Quận Long Biên: Có 4 tuyến phố an toàn thực phẩm có kiểm soát
LĐLĐ - BHXH quận Long Biên: Kịp thời giải đáp vướng mắc về chính sách BHXH | |
Quận Long Biên mở rộng hợp tác với Thành phố Geochang, Hàn Quốc | |
Cải cách thủ tục hành chính: Cách làm hay từ quận Long Biên |
Đây là những thông tin được bà Đinh Thị Thu Hương, Phó Chủ tịch UBND quận Long Biên cho biết tại hội nghị giao ban báo chí do Ban Tuyên giáo Thành uỷ Hà Nội tổ chức vừa qua.
Bà Đinh Thị Thu Hương lý giải, quận Long Biên có 24 tuyến phố triển khai mô hình “Tuyến phố an toàn thực phẩm có kiểm soát” trên địa bàn 13 phường. Tuy quận Long Biên có 14 phường nhưng phường Cự khối ở xa, nên phường Cự Khối không có tuyến phố kinh doanh ăn uống nhiều, vì vậy phường Cự Khối lựa chọn mô hình bữa cỗ đông người.
Các cửa hàng ăn uống thức ăn đường phố trên “Tuyến phố an toàn thực phẩm có kiểm soát” đảm bảo các tiêu chí về an toàn thực phẩm. (Ảnh: Đức Vân). |
Theo bà Đinh Thị Thu Hương, quận Long biên triển khai mô hình “Tuyến phố an toàn thực phẩm có kiểm soát” theo khung tiêu chí bắt buộc mà Sở Y tế ban hành. Không phải chỉ Long Biên mà hiện nay các quận Cầu Giấy, Thanh Xuân đã có những “Tuyến phố an toàn thực phẩm có kiểm soát”. Gần đây đoàn kiểm tra liên ngành của Thành phố đã kiểm tra đánh giá “Tuyến phố an toàn thực phẩm có kiểm soát” của quận Long Biên.
Về hình thức triển khai, quận Long Biên đã bám sát các tiêu chí của Sở Y tế. "Theo đó, tuyến phố an toàn thực phẩm có kiểm soát” là một tuyến phố có ít nhất 20 cửa hàng kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố. Các phường đưa tiêu chí và các phường chủ động rà soát và đăng ký trên cơ sở 24 địa bàn có phường hai tuyến, có phường một tuyến. Vừa rồi, chúng tôi chỉ công nhận được đối với 4 tuyến phố đạt “Tuyến phố an toàn thực phẩm có kiểm soát” (bản chất chỉ là ba tuyến vì có một tuyến nằm trên địa bàn hai phường). Đó là các tuyến như phố Việt Hưng nằm trên địa bàn phường Việt Hưng; tuyến chợ ẩm thực tổ 27 Ngọc Lâm và tuyến phố Nguyễn Sơn thuộc phường Gia Thuỵ và phường Bồ Đề…”, bà Đinh Thị Thu Hương chia sẻ.
Bà Đinh Thị Thu Hương cũng nhấn mạnh: Các cửa hàng đã được gắn biển là cơ sở an toàn thực phẩm có kiểm soát được gắn biển xanh. Vào cơ sở có biển gắn tiêu chí bắt buộc từ giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, bản cam kết, các nguyên tắc vàng khi chế biến… Đặc biệt, quận Long Biên cũng chú trọng công khai truy xuất nguồn gốc, mua gì ở đâu có tên, số điện thoại, địa chỉ kèm theo các hợp đồng của nhân viên tại các cơ sở.
Về lộ trình thực hiện công tác đảm bảo an toàn thực phẩm trên địa bàn quận, bà Đinh Thị Thu Hương cho biết, mỗi năm quận Long Biên sẽ cố gắng thực hiện 3 - 5 tuyến phố đạt chuẩn “Tuyến phố an toàn thực phẩm có kiểm soát”. Khi các đơn vị đáp ứng đủ thì có thể đến 2020 - 2021 trên địa bàn quận sẽ đủ 24/24 tuyến phố đạt chuẩn. “Sau khi được công nhận, chúng tôi sẽ kiểm tra và thẩm định lại, nếu có vi phạm chúng tôi sẽ không công nhận tuyến phố đó. Chỉ cần một hoặc hai cơ sở không đáp ứng, chúng tôi sẽ rút công nhận đối với cả tuyến phố”, bà Đinh Thị Thu Hương khẳng định.
Thời gian qua, để đảm bảo công tác an toàn thực phẩm trên địa bàn quận Long Biên, các lực lượng chức năng đã tăng cường công toác thanh kiểm tra, toàn quận đã tiến hành kiểm tra 4.292 cơ sở, phát hiện vi phạm và xử phạt hành chính 233 cơ sở, phạt với số tiền hơn 350 triệu đồng. Ngoài ra, 14 phường đã tăng cường giám sát tại 100% các cơ sở dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố tại các tuyến phố, tuyến đường xây dựng mô hình văn minh an toàn thực phẩm dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố có kiểm soát; các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố. Có 759/774 (98,1%) bữa cỗ tập trung đông người được tư vấn, giám sát về an toàn thực phẩm. Tỷ lệ cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống thuộc quận quản lý có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt 99,4% (328/330 cơ sở). |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Tin khác
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 18:56
Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính
Thủ đô 22/11/2024 17:25
Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 15:13
Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 14:18
Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa
Thủ đô 22/11/2024 10:53
Quận Hai Bà Trưng góp ý vào dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ quận
Nhịp sống Thủ đô 21/11/2024 08:42
Đẩy mạnh quảng bá các sản phẩm OCOP của Đông Anh tới thị trường trong và ngoài nước
Nhịp sống Thủ đô 20/11/2024 18:56
Hà Nội có xã dân tộc miền núi đầu tiên đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
Nhịp sống Thủ đô 20/11/2024 09:24
Đẩy mạnh kết nối cung - cầu, nâng cao giá trị sản phẩm địa phương
Thủ đô 19/11/2024 15:25
Sơn Tây: Khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu ngành Giáo dục và Đào tạo năm học 2023 - 2024
Nhịp sống Thủ đô 19/11/2024 07:59