Quốc hội sẽ giám sát cổ phần hóa

Sau 25 năm kể từ khi cổ phần hóa (CPH) doanh nghiệp nhà nước, đây là lần đầu tiên, Quốc hội - cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất - thực hiện giám sát lĩnh vực này. Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, TS. Trần Anh Tuấn hy vọng, kết quả giám sát sẽ góp phần quan trọng trong đẩy mạnh tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước.
quoc hoi se giam sat co phan hoa Phó Thủ tướng yêu cầu công khai 730 DN cổ phần hóa nhưng chưa niêm yết
quoc hoi se giam sat co phan hoa Tạm dừng cổ phần hóa 3 bệnh viện thuộc Bộ GTVT

Chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp và CPH đã đầy đủ, đồng bộ, thưa ông?

Không chỉ đồng bộ, mà còn rất quyết liệt, cụ thể. Đơn cử, Quyết định 58/2016/QĐ-TTg quy định 11 ngành, lĩnh vực Nhà nước giữ 100% vốn điều lệ; 5 ngành lĩnh vực nắm giữ từ 65% vốn điều lệ trở lên; 8 lĩnh vực nắm giữ trên 50% vốn điều lệ.

Quyết định này cũng nêu rõ danh tính 103 doanh nghiệp Nhà nước giữ 100% vốn; 4 doanh nghiệp Nhà nước giữ trên 65% vốn; 27 doanh nghiệp Nhà nước giữ trên 50% vốn; và 106 doanh nghiệp Nhà nước giữ dưới 50% vốn.

quoc hoi se giam sat co phan hoa
Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, TS. Trần Anh Tuấn

Tóm lại, ngoài 103 doanh nghiệp chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực an ninh, quốc phòng, công ích, còn lại CPH hết. Cụ thể hơn, mới đây, Thủ tướng Chính phủ công bố rõ tên doanh nghiệp thuộc bộ, ngành, địa phương nào phải CPH năm từng năm.

Theo đó năm 2017 sẽ CPH 44 đơn vị; năm 2018 CPH 64 đơn vị; năm 2019 CPH 18 đơn vị và năm 2020 CPH 1 đơn vị. Với những chỉ đạo quyết liệt trên, không có bất cứ lý do gì để kéo dài, thoái lui, bàn lùi CPH.

Sắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động và CPH không phải bây giờ mới quyết liệt, mà đã quyết liệt từ nhiều năm trước, nhưng tiến độ CPH chưa như mong đợi?

Trên thực tế, tiến độ CPH diễn ra khá nhanh, nếu năm 2001, cả nước còn 5.655 doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, thì đến đầu năm 2017, chỉ còn khoảng 700 đơn vị. Giai đoạn 2011-2015, CPH được 508 đơn vị và điều đáng nói là tốc độ CPH mỗi năm một tăng.

Nếu như năm 2011 chỉ chuyển đổi sở hữu được 14 đơn vị, năm 2012 được 26 đơn vị, năm 2013 được 73 đơn vị, thì năm 2014 được 175 đơn vị, năm 2015 được 220 doanh nghiệp và từ nay đến năm 2020 chỉ còn 137 doanh nghiệp phải chuyển đổi, trong đó CPH 127 đơn vị.

Hiện có 40 tỉnh không còn doanh nghiệp nhà nước kinh doanh thuần túy, mà chủ yếu sản xuất, cung ứng sản phẩm dịch vụ công ích, thiết yếu phục vụ phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

Số lượng doanh nghiệp CPH có thể nói là tương đối nhanh, gần hoàn thành kế hoạch. Nhưng điều đáng nói là, Nhà nước vẫn giữ cổ phần chi phối ở nhiều ngành, lĩnh vực mà Nhà nước không cần nắm giữ 100% vốn hoặc giữ chi phối, đặc biệt là tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, số lượng vốn nhà nước đã bán ra chỉ chiếm khoảng 8% vốn nhà nước tại các doanh nghiệp.

Vậy theo ông, tại sao có tình trạng trên?

Các chuyên gia kinh tế đã chỉ ra hàng loạt nguyên nhân như thị trường chứng khoán không thuận lợi; lãnh đạo doanh nghiệp và ngay cả cơ quan “chủ quản” cũng muốn nắm giữ vốn… Theo tôi, ngoài những nguyên nhân này, còn có việc quy định về xác định giá trị doanh nghiệp, xác định giá trị đất đai, xác định giá trị khoản đầu tư đem bán còn nhiều vướng mắc.

Quốc hội chuẩn bị giám sát chuyên đề việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp và CPH doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2011-2016.

Kết quả giám sát sẽ là cơ sở quan trọng để Chính phủ sửa đổi, bổ sung các chính sách hiện hành, đặc biệt là sửa đổi bổ sung Nghị định 91/2015/NĐ-CP về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp. Các chính sách mới sẽ tháo gỡ được những nội dung này, thì tiến trình thoái vốn sẽ nhanh hơn.

Mỗi tháng có trên dưới 10.000 doanh nghiệp thành lập mới. Theo ông, có nên “ồ ạt bán” vốn nhà nước để nhà đầu tư mua lại toàn bộ vốn nhà nước, thay vì phải thành lập doanh nghiệp mới?

Bán vốn phải theo giá thị trường, đấu giá công khai, chứ không thể bán rẻ. Đúng là số lượng doanh nghiệp thành lập mới rất lớn, nhưng bình quân vốn mỗi doanh nghiệp chỉ khoảng 8 - 9 tỷ đồng. Với số tiền này, nếu có mua cổ phần nhà nước, thì nhà đầu tư vẫn chỉ là cổ đông nhỏ, không có quyền chi phối, điều hành, quản lý, nên giả sử có bán rẻ, thì nhà đầu tư cũng không muốn mua, vì họ không được quyền làm chủ.

Theo Mạnh Bôn/ baodautu.vn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Người dân Thủ đô đánh giá cao iHanoi nhờ tính tiện dụng và hiệu quả xử lý

Người dân Thủ đô đánh giá cao iHanoi nhờ tính tiện dụng và hiệu quả xử lý

(LĐTĐ) Ứng dụng iHanoi đã có hơn 52.000 tài khoản đăng ký, vượt mốc 20.000 lượt truy cập hằng ngày. Ứng dụng này đã tiếp nhận và xử lý nhanh chóng 338 phản ánh, tỷ lệ hài lòng đạt trên 48%. Người dân đánh giá cao iHanoi nhờ tính tiện dụng và hiệu quả xử lý.
Đào tạo về dinh dưỡng khoa học trong thể thao cho các câu lạc bộ bóng đá Việt Nam

Đào tạo về dinh dưỡng khoa học trong thể thao cho các câu lạc bộ bóng đá Việt Nam

(LĐTĐ) Liên đoàn Bóng đá Việt Nam vừa phối hợp với Herbalife Việt Nam tổ chức buổi đào tạo về dinh dưỡng khoa học thể thao cho các đại diện của 58 câu lạc bộ bóng đá Việt Nam.
Hà Nội: Gần 1.100 tỷ đồng chi trả trợ cấp cho người có công

Hà Nội: Gần 1.100 tỷ đồng chi trả trợ cấp cho người có công

(LĐTĐ) 6 tháng đầu năm 2024, Hà Nội chi cho công tác trợ cấp ưu đãi người có công với tổng kinh phí 1.252 tỷ đồng, trong đó, thực hiện chi trả đầy đủ, kịp thời trợ cấp cho gần 80.000 người có công và thân nhân người có công số tiền 1.094 tỷ đồng.
Hơn 200 cán bộ được tập huấn công tác kiểm soát nhiễm khuẩn

Hơn 200 cán bộ được tập huấn công tác kiểm soát nhiễm khuẩn

(LĐTĐ) Vừa qua, tại Bệnh viện đa khoa Đức Giang, Sở Y tế Hà Nội tổ chức lớp tập huấn nâng cao năng lực cho 238 cán bộ làm công tác kiểm soát nhiễm khuẩn tại các cơ sở y tế trực thuộc ngành.
Tập huấn kỹ năng thương lượng, ký kết Thỏa ước lao động tập thể cho cán bộ Công đoàn huyện Phúc Thọ

Tập huấn kỹ năng thương lượng, ký kết Thỏa ước lao động tập thể cho cán bộ Công đoàn huyện Phúc Thọ

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Phúc Thọ phối hợp với Trung tâm Chính trị huyện tổ chức lớp tập huấn kiến thức về công tác An toàn, vệ sinh lao động; bồi dưỡng kỹ năng, quy trình, phương pháp xây dựng, ký kết Thỏa ước lao động tập thể cho các đồng chí trong Ban Chấp hành, Ủy ban Kiểm tra LĐLĐ huyện và cán bộ Công đoàn cơ sở trực thuộc LĐLĐ huyện.
Thời tiết ngày 17/7: Khu vực Hà Nội có nơi mưa rất to

Thời tiết ngày 17/7: Khu vực Hà Nội có nơi mưa rất to

(LĐTĐ) Dự báo thời tiết ngày 17/7, khu vực Hà Nội trời nhiều mây, ngày có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có nơi mưa rất to.
Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 43 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 43 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Trong các ngày 15 và 16/7/2024, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 43. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp. Tại Kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã xem xét, kết luận một số nội dung sau:

Tin khác

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 43 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 43 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Trong các ngày 15 và 16/7/2024, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 43. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp. Tại Kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã xem xét, kết luận một số nội dung sau:
Đã thông qua nghị quyết về thu hồi đất tái định cư liên quan Quốc lộ 6

Đã thông qua nghị quyết về thu hồi đất tái định cư liên quan Quốc lộ 6

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đã tiếp xúc cử tri huyện Chương Mỹ sau Kỳ họp thứ 17, Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố khóa XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Ra mắt cuốn sách về Quốc hội của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ra mắt cuốn sách về Quốc hội của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Chiều 16/7, tại Hà Nội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ban Tuyên giáo Trung ương và Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp tổ chức Lễ ra mắt cuốn sách “Quốc hội trong tiến trình đổi mới đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
"Chỉ bàn làm, không bàn lùi" để thúc đẩy giải ngân trên 95% vốn đầu tư công

"Chỉ bàn làm, không bàn lùi" để thúc đẩy giải ngân trên 95% vốn đầu tư công

(LĐTĐ) Biểu dương những nơi làm tốt và phê bình nghiêm khắc những bộ, ngành, địa phương chưa làm tốt công tác giải ngân vốn đầu tư công, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh "5 quyết tâm", "5 bảo đảm" để phấn đấu giải ngân trên 95% kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2024 đã được giao (gần 670 nghìn tỷ đồng).
TP.HCM: Giải ngân hơn 711 tỷ đồng vốn ODA

TP.HCM: Giải ngân hơn 711 tỷ đồng vốn ODA

(LĐTĐ) Theo Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), trong 6 tháng đầu năm 2024, Thành phố đã giải ngân được 711,162 tỷ đồng vốn ODA, đạt 13,24% so với kế hoạch năm 2024.
Bồi dưỡng kiến thức về công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế cho cán bộ Bảo hiểm xã hội

Bồi dưỡng kiến thức về công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế cho cán bộ Bảo hiểm xã hội

(LĐTĐ) Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) sửa đổi vừa được Quốc hội thông qua, trong nội dung về hợp tác quốc tế được bổ sung và đưa thành điều riêng. Cùng đó, với nhiều cơ hội hội nhập quốc tế trong lĩnh vực an sinh xã hội hiện nay, đòi hỏi cán bộ ngành BHXH Việt Nam cần được nâng cao, bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng trong công tác đối ngoại.
Thành phố Hà Nội kiến nghị bỏ yêu cầu Phiếu Lý lịch tư pháp trong một số thủ tục hành chính

Thành phố Hà Nội kiến nghị bỏ yêu cầu Phiếu Lý lịch tư pháp trong một số thủ tục hành chính

Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội kiến nghị Bộ Tư pháp xem xét bỏ yêu cầu Phiếu Lý lịch tư pháp trong các thủ tục hành chính về giáo dục, quản lý hồ sơ, lao động phổ thông… và một số giao dịch hành chính, thủ tục hành chính ở trong nước.
Hà Nội phải phấn đấu là địa phương đi đầu trong phát triển kinh tế số, xã hội số, công dân số

Hà Nội phải phấn đấu là địa phương đi đầu trong phát triển kinh tế số, xã hội số, công dân số

(LĐTĐ) Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo, với vai trò, vị thế đặc biệt quan trọng là thủ đô, trung tâm chính trị - hành chính quốc gia, đầu tàu kinh tế - văn hoá - khoa học - giáo dục của cả nước, Hà Nội phải phấn đấu là địa phương đi đầu trong công cuộc đổi mới và phát triển kinh tế số, xã hội số, công dân số, hướng tới xã hội văn minh, hiện đại.
Thí điểm thành lập Ban Công tác Mặt trận ở các tòa chung cư lớn để lắng nghe nguyện vọng nhân dân

Thí điểm thành lập Ban Công tác Mặt trận ở các tòa chung cư lớn để lắng nghe nguyện vọng nhân dân

(LĐTĐ) Nhiệm kỳ 2024 - 2029, thành phố Hà Nội cần xem xét thí điểm thành lập Ban Công tác Mặt trận ở những tòa chung cư lớn để góp phần lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của các hộ gia đình trên địa bàn. Đó là gợi mở của Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam Đỗ Văn Chiến với thành phố Hà Nội.
Đẩy mạnh cải cách hành chính, huy động mọi nguồn lực cho phát triển

Đẩy mạnh cải cách hành chính, huy động mọi nguồn lực cho phát triển

(LĐTĐ) Với tinh thần "không nói không, không nói khó, không nói có nhưng không làm", Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị các bộ, ngành, địa phương… nêu cao tinh thần trách nhiệm, phát huy khí thế đang có, tiếp tục "giữ lửa", triển khai thực hiện ngay các nhiệm vụ, giải pháp đẩy mạnh cải cách hành chính (CCHC) một cách thực chất, mang lại hiệu quả thiết thực, rõ ràng…
Xem thêm
Phiên bản di động