản mà nhân loại đã tích lũy được qua hàng ngàn năm lịch sử và khi lớn lên, các em sẽ trở thành những công dân có kiến thức, trình độ, đủ năng lực xây dựng đất nước tiến kịp thời đại.
Một năm học mới lại bắt đầu. Suy ngẫm về những điều chỉ dạy quý báu của Bác, chúng ta càng thấm thía hơn quan điểm, tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về nền giáo dục chế độ mới; đồng thời cũng thấy rõ hơn những thực trạng bất cập, yếu kém đang tồn tại.
Để khắc phục tình trạng này, năm học 2018 -2019, ngành GD&ĐT cả nước nói chung và Hà Nội nói riêng sẽ tập trung nâng cao chất lượng giáo dục và các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục; thực hiện nghiêm kỷ cương, nền nếp, dân chủ trong trường học, xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng chống bạo lực học đường và thực hiện tốt vệ sinh trường học; tăng cường giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, ứng xử văn hóa cho học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục. Giáo dục mầm non tập trung phát triển trường, lớp ở khu công nghiệp, khu chế xuất; đẩy mạnh các giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước, kiên quyết chống hành vi bạo hành trẻ và khắc phục tình trạng thiếu giáo viên.
Giáo dục phổ thông tiếp tục chuẩn bị các điều kiện để thực hiện chương trình, sách giáo khoa mới, nhất là đối với lớp 1; nâng cao chất lượng kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện, đặc biệt là kỳ thi THPT quốc gia; đổi mới cơ chế quản lý trong các trường phổ thông. Giáo dục đại học tiếp tục đẩy mạnh thực hiện tự chủ, nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học, hỗ trợ khởi nghiệp cho sinh viên; chuẩn hóa, tăng cường hội nhập quốc tế và yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0; tăng tỷ lệ sinh viên ra trường có việc làm phù hợp với chuyên ngành đào tạo.
Giáo dục thường xuyên tập trung nâng cao hiệu quả hoạt động của các trung tâm học tập cộng đồng, các trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên sau sáp nhập; chấn chỉnh các trung tâm ngoại ngữ, tin học, đào tạo từ xa hoạt động không đúng quy định; rà soát, tiếp tục thực hiện các mục tiêu của Đề án xây dựng xã hội học tập; thúc đẩy việc học tập của người lớn.
Thời gian tới, ngành GD&ĐT Hà Nội sẽưu tiên tập trung thực hiện 9 nhóm nhiệm vụ chủ yếu. Đó là: Rà soát, bổ sung quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở GDĐT Thủ đô; nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục các cấp; đổi mới chương trình giáo dục giáo dục mầm non, phổ thông, đẩy mạnh giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng trong giáo dục phổ thông; nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh ở các cấp học và trình độ đào tạo; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy, học và quản lý giáo dục; đẩy mạnh việc thực hiện cải cách hành chính; hội nhập quốc tế trong GDĐT; tăng cường cơ sở vật chất bảo đảm chất lượng các hoạt động GD&ĐT; phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao.
“Bước vào năm học mới 2018-2019, ngành GD&ĐT Thủ đô cần quyết tâm giữ vững thành tích và khẳng định vị trí dẫn đầu cả nước về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT; tiếp tục rà soát, bổ sung quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở GDĐT Thủ đô; quan tâm việc đầu tư cơ sở vật chất trường học, nâng cấp, cải tạo hệ thống nhà vệ sinh, tăng cường trồng cây xanh, tạo dựng môi trường sư phạm xanh, sạch, đẹp; rà soát hệ thống giáo dục ngoài công lập, các trường tư thục trên toàn thành phố, đảm bảo quản lý giáo dục theo đúng quy định; đổi mới công tác kiểm định, công bố trên hệ thống thông tin về kết quả kiểm định, chất lượng giáo dục đối với cơ sở giáo dục ngoài công lập theo quy định, làm căn cứ để người dân giám sát và xem xét mức học phí tương ứng với chất lượng giáo dục; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, nâng cao vai trò giám sát của thanh tra nhân dân, công đoàn tại cơ sở giáo dục, kiên quyết xử lý các đơn vị, cá nhân sai phạm về công tác quản lý điều hành, thu chi tài chính, vi phạm đạo đức nhà giáo…” - Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Ngô Văn Quý đã nhấn mạnh chỉ đạo khi tham dự Hội nghị Tổng kết năm học 2017 – 2018 và triển khai nhiệm vụ năm học 2018 – 2019 của Sở GD&ĐT Hà Nội mới đây
Chưa đầy 1 tuần nữa là các em học sinh sẽ bước vào năm học mới 2018 – 2019. Nhân dịp này, xin chúc ngành GD&ĐT cả nước nói chung và Thủ đô nói riêng một năm học mới có nhiều đổi mới, tiến bộ hơn năm học cũ trong sự nghiệp xây dựng một nền giáo dục đáp ứng được những đòi hỏi của thời đại mới.
Phạm Thảo
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Tin khác
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Giáo dục 23/12/2024 16:44
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Y tế 23/12/2024 16:40
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Văn hóa 23/12/2024 11:33
Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi
Giáo dục 22/12/2024 20:16
Tạo điều kiện để trẻ em khiếm thị tiếp cận công nghệ
Cộng đồng 22/12/2024 06:53
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 2: Văn hóa như cái phễu, cần thời gian gạn đục khơi trong
Văn hóa 21/12/2024 13:40
Nhân lên niềm tự hào về truyền thống lịch sử vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng
Cộng đồng 21/12/2024 11:47
Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Một năm bội thu
Văn hóa 21/12/2024 10:20
Quận Thanh Xuân biểu dương cán bộ làm công tác dân số
Xã hội 21/12/2024 10:19