Xây dựng Chính phủ điện tử: Giảm thời gian, tăng hiệu quả

(LĐTĐ) Chính phủ điện tử là mô hình ứng dụng công nghệ thông tin – truyền thông vào hoạt động của Chính phủ  nhằm  cung cấp thông tin, dịch vụ công đến với doanh nghiệp và người dân một cách nhanh chóng, có hiệu quả. Chính phủ điện tử cũng là bước khởi đầu cho quá trình xây dựng Chính phủ số và kinh tế số. Đặc biệt, đứng trước cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, khi công nghệ thông tin đã thâm nhập vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội thì việc xây dựng Chính phủ điện tử là một tất yếu khách quan.

Góc nhìn từ Hà Nội

Trên thực tế, việc thực hiện dịch vụ công trực tuyến một cách hiệu quả đã tiết kiệm thời gian, công sức cho người dân và doanh nghiệp. Hiện Hà Nội được đánh giá là địa phương dẫn đầu cả nước với tỷ lệ hồ sơ thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 4 cao. Cụ thể, các quận nội thành có tỷ lệ đăng ký hồ sơ dịch vụ công trực tuyến trong các lĩnh vực tư pháp đạt 98-100%, một số huyện ngoại thành đạt trên 90%.

Việc đăng ký hồ sơ hành chính qua mạng ở các lĩnh vực xây dựng, quy hoạch, đăng ký kinh doanh... đạt tỷ lệ cao; trong đó 100% hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp mới được thực hiện qua mạng; hơn 90% hồ sơ thực hiện qua mạng trong lĩnh vực thông tin - truyền thông... Những kết quả này được coi là điều kiện thuận lợi để Hà Nội xây dựng chính quyền điện tử và thành phố thông minh.

Anh Phan Đức Hùng một người dân ở phường Mộ Lao, quận Hà Đông, chia sẻ về sự nhanh chóng, thuận tiện trong việc làm hồ sơ trực tuyến khi làm khai sinh cho con gái đầu lòng: “Tôi chỉ việc vào cổng thông tin dịch vụ công trực tuyến Thành phố Hà Nội (egov.hanoi.gov.vn), lần lượt thực hiện các thao tác bấm chọn và điền thông tin theo mẫu, lưu mã hồ sơ tra cứu để biết tình trạng hồ sơ của mình trong khoảng 10 phút.

Sau khi hoàn tất hồ sơ, khoảng 2 ngày sau sẽ nhận được kết quả. Lúc đó, chỉ cần mang các giấy tờ gốc cần thiết đến bộ phận “một cửa” của UBND phường đối chiếu và nhận giấy khai sinh cho con. Thủ tục đơn giản, không tốn nhiều thời gian, rất thuận tiện cho những người phải đi làm thường xuyên”.

xay dung chinh phu dien tu giam thoi gian tang hieu qua
Cán bộ phường Mộ Lao (Hà Đông) hướng dẫn cho công dân cách đăng ký giải quyết thủ tục hành chính tại bộ phận một cửa. Ảnh: Lê Thắm

Theo ông Bạch Hồng Hiếu, Phó Chủ tịch UBND phường Mộ Lao, việc thực hiện tiếp nhận và xử lý hồ sơ cho công dân qua mạng vừa tiết kiệm thời gian cho người dân, vừa giảm áp lực cho các bộ và nạn giấy tờ ở các văn phòng hành chính. Từ đầu năm đến nay, phường đã tiếp nhận và giải quyết được 390 hồ sơ trực tuyến ở mức độ 3, trong đó các hồ sơ chủ yếu là về khai sinh, hộ tịch... số lượng hồ sơ trực tuyến ngày càng có xu hướng tăng nhanh. Thời gian giải quyết hồ sơ cho người dân được rút ngắn, có những trường hợp chỉ giải quyết trong vòng 2, 3 ngày.

Hiện nay, nhiều địa phương khác cũng đang đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông để xây dựng chính quyền điện tử. Tại hầu hết các địa phương trên cả nước cũng đã cung cấp các dịch vụ công trực tuyến, phổ biến nhất là các dịch vụ liên quan đến thuế, hải quan, đăng ký doanh nghiệp… Thông qua việc áp dụng công nghệ số hóa vào hoạt động, chính quyền các địa phương đã giúp giảm hơn 40% thời gian đi lại cho người dân và doanh nghiệp, tiết kiệm khoảng 80% chi phí in ấn, giấy tờ.

Hướng tới xây dựng dịch vụ công bền vững

Một mô hình Chính phủ điện tử lý tưởng là ở đó Chính phủ phát huy được lợi thế của công nghệ thông tin để cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết và đúng lúc cho người ra quyết định. Việc ứng dụng công nghệ thông tin để tự động hóa các thủ tục hành chính của chính phủ giúp tốc độ xử lý công việc được tăng lên nhiều lần. Nó cho phép công dân có thể truy cập tới các thủ tục hành chính thông qua các phương tiện điện tử có kết nối mạng internet như máy tính, điện thoại, ipad... một cách dễ dàng.

Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), Chính phủ số là Chính phủ được thiết kế và vận hành nhằm tận dụng dữ liệu số để tối ưu hóa, chuyển đổi và tạo ra các dịch vụ cho Chính phủ. Chính phủ số bao gồm 5 giai đoạn chính để tiến tới Chính phủ thông minh, trong đó, chính phủ điện tử là bước khởi đầu và là phương tiện để thực hiện các dịch vụ bền vững và giá thấp của Chính phủ. Đến nay, nước ta đã thiết lập được một số cơ sở dữ liệu mang tính nền tảng, như: Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm, cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia đang được xây dựng và đã có những cấu phần đi vào vận hành...

Đặc biệt, các cơ quan nhà nước đã cung cấp nhiều dịch vụ công trực tuyến thiết yếu cho doanh nghiệp và người dân như: Đăng ký doanh nghiệp, kê khai thuế, nộp thuế, hải quan điện tử, bảo hiểm xã hội… Một số bộ, ngành đã xử lý hồ sơ công việc trên môi trường mạng. Tại một số địa phương, hệ thống thông tin một cửa điện tử được đưa vào vận hành, dần nâng cao tính minh bạch và trách nhiệm của đội ngũ công chức.

Hiện, trên cả nước có gần 50.000 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 đang được các bộ, ngành, địa phương cung cấp cho người dân, doanh nghiệp. Trong đó, các địa phương cung cấp chiếm đa số với 47.774 dịch vụ công trực tuyến (chiếm tới 96,8%); dịch vụ công do bộ, ngành cung cấp là 1.578 (chiếm 3,2%). Tỷ lệ hồ sơ thực hiện giao dịch trực tuyến mức độ 3, 4 (tại bộ, ngành) đạt 36,95% (583/1.578), tăng hơn 10% so với quý I-2018...

Đánh giá một cách khác quan, những kết quả đạt được từ mô hình này còn chưa cao. Theo thống kê của Liên Hợp Quốc, vị trí của Việt Nam trong Bảng xếp hạng Chỉ số phát triển Chính phủ điện tử vẫn ở mức trung bình, tăng 1 bậc so với năm 2018, và xếp thứ 88 trong tổng số 193 quốc gia và lãnh thổ được đánh giá. Trong khu vực ASEAN, Việt Nam chỉ được xếp hạng khiêm tốn ở vị trí thứ 6.

Nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ cơ sở hạ tầng thông tin chưa đồng bộ, trao đổi thông tin giữa hệ thống dịch vụ công trực tuyến của địa phương với các bộ, ngành cũng chưa theo một chuẩn thống nhất, hành lang pháp lý chưa hoàn thiện, trình độ công nghệ thông tin của cán bộ hành chính còn yếu, nguồn lực công nghệ thông tin còng thiếu và yếu cùng với đó là ý thức của người dân chưa cao.

Ngoài ra, cơ chế, kinh phí, nguồn lực của chính phủ còn gặp nhiều khó khăn... Song rõ ràng, việc triển khai cung cấp các dịch vụ công đã nâng cao tính minh bạch trong hoạt động của Chính phủ, góp phần phát triển kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh, năng suất lao động và thể hiện bước chuyển mình của Việt Nam trong cuộc cách mạng 4.0.

Theo ông Bạch Hồng Hiếu, Phó Chủ tịch UBND phường Mộ Lao, việc thực hiện tiếp nhận và xử lý hồ sơ cho công dân qua mạng vừa tiết kiệm thời gian cho người dân, vừa giảm áp lực cho các bộ và nạn giấy tờ ở các văn phòng hành chính. Từ đầu năm đến nay, phường đã tiếp nhận và giải quyết được 390 hồ sơ trực tuyến ở mức độ 3, trong đó các hồ sơ chủ yếu là về khai sinh, hộ tịch... số lượng hồ sơ trực tuyến ngày càng có xu hướng tăng nhanh.

Thời gian giải quyết hồ sơ cho người dân được rút ngắn, có những trường hợp chỉ giải quyết trong vòng 2, 3 ngày. Còn anh Phan Đức Hùng một cư dân ở đây cũng cho hay, tôi chỉ việc vào cổng thông tin dịch vụ công trực tuyến thành phố Hà Nội (egov.hanoi.gov.vn), lần lượt thực hiện các thao tác bấm chọn và điền thông tin theo mẫu, lưu mã hồ sơ tra cứu để biết tình trạng hồ sơ của mình trong khoảng 10 phút. Sau khi hoàn tất hồ sơ, khoảng 2 ngày sau sẽ nhận được kết quả. Lúc đó, chỉ cần mang các giấy tờ gốc cần thiết đến bộ phận “một cửa” của UBND phường đối chiếu và nhận giấy khai sinh cho con. Thủ tục đơn giản, không tốn nhiều thời gian, rất thuận tiện cho những người phải đi làm thường xuyên.

Lê Thắm

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Bắt giữ đối tượng "ngáo đá" cướp ô tô, dùng xẻng đánh người

Bắt giữ đối tượng "ngáo đá" cướp ô tô, dùng xẻng đánh người

(LĐTĐ) Ngày 23/11, Công an huyện Sóc Sơn (Hà Nội) cho biết đã bắt giữ Ma Vũ Duy (sinh năm 2004; trú tại xã Bản Áng, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn) để điều tra hành vi "Giết người", "Cướp tài sản".
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi

Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi

(LĐTĐ) Từ ngày 25/12/2024, trẻ em dưới 16 tuổi tại Việt Nam sẽ không thể tự đăng ký tài khoản mạng xã hội. Theo quy định mới trong Nghị định 147/2024/NĐ-CP, cha mẹ hoặc người giám hộ sẽ phải thực hiện việc này và chịu trách nhiệm giám sát mọi hoạt động của trẻ trên mạng xã hội.
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập

Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập

(LĐTĐ) Theo Thông tư 50/2024/TT-NHNN được Ngân hàng Nhà nước ban hành, kể từ ngày 1/1/2025, các ứng dụng ngân hàng sẽ không được trang bị chức năng lưu mật khẩu đăng nhập tài khoản của người dùng.
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm

Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm

(LĐTĐ) Ngày 22/11, lực lượng chức năng đã khởi động chiến dịch kiểm tra toàn diện việc vận tải hành khách trong dịp cuối năm nhằm đảm bảo an toàn giao thông và trật tự đô thị. Tổ công tác liên ngành bao gồm Đội Cảnh sát giao thông (CSGT) đường bộ số 14 và Công an quận Hoàng Mai đã tiến hành các đợt kiểm tra đột xuất tại Bến xe Giáp Bát, đồng thời thiết lập các chốt kiểm soát xung quanh khu vực.
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu

Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu

(LĐTĐ) Hôm nay 23/11, các ngân hàng thương mại đều tăng giá chiều mua vào đồng USD, giao dịch chủ yếu ở 25.509 đồng/USD.
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần

Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần

(LĐTĐ) Hôm nay (23/11/2024), giá dầu thế giới tăng khoảng 1%, đạt mức cao nhất trong hai tuần, do cuộc xung đột leo thang ở Ukraine làm tăng mức rủi ro địa chính trị. Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 71,25 USD/thùng, tăng 1,64%, giá dầu Brent ở mốc 75,14 USD/thùng, tăng 1,23%.
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao

Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng thế giới nhảy vọt thúc đẩy giá vàng miếng SJC lẫn vàng nhẫn cùng lên mốc cao mới.

Tin khác

Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa

Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa

(LĐTĐ) Triển khai Chương trình số 06-CTr/TU của Thành ủy, thị xã Sơn Tây đã tập trung phát huy các giá trị văn hóa trong phát triển du lịch, xây dựng Sơn Tây trở thành đô thị vệ tinh của Thủ đô, với chức năng: Đô thị văn hóa - lịch sử, du lịch nghỉ dưỡng, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững.
Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở

Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở

(LĐTĐ) Cuộc thi “Tìm hiểu Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở” trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024 là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng, là kênh thông tin hữu hiệu để tuyên truyền phổ biến sâu rộng nội dung Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở tới đông đảo cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động, nhân dân trên địa bàn Thủ đô.
Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024

Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024

(LĐTĐ) Sáng 22/11, Quận ủy Bắc Từ Liêm tổ chức chung khảo Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024. Tại Hội thi, thí sinh Lê Huyền Trang, Bí thư chi bộ Tổ chức hành chính, Đảng bộ Trường Trung cấp nghề Giao thông công chính Hà Nội đã giành giải Nhất.
Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa

Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa

(LĐTĐ) Để tiếp tục phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa, quận Tây Hồ triển khai những biện pháp sáng tạo thu hút sự quan tâm của người dân trong và ngoài nước, đồng thời giúp thế hệ trẻ tiếp nối truyền thống của ông cha, trân trọng và phát huy được giá trị lịch sử, văn hóa của di tích.
Quận Hai Bà Trưng góp ý vào dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ quận

Quận Hai Bà Trưng góp ý vào dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ quận

(LĐTĐ) Quận Hai Bà Trưng vừa tổ chức Hội nghị lần thứ 27 Ban Chấp hành Đảng bộ quận khóa XXVI nhiệm kỳ 2020 - 2025, cho ý kiến dự thảo Báo cáo chính trị (lần 1) của Ban Chấp hành Đảng bộ quận khóa XXVI trình Đại hội đại biểu Đảng bộ quận lần thứ XXVII, nhiệm kỳ 2025 - 2030.
Đẩy mạnh quảng bá các sản phẩm OCOP của Đông Anh tới thị trường trong và ngoài nước

Đẩy mạnh quảng bá các sản phẩm OCOP của Đông Anh tới thị trường trong và ngoài nước

(LĐTĐ) Huyện Đông Anh cần nâng cao chất lượng các sản phẩm OCOP, sản phẩm thế mạnh của địa phương tới thị trường trong và ngoài nước; phát triển các trung tâm quảng bá, giới thiệu và bán các sản phẩm OCOP, nông lâm sản của huyện, qua đó lan tỏa thương hiệu sản phẩm tới nhiều người tiêu dùng.
Hà Nội có xã dân tộc miền núi đầu tiên đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

Hà Nội có xã dân tộc miền núi đầu tiên đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

(LĐTĐ) Việc có thêm 3 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao (đợt 1) năm 2024, thống kê đến nay, Hà Nội đã có 189 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. Ngoài ra, Thành phố cũng đã có 84 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu trên các lĩnh vực.
Đẩy mạnh kết nối cung - cầu, nâng cao giá trị sản phẩm địa phương

Đẩy mạnh kết nối cung - cầu, nâng cao giá trị sản phẩm địa phương

(LĐTĐ) Để Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trên địa bàn Thủ đô phát triển bền vững và đi vào cuộc sống, Ban Chỉ đạo Cuộc vận động thành phố Hà Nội mong muốn huyện Mê Linh quan tâm đẩy mạnh kết nối cung - cầu; thiết lập các kênh phân phối mới như thương mại điện tử; có giải pháp chế biến nhằm nâng cao giá trị sản phẩm; quan tâm tổ chức du lịch kết hợp với quảng bá sản phẩm địa phương…
Sơn Tây: Khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu ngành Giáo dục và Đào tạo năm học 2023 - 2024

Sơn Tây: Khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu ngành Giáo dục và Đào tạo năm học 2023 - 2024

(LĐTĐ) Ngày 18/11, Uỷ ban nhân dân (UBND) thị xã Sơn Tây tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm thành lập ngành Giáo dục và Đào tạo Thủ đô (1954 - 2024), 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024) và tuyên dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu ngành Giáo dục và Đào tạo năm học 2023 - 2024.
Đoàn đại biểu Mặt trận thành phố Hà Nội dâng hoa tại Tượng đài Bác Hồ - Bác Tôn

Đoàn đại biểu Mặt trận thành phố Hà Nội dâng hoa tại Tượng đài Bác Hồ - Bác Tôn

(LĐTĐ) Nhân kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam - Ngày Truyền thống Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam (18/11/1930 - 18/11/2024), sáng nay (18/11), tại khuôn viên Công viên Thống Nhất, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội trang trọng tổ chức Đoàn đại biểu dâng hoa tại Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Tôn Đức Thắng.
Xem thêm
Phiên bản di động