Quyết tâm cải cách hành chính đạt hiệu quả cao nhất
Hà Nội quyết tâm tạo chuyển biến mạnh trong CCHC | |
Tinh giản bộ máy chồng chéo chức năng, nhiệm vụ |
Trong đó, đáng chú ý là các chương trình số 01 “Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các cấp ủy Đảng và tổ chức Đảng; chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên…”; Chương trình 08 về đẩy mạnh cải cách hành chính… cũng như việc thực hiện Nghị quyết 39 của Bộ Chính trị về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ công chức, viên chức.
Muốn hiệu quả phải đẩy mạnh CCHC
Đối với Chương trình 08 về “Đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo bước chuyển mạnh về kỷ luật, kỷ cương, ý thức trách nhiệm, chất lượng phục vụ nhân dân và đội ngũ cán bộ, công chức giai đoạn 2016-2020”, theo Phó Bí thư (PBT) Thành ủy - Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung, đây là Chương trình hết sức quan trọng, bởi Nghị quyết Đại hội XVI Đảng bộ TP tiếp tục xác định, cải cách hành chính (CCHC) là một trong ba khâu đột phá của thành phố (TP).
Quang cảnh Hội nghị lần thứ 4, Ban Chấp hành Đảng bộ TP.Hà Nội Khóa XVI. Ảnh: Thanh Hải |
Do vậy, mục tiêu của Chương trình nhằm xây dựng nền hành chính phục vụ, hiện đại, chuyên nghiệp và hiệu quả, tạo sự chuyển biến mạnh trong nhận thức và hành động của cả hệ thống chính trị từ TP đến cơ sở về CCHC.
Thực hiện hiệu quả công tác lãnh đạo, điều hành quản lý trên địa bàn, tạo thuận lợi tối đa phục vụ nhân dân, tổ chức và doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô.
Từ ngày 15. 1. 2016, TP đã triển khai thí điểm ở 24 phường thuộc quận Nam Từ Liêm và Long Biên về thí điểm mô hình dịch vụ công. Hiện nay, các dịch vụ công phục vụ người dân đang được triển khai có hiệu quả. Hà Nội cũng cố gắng phấn đấu toàn bộ cán bộ công chức, viên chức sẽ thanh toán tiền điện, nước qua hệ thống mạng. Hiện TP đang đầu tư về hạ tầng và đào tạo nguồn nhân lực, năm 2016 sẽ đào tạo cho 12 nghìn cán bộ, công chức đạt trình độ C về công nghệ thông tin. PBT- Chủ tịch UBND TP. Nguyễn Đức Chung |
Trọng tâm CCHC là cải cách thủ tục hành chính (TTHC), đảm bảo tính công khai, minh bạch, giảm thiểu thời gian và chi phí tuân thủ TTHC; tổ chức bộ máy các cơ quan được kiện toàn, sắp xếp theo hướng tinh gọn, thống nhất, đồng bộ, hiệu quả; cải cách chế độ công vụ, công chức theo hướng xác định rõ trách nhiệm người đứng đầu cấp ủy và chính quyền, đề cao kỷ luật, kỷ cương hành chính, chất lượng và thái độ phục vụ nhân dân của đội ngũ cán bộ, công chức; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý Nhà nước và dịch vụ công.
Cũng theo PBT Thành ủy - Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung, hiện nay UBND TP đã sắp xếp lại các phòng từ 12 xuống còn 7 phòng và cơ cấu lại nhân sự các phòng theo đúng quy định.
Trong đó, mỗi phòng có 1 trưởng phòng và từ 1 đến 3 phó phòng, đối với các phòng có phó phòng nhiều hơn so với quy định sẽ được giữ nguyên chức vụ, mức lương và chế độ, nhưng không tham gia công tác điều hành, làm công việc của chuyên viên trong 24 tháng.
Ngoài ra, Chủ tịch UNBD TP Nguyễn Đức Chung cũng cho biết: UBND TP đã có sự phân công nhiệm vụ cụ thể cho các đồng chí Chủ tịch, Phó Chủ tịch và sắp tới UBND các quận, huyện, thị xã cũng sẽ có sự phân công theo tinh thần mỗi người phụ trách một nhóm việc.
Cạnh đó, TP cũng đã dự thảo Quy chế gồm 57 điều liên quan đến trách nhiệm, quyền hạn của các đồng chí Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND, các thành viên UBND, các sở, ban, ngành của TP.
Thí điểm thi tuyển một số chức danh lãnh đạo
Về Chương trình số 01, theo Trưởng ban Tổ chức Thành ủy Vũ Đức Bảo, Thành ủy đặt mục tiêu trong giai đoạn này, 40% số cán bộ diện Ban Thường vụ Thành ủy quản lý có trình độ thạc sĩ trở lên; 100% số cán bộ cấp xã, phường, thị trấn đạt trình độ chuyên môn đại học trở lên; cán bộ diện Ban thường vụ các cấp ủy quản lý đảm bảo tỉ lệ cán bộ trẻ đạt 10% trở lên, cán bộ nữ 15% trở lên.
Đặc biệt, đến năm 2020, toàn TP phải tinh giản được tối thiểu 10% tổng biên chế cán bộ, công chức, viên chức TP được giao năm 2015. Để thực hiện mục tiêu này, Trưởng ban Tổ chức Thành ủy Vũ Đức Bảo nhấn mạnh: Công tác cán bộ của TP phải thực hiện một cách chủ động, đồng bộ và toàn diện.
Đó là tập trung rà soát, sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy của các cơ quan, đơn vị gắn với hoàn thiện, bổ sung chức năng, nhiệm vụ, nghiên cứu thí điểm việc sắp xếp thu gọn đầu mối một số cơ quan, đơn vị có chức năng, nhiệm vụ không phù hợp; kiên quyết không thành lập các tổ chức trung gian, chỉ thành lập tổ chức mới trong trường hợp cá biệt thật sự cần thiết do yêu cầu của thực tiễn.
TP cũng sẽ tiến hành thí điểm thi tuyển một số chức danh lãnh đạo cấp sở, ngành; chủ động xây dựng và thực hiện luân chuyển cán bộ lãnh đạo quản lý theo quy hoạch, với tầm nhìn dài hạn; kết hợp điều động, bố trí, sắp xếp đội ngũ cán bộ theo yêu cầu nhiệm vụ chính trị ở từng địa phương.
Về nội dung này, đa số ý kiến rất tán thành về việc kiện toàn, sắp xếp bộ máy hành chính, chính trị, đoàn thể trung lặp chức năng. Và lẽ ra việc làm này phải thực hiện từ lâu.
Bí thư Đảng ủy Khối các cơ quan TP Lê Thị Thu Hằng dẫn chứng: “Tinh giản 10% tổng biên chế, đây là chỉ tiêu tối thiểu chúng ta sẽ thực hiện được. Có những việc TP làm từ lâu thành nếp quen không dễ dàng, nhưng thực hiện Đề án 06, hơn 1 năm đã giảm được 30% số tổ dân phố, sáp nhập trên 1.000 chi bộ, giảm đáng kể đội ngũ cán bộ cơ sở, vẫn bảo đảm thực hiện các nhiệm vụ chính trị”.
Tham gia ý kiến vào dự thảo Chương trình số 04 về “Phát triển văn hóa - xã hội, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Thủ đô, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2016 - 2020”, UVBTV Thành ủy - Chủ tịch Liên đoàn Lao động TP Nguyễn Thị Tuyến đề nghị phải sớm xây dựng, ban hành Bộ Quy tắc ứng xử nơi công cộng, coi đây là khâu đột phá, tạo sự chuyển biến rõ nét trong nếp sống người Hà Nội.
Để làm được điều đó, cần có chế tài xử lý cụ thể đi kèm, bởi nếu cứ kêu gọi, tuyên truyền không thôi sẽ rất khó. Như việc bắt buộc đội mũ bảo hiểm xe máy trước kia, cùng với tuyên truyền là xử phạt, nên chỉ trong thời gian ngắn, người dân đã chấp hành nghiêm túc.
Về nội dung này, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung cho hay Sở Văn hóa - Thể thao đang chủ trì xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử. Tới đây, TP sẽ đưa dần từng phần vào áp dụng, trước mắt là cán bộ, công chức nơi công sở, chứ không đưa cả bộ quy tắc đồ sộ ra ngay và vừa làm, vừa rút kinh nghiệm.
Hà Lê - N. Toàn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
LĐLĐ quận Đống Đa: Nhiều hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc
Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ
Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số
Thành phố Hồ Chí Minh: Kết nối hỗ trợ hơn 2,3 triệu tỷ đồng cho doanh nghiệp khởi nghiệp
Quận Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô
Tin khác
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Tin mới 22/11/2024 19:31
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Tin mới 22/11/2024 19:30
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Tin mới 21/11/2024 21:42
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát
Tin mới 21/11/2024 19:44
Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Hàn Quốc kinh doanh hiệu quả
Tin mới 21/11/2024 16:43
Hưng Yên đẩy mạnh thu hút vốn FDI có hàm lượng công nghệ cao
Tin mới 21/11/2024 16:32
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Cộng hòa Dominica
Tin mới 21/11/2024 10:28
Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Chủ tịch Quốc hội Armenia
Tin mới 20/11/2024 20:22
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh gọn tổ chức bộ máy phải thực hiện với quyết tâm cao nhất
Tin mới 19/11/2024 19:35
Điều kiện để được trao danh hiệu Công dân danh dự Thủ đô
Tin mới 19/11/2024 14:31