Quyết tâm xây dựng Chính phủ điện tử

(LĐTĐ) Năm 2018 đã ghi dấu ấn lớn của Văn phòng Chính phủ (VPCP) trong công tác cải cách hành chính, đóng góp quan trọng vào kết quả cải cách hành chính nói chung.
quyet tam xay dung chinh phu dien tu 85609 Xây dựng Chính phủ điện tử: Giảm thời gian, tăng hiệu quả
quyet tam xay dung chinh phu dien tu 85609 Quyết tâm xây dựng Chính phủ điện tử
quyet tam xay dung chinh phu dien tu 85609 Thực trạng và giải pháp xây dựng Chính phủ điện tử

Theo Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng, đồng thời là Chủ tịch Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ đã nhấn mạnh: “Cải cách phải rất chuyên nghiệp, không tâm huyết, không đau đáu thì không làm được. Cải cách là phải cắt bỏ những gì liên quan đến quyền lợi, loại bỏ lợi ích nhóm, loại bỏ những yếu tố mang tính tiêu cực và không thực chất”.

quyet tam xay dung chinh phu dien tu 85609
Người dân tra cứu thông tin khi đi làm các thủ tục hành chính

Sự vào cuộc quyết liệt và hiệu quả của VPCP trong cải cách hành chính thể hiện trên nhiều mặt công tác, qua nhiều nhiệm vụ khác nhau, trong đó trước hết phải kể đến hoạt động của Tổ công tác của Thủ tướng do Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP làm Tổ trưởng. Sau hơn 2 năm được thành lập, từ tháng 8/2016 đến nay, Tổ công tác của Thủ tướng đã tiến hành khoảng 60 cuộc kiểm tra các Bộ, cơ quan, địa phương. Riêng trong năm 2018, tính đến cuối tháng 11, Tổ công tác đã tiến hành 20 cuộc kiểm tra.

Kết quả kiểm tra của Tổ công tác đem lại hiệu quả rất cụ thể, tạo chuyển động thực sự về kỷ luật, kỷ cương hành chính. Việc thực hiện nhiệm vụ giao được thực hiện nghiêm túc và tiếp tục có chuyển biến tích cực. Tính đến cuối tháng 11/2018, các bộ, cơ quan, địa phương đã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao 18.422 nhiệm vụ.

Dưới sự chỉ đạo của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Mai Tiến Dũng, VPCP đã khẩn trương xây dựng Đề án e-Cabinnet (Hệ thống thông tin phục vụ họp và xử lý công việc của Chính phủ) phục vụ chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ với mục tiêu là đến hết năm 2019 sẽ giảm 30% thời gian các phiên họp Chính phủ, đồng thời giảm tối đa việc sử dụng văn bản giấy trong các phiên họp Chính phủ; sử dụng 100% văn bản điện tử trong các phiên họp Chính phủ (trừ văn bản có độ mật).

Trong đó, có 9.880 nhiệm vụ đã hoàn thành, 8.325 nhiệm vụ đang thực hiện trong hạn, 217 nhiệm vụ chưa hoàn thành quá hạn, chỉ chiếm 2,2%, giảm mạnh so với trước đây. Đặc biệt, các cuộc kiểm tra chuyên đề của Tổ công tác về cải cách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu và việc rà soát, đơn giản, cắt giảm các điều kiện kinh doanh đã tạo hiệu ứng, lan tỏa mạnh mẽ, tích cực đến các Bộ, cơ quan, địa phương.

Cho tới nay, Chính phủ đã ban hành và trình Quốc hội ban hành 28 văn bản quy phạm pháp luật để chính thức cắt giảm 3.346/6.191 điều kiện kinh doanh (đạt 108,1%, vượt 8,1% so với mục tiêu đề ra); Chính phủ, các bộ, cơ quan đã ban hành 21 văn bản quy phạm pháp luật để cắt giảm 6.776/9.926 dòng hàng phải kiểm tra chuyên ngành (đạt 136,5%, vượt 36,5% so với mục tiêu đề ra).

Theo báo cáo từ các bộ, ngành với số liệu cắt giảm điều kiện kinh doanh và danh mục sản phẩm hàng hóa kiểm tra chuyên ngành thuộc phạm vi quản lý của 8 Bộ cho thấy đã giúp tiết kiệm gần 17,5 triệu ngày công/năm và 6.279,2 tỷ đồng mỗi năm.

Theo các chuyên gia và cộng đồng doanh nghiệp, Tổ công tác đã truyền tải sức ép hết sức cần thiết từ Chính phủ, Thủ tướng tới các Bộ, cơ quan, địa phương trong công cuộc cải cách. Mô hình Tổ công tác của Thủ tướng đã được xã hội, người dân và cộng đồng doanh nghiệp, các chuyên gia ghi nhận như một “điểm sáng” trong nỗ lực xây dựng Chính phủ liêm chính, kiến tạo, hành động, phục vụ.

Trên cơ sở các kiến nghị của Tổ công tác tại các phiên họp Chính phủ thường kỳ hàng tháng, Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản chỉ đạo yêu cầu các bộ, cơ quan, địa phương triển khai thực hiện ngay một số nhiệm vụ để khắc phục, chấn chỉnh những hạn chế, bất cập liên quan đến công tác chỉ đạo, điều hành của bộ, cơ quan, địa phương và tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan quan đến cơ chế, chính sách nhằm tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp mà Tổ công tác đã kiến nghị…

Cho tới nay, Chính phủ đã ban hành và trình Quốc hội ban hành 28 văn bản quy phạm pháp luật để chính thức cắt giảm 3.346/6.191 điều kiện kinh doanh (đạt 108,1%, vượt 8,1% so với mục tiêu đề ra); Chính phủ, các bộ, cơ quan đã ban hành 21 văn bản quy phạm pháp luật để cắt giảm 6.776/9.926 dòng hàng phải kiểm tra chuyên ngành (đạt 136,5%, vượt 36,5% so với mục tiêu đề ra).

Theo báo cáo từ các bộ, ngành với số liệu cắt giảm điều kiện kinh doanh và danh mục sản phẩm hàng hóa kiểm tra chuyên ngành thuộc phạm vi quản lý của 8 Bộ cho thấy đã giúp tiết kiệm gần 17,5 triệu ngày công/năm và 6.279,2 tỷ đồng mỗi năm. Theo các chuyên gia và cộng đồng doanh nghiệp, Tổ công tác đã truyền tải sức ép hết sức cần thiết từ Chính phủ, Thủ tướng tới các Bộ, cơ quan, địa phương trong công cuộc cải cách. Mô hình Tổ công tác của Thủ tướng đã được xã hội, người dân và cộng đồng doanh nghiệp, các chuyên gia ghi nhận như một “điểm sáng” trong nỗ lực xây dựng Chính phủ liêm chính, kiến tạo, hành động, phục vụ.

Với những nỗ lực của VPCP, năm 2018 cũng ghi dấu ấn mới về quyết tâm xây dựng Chính phủ điện tử. Việc xây dựng Chính phủ điện tử ở Việt Nam đã diễn ra gần 20 năm và đã có những thành tựu ban đầu, nhưng mục tiêu đạt được còn rất hạn chế. Trong đó, khó khăn lớn nhất để xây dựng Chính phủ điện tử vẫn do tư tưởng, quyết tâm con người, đặc biệt là người đứng đầu và lực lượng cán bộ triển khai.

Xác định rõ khó khăn trên, VPCP khẳng định sẽ đi tiên phong và quyết liệt thực hiện theo đúng thông điệp của Thủ tướng về xây dựng Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số: “Nghĩ lớn, hành động nhanh, bắt đầu từ cái nhỏ nhất”. VPCP xác định, rào cản lớn nhất là rào cản tư duy về yêu cầu cần phải thay đổi cách làm cũ, nhất là trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 như hiện nay.

VPCP hiện nay đang thực hiện mục tiêu “VPCP phi giấy tờ”, toàn bộ sử dụng quản lý văn bản và giải quyết hồ sơ công việc trên nền điện tử. VPCP cũng sẽ là cơ quan gương mẫu đi đầu trong ứng dụng công nghệ thông tin, giải quyết hồ sơ trên nền điện tử, hướng tới Chính phủ phi giấy tờ.

Cho tới nay, bản thân Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng và lãnh đạo VPCP cũng thực hiện toàn bộ các thao tác xử lý văn bản trên môi trường mạng, thậm chí trên máy tính bảng khi đi công tác xa văn phòng. Việc “phi giấy tờ” giúp bảo đảm công việc thông suốt, hiệu quả, nhanh chóng, đặc biệt bảo đảm kiểm soát tiến độ, chất lượng công việc ở từng khâu, từng cá nhân tham gia xử lý.

Dưới sự chỉ đạo của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Mai Tiến Dũng, VPCP đã khẩn trương xây dựng Đề án e-Cabinnet (Hệ thống thông tin phục vụ họp và xử lý công việc của Chính phủ) phục vụ chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ với mục tiêu là đến hết năm 2019 sẽ giảm 30% thời gian các phiên họp Chính phủ, đồng thời giảm tối đa việc sử dụng văn bản giấy trong các phiên họp Chính phủ; sử dụng 100% văn bản điện tử trong các phiên họp Chính phủ (trừ văn bản có độ mật).

Các chuyên gia, các nhà khoa học đến từ các bộ, ngành, tập đoàn công nghệ thông tin cho rằng e-Cabinet là đề án có tính hiện thực cao, có ý nghĩa lớn và cần sớm triển khai sớm, bởi đây là bước đầu tiên quyết trong triển khai xây dựng Chính phủ điện tử. Các chuyên gia cũng đánh giá cao việc Văn phòng Chính phủ đang quyết tâm đi đầu thực hiện văn phòng không giấy tờ để lan tỏa đến các bộ, ngành, địa phương.

Theo Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng: “Xây dựng Chính phủ điện tử là một trong những nội dung quan trọng của cải cách hành chính nhằm hiện thực hóa quyết tâm của Chính phủ về việc xây dựng Chính phủ kiến tạo, phát triển, liêm chính, hành động quyết liệt, phục vụ nhân dân. Đi sau nhưng phải đi nhanh, phải nhìn tổng thể, bắt đầu từ cái nhỏ nhất và kết quả phải mang tính bền vững”.

H.Duy

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Sợ sai, nhiều doanh nghiệp thẩm định "né" giá đất

Sợ sai, nhiều doanh nghiệp thẩm định "né" giá đất

(LĐTĐ) Trả lời tại phiên chất vấn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 18/3, về tình trạng một số công ty thẩm định giá bị xử lý sai phạm, nhiều doanh nghiệp thẩm định giá lại sợ rủi ro, từ chối thẩm định giá đất gây khó khăn cho nền kinh tế, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc khẳng định, sai thì phải xử lý kỷ luật hoặc xử lý hình sự.
Hà Nội: Tổ chức hoạt động kỷ niệm Ngày Quốc tế Hạnh phúc 20/3

Hà Nội: Tổ chức hoạt động kỷ niệm Ngày Quốc tế Hạnh phúc 20/3

(LĐTĐ) Ngày 19/3, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tổ chức Hội nghị nói chuyện chuyên đề “Tư tưởng Hồ Chí Minh về hạnh phúc” và Trưng bày, giới thiệu sách với chủ đề “Hạnh phúc cho mọi người”.
Tăng trưởng xanh tạo đà cho bước nhảy vọt về phát triển kinh tế

Tăng trưởng xanh tạo đà cho bước nhảy vọt về phát triển kinh tế

(LĐTĐ) Với tiềm năng, vị thế địa kinh tế trong chuỗi cung ứng toàn cầu, Việt Nam đang đứng trước cơ hội rất lớn trong tăng trưởng xanh để có thể chuyển mình, bắt kịp, tiến cùng, vượt lên, đi tắt đón đầu và tạo đà cho một bước nhảy vọt về phát triển kinh tế, xã hội và môi trường.
Tuổi trẻ Thanh Trì ra quân làm sạch môi trường

Tuổi trẻ Thanh Trì ra quân làm sạch môi trường

(LĐTĐ) Hơn 400 đoàn viên thanh niên huyện Thanh Trì đã đồng loạt ra quân hưởng ứng "Ngày Chủ nhật xanh" toàn quốc và “Ngày cao điểm tình nguyện chung tay xây dựng nông thôn mới”. Đây là hoạt động ý nghĩa, thể hiện tinh thần xung kích, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng, phát huy vai trò của thanh niên trong xây dựng nông thôn mới và đô thị văn minh, hiện đại nhân dịp 26/3.
Chỉ đạo khẩn việc thực hiện quy định về hoá đơn điện tử với kinh doanh xăng dầu

Chỉ đạo khẩn việc thực hiện quy định về hoá đơn điện tử với kinh doanh xăng dầu

(LĐTĐ) Bộ Công Thương vừa có văn bản hỏa tốc gửi các thương nhân đầu mối kinh doanh, phân phối xăng dầu về việc thực hiện quy định về hóa đơn điện tử và cung cấp dữ liệu hóa đơn điện tử theo quy định.
TP.HCM: Đề xuất nhiều vấn đề cấp bách trong công tác phòng chống ma tuý

TP.HCM: Đề xuất nhiều vấn đề cấp bách trong công tác phòng chống ma tuý

(LĐTĐ) Theo báo cáo của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh (UBND TP.HCM), tình hình tội phạm và tệ nạn ma túy trên địa bàn Thành phố vẫn còn diễn biến phức tạp, phương thức thủ đoạn phạm tội ngày càng tinh vi.
Bình Dương: Một tháng xử lý hơn 12.000 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông

Bình Dương: Một tháng xử lý hơn 12.000 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông

(LĐTĐ) Ngày 19/3, đại diện Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT) Công an tỉnh Bình Dương cho biết, trong đợt thực hiện kế hoạch cao điểm tuần tra kiểm soát (TTKS) nhằm đảm bảo tật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh từ 15/2 đến 14/3, lực lượng CSGT đã xử lý hơn 12.000 trường hợp vi phạm.

Tin khác

Tăng trưởng xanh tạo đà cho bước nhảy vọt về phát triển kinh tế

Tăng trưởng xanh tạo đà cho bước nhảy vọt về phát triển kinh tế

(LĐTĐ) Với tiềm năng, vị thế địa kinh tế trong chuỗi cung ứng toàn cầu, Việt Nam đang đứng trước cơ hội rất lớn trong tăng trưởng xanh để có thể chuyển mình, bắt kịp, tiến cùng, vượt lên, đi tắt đón đầu và tạo đà cho một bước nhảy vọt về phát triển kinh tế, xã hội và môi trường.
Chỉ đạo khẩn việc thực hiện quy định về hoá đơn điện tử với kinh doanh xăng dầu

Chỉ đạo khẩn việc thực hiện quy định về hoá đơn điện tử với kinh doanh xăng dầu

(LĐTĐ) Bộ Công Thương vừa có văn bản hỏa tốc gửi các thương nhân đầu mối kinh doanh, phân phối xăng dầu về việc thực hiện quy định về hóa đơn điện tử và cung cấp dữ liệu hóa đơn điện tử theo quy định.
Bãi bỏ các loại chứng chỉ không cần thiết, thu gọn chứng chỉ trùng lặp về nội dung

Bãi bỏ các loại chứng chỉ không cần thiết, thu gọn chứng chỉ trùng lặp về nội dung

(LĐTĐ) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu bãi bỏ các loại chứng chỉ không cần thiết, thu gọn các loại chứng chỉ trùng lặp về nội dung; xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm kỷ luật, kỷ cương hành chính.
Đại biểu băn khoăn nguy cơ vỡ Quỹ hưu trí bổ sung tự nguyện

Đại biểu băn khoăn nguy cơ vỡ Quỹ hưu trí bổ sung tự nguyện

(LĐTĐ) Trong bối cảnh trình độ quản lý của các doanh nghiệp còn hạn chế, mức độ rủi ro thị trường tài chính tiền tệ còn lớn, liệu có nguy cơ vỡ Quỹ bảo hiểm hưu trí bổ sung tự nguyện, gây mất mát toàn bộ tiền của người đầu tư hay không?
Thúc đẩy thực chất hợp tác song phương giữa Việt Nam và Uzbekistan

Thúc đẩy thực chất hợp tác song phương giữa Việt Nam và Uzbekistan

(LĐTĐ) Ngày 18/3, tại Nhà khách Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã đón và tiến hành hội đàm với Bộ trưởng Ngoại giao Uzbekistan Bakhtiyor Saidov nhân chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 17 - 19/3.
Bộ trưởng Bộ Tài chính nói gì về giá vé máy bay cao?

Bộ trưởng Bộ Tài chính nói gì về giá vé máy bay cao?

(LĐTĐ) Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc, vừa qua giá vé máy bay dù có tăng nhưng các công ty vẫn lỗ. Bây giờ Bamboo cắt giảm nhiều đường bay, Vietjet cũng khó khăn, Vietnam Airlines thì lỗ đến 37.000 tỷ đồng...
Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 38 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 38 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Ngày 18/3/2024, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 38. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp.
Bộ Ngoại giao đang đàm phán với 15 quốc gia để miễn thị thực song phương

Bộ Ngoại giao đang đàm phán với 15 quốc gia để miễn thị thực song phương

(LĐTĐ) Bộ trưởng Bộ Ngoại giao cho biết, Bộ Ngoại giao đang đàm phán với 15 nước thực hiện miễn thị thực song phương, để tạo điều kiện hoạt động xuất nhập cảnh thông thoáng hơn. Ngoài ra, Bộ cũng đang đàm phán miễn thị thực song phương đối với nhiều nước về thị thực công vụ.
Vì sao chưa triển khai đặt cược bóng đá?

Vì sao chưa triển khai đặt cược bóng đá?

(LĐTĐ) Bộ trưởng Bộ Tài chính cho biết, chúng ta có các loại hình đặt cược về bóng đá, đua ngựa và đua chó. Nhưng hiện nay chưa triển khai được.
Đại biểu đề nghị làm rõ giải pháp giảm thuế, phí trong cơ cấu giá xăng, dầu

Đại biểu đề nghị làm rõ giải pháp giảm thuế, phí trong cơ cấu giá xăng, dầu

(LĐTĐ) Đại biểu Trần Hồng Nguyên cho rằng, giá xăng, dầu hiện nay còn cao, một phần do còn nhiều loại thuế phí, tỉ lệ cao như phí đưa xăng, dầu từ nước ngoài về…
Xem thêm
Phiên bản di động