Quá trình phát triển toàn diện nhân cách bị ảnh hưởng nghiêm trọng
Dấu hiệu nhận biết con bạn bị bạo hành ở lớp | |
Khai trương kênh thông tin bảo vệ trẻ em 24/7 | |
Cao hơn hết là đạo đức! |
ThS. Đàm Thị Vân Anh, Giảng viên khoa Tâm lý giáo dục, trường Đại học Sư phạm Hà Nội. |
Thời gian gần đây, liên tiếp xảy ra những vụ bạo hành trẻ em, gây bức xúc dư luận. Việc trẻ bị tổn thương về thể chất và tinh thần tại thời điểm bị bạo hành là không thể tránh khỏi. Điều đáng nói là quá trình hình thành và phát triển nhân cách phát triển toàn diện nhân cách của trẻ cũng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
ThS. Đàm Thị Vân Anh, Giảng viên khoa Tâm lý giáo dục, trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã có những chia sẻ về vấn đề này với báo Lao động Thủ đô:
PV: Thưa bà, việc trẻ bị bạo hành sẽ ảnh hưởng như thế nào đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách phát triển toàn diện nhân cách của trẻ?
ThS. Đàm Thị Vân Anh: Trẻ bị bạo hành ở mọi lứa tuổi từ mầm non, tiểu học đến trung học phổ thông đều sẽ bị ảnh hưởng nặng nề về thể trạng và tâm lý, đồng thời sẽ có những tác động tiêu cực đến quá trình hình thành và phát triển toàn diện nhân cách của trẻ (cả về thể chất, tâm lý và xã hội).
Đối với những tổn thương về thể chất thì có thể chữa lành nhưng tổn thương về tâm lý sẽ kéo dài dai dẳng, thậm chí trở thành sự ám ảnh theo trẻ suốt cuộc đời. Trẻ bị bạo hành sẽ thu mình lại, ít giao tiếp, khó hòa đồng với cuộc sống xung quanh, sẽ có những nỗi ám ảnh, sợ hãi đối với những người có điểm tương đồng về độ tuổi, giới tính… với người đã từng bạo hành trẻ.
Hơn thế nữa, trẻ bị bạo hành còn có thể hình thành những suy nghĩ tiêu cực, hận thù và có những hành động không đúng với chuẩn mực đạo đức. Có thể, nỗi ám ảnh tâm lý vì bị bạo hành nhiều khi được che giấu đi nhưng trong tiềm thức vẫn luôn luôn tồn tại.
PV: Đối với những trẻ không may bị bạo hành, người thân cần có những quan tâm, chăm sóc ra sao, thưa bà?
ThS. Đàm Thị Vân Anh: Ngay sau khi trẻ bị bạo hành phải lập tức cách ly trẻ với người bạo hành. Đồng thời, có biện pháp chăm sóc về sức khỏe, tâm lý kịp thời và luôn luôn phải có người gần gũi, giám sát trẻ để ngăn chặn kịp thời những hành động tiêu cực có thể xảy ra. Nếu như trẻ bị người thân bạo hành thì phải có sự can thiệp kịp thời của các cơ quan chức năng có thẩm quyền, các tổ chức xã hội… Sau đó, cha mẹ hoặc những người giám hộ nên đưa trẻ đến gặp các chuyên gia tâm lý để kịp thời phát hiện những tổn thương về tâm lý và có liệu pháp điều trị hoặc được tư vấn một cách đầy đủ trong quá trình chăm sóc trẻ.
Đối với những trẻ bị bạo hành ở độ tuổi mầm non, trong giai đoạn này trẻ dễ bị tổn thương nhất nhưng nếu như kịp thời có sự bao bọc, yêu thương và sự giúp đỡ, hỗ trợ của người thân thì sự tổn thương mà trẻ phải gánh chịu dễ nguôi ngoai vì lúc này nhận thức của trẻ còn chưa rõ. Còn đối với những trẻ bị bạo hành ở độ tuổi tiểu học hoặc trung học phổ thông thì mức độ ảnh hưởng về tâm lý sẽ cao hơn và khó làm nguôi ngoai hơn vì ở độ tuổi này, nhu cầu khẳng định bản thân của trẻ rất cao, trẻ sẵn sàng tìm cách chống đối và làm theo những suy nghĩ non nớt của mình như bỏ nhà hoặc có những hành động khiêu chiến… Khi đó, phải có sự can thiệp kịp thời của các cơ quan chức năng có thẩm quyền, các tổ chức xã hội, đặc biệt là người thân và giám hộ phải luôn luôn gần gũi và yêu thương trẻ bằng tình yêu chân thật để tránh những trường hợp đáng tiếc có thể xảy ra.
Trẻ bị bạo hành sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình phát triển toàn diện nhân cách. (Ảnh minh họa) |
PV: Thực tế cho thấy, những người gần gũi nhất với trẻ như cha mẹ, cô giáo, bảo mẫu trong gia đình lại chính là những người bạo hành trẻ. Theo bà, đâu là nguyên nhân?
ThS. Đàm Thị Vân Anh: Sở dĩ xảy ra tình trạng cha mẹ bạo hành con mình là do nhận thức của những bậc làm cha làm mẹ đôi khi vẫn chưa thực sự đúng đắn. Nhiều người thường nghĩ rằng con mình sinh ra mình có thể làm gì thì làm và họ quan niệm “yêu thì cho roi cho vọt”. Nhiều khi, cha mẹ chỉ coi trọng quyền uy mà buộc con cái phải chịu theo sự giáo huấn của cha mẹ cho dù đó là phương pháp giáo huấn nào đi chăng nữa.
Bên cạnh đó, áp lực trong công việc, cuộc sống cũng dễ khiến các bậc cha mẹ bị căng thẳng, stress và họ không biết kiểm soát, kiềm chế những cảm xúc tiêu cực, không biết giải tỏa những áp lực ấy như thế nào, và đôi lúc dẫn đến tình cảnh “giận cá chém thớt”, cho dù trẻ chỉ mắc một lỗi nhỏ nhưng cũng là một cái cớ để cha mẹ đánh, mắng. Ngoài ra, nhiều người chưa có kỹ năng làm cha, làm mẹ, họ chỉ làm theo bản năng mà không quan tâm đến việc tìm hiểu những cách thức để làm bạn với con, giáo dục con như thế nào để con có điều kiện phát triển tốt nhất.
Còn sở dĩ trẻ bị các cô giáo mầm non và bảo mẫu trong gia đình bạo hành là do các cô giáo và bảo mẫu không được đào tạo bài bản, họ chỉ có suy nghĩ đơn thuần là phải đánh, mắng thì trẻ mới sợ và nghe lời; không nhận thức được vai trò, trách nhiệm của mình trong việc chăm sóc, dạy dỗ trẻ; không nhận thức được hậu quả đối với những hành vi mình gây ra và không có kỹ năng xử lý tình huống, kỹ năng kiểm soát cảm xúc tiêu cực khi phải chịu nhiều áp lực trong công việc.
PV: Bà có những lời khuyên nào để người lớn tránh khỏi những hành vi bạo lực với trẻ?
ThS. Đàm Thị Vân Anh: Đối với các bậc cha mẹ, hãy giáo dục con bằng tình thương, yêu thương con hơn nữa, cố gắng làm bạn với con, chia sẻ và tâm sự với con để hiểu con nhiều hơn từ đó có những biện pháp giáo dục thích hợp. Đồng thời, những người đang và sẽ làm cha làm mẹ hãy trau dồi những kiến thức về con trẻ ở những độ tuổi khác nhau, tham dự những buổi chia sẻ về kỹ năng làm cha làm mẹ…
Đối với các cô giáo mầm non và bảo mẫu, trước khi đi vào làm công việc chăm sóc trẻ thì ngoài vấn đề yêu quý trẻ, các cô cần phải có kiến thức về chăm sóc trẻ vì giáo viên mầm non không chỉ đơn thuần là trông cho trẻ ngủ, trẻ ăn mà các cô còn hội tụ rất nhiều các yếu tố, am hiểu và vận dụng tốt các kiến thức về nhiều lĩnh vực y tế, dinh dưỡng, ca, múa, nhạc… Đồng thời, phải có kỹ năng kiểm soát cảm xúc tiêu cực, kỹ năng xử lý tình huống… để có thể làm tốt vai trò, trách nhiệm của một người chăm sóc trẻ.
PV: Xin cám ơn bà!
Mai Quý (thực hiện)
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Dâng hương tưởng niệm lãnh tụ Nguyễn Đức Cảnh
Dự đoán kết quả trận Singapore - Việt Nam: Có Son là thắng!
Vụ án "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2: Những giọt nước mắt muộn màng
Sôi nổi Ngày hội văn hóa - thể thao quận Tây Hồ năm 2024
Từ hôm nay, người dùng mạng xã hội phải xác thực số điện thoại
Hà Nội được chọn đăng cai Lễ mở ký Công ước Liên hợp quốc về Tội phạm mạng
TP.HCM: Đảm bảo an toàn giao thông đường thủy dịp lễ, Tết
Tin khác
Quận hoàn Kiếm: Xử phạt hàng loạt bãi xe tự phát trong đêm Giáng Sinh
Trật tự đô thị 25/12/2024 09:49
Cuối năm, tăng cường xử lý vi phạm về giao thông
Trật tự đô thị 24/12/2024 08:30
Xây mới, cải tạo chợ trên địa bàn Hà Nội: Công khai, minh bạch để người dân biết và giám sát
Trật tự đô thị 20/12/2024 20:45
Công an Thanh Trì ra quân trấn áp tội phạm, đảm bảo an ninh trật tự dịp Tết Nguyên đán
Trật tự đô thị 18/12/2024 12:17
Công an thành phố Hà Nội đảm bảo an ninh trật tự dịp cuối năm
Trật tự đô thị 16/12/2024 10:33
TP.HCM: Kiểm tra, xử lý các trường hợp xây dựng sân thể thao ngoài trời sai quy định
Trật tự đô thị 15/12/2024 11:56
Vẫn khó việc quản lý con người và bố trí địa điểm kinh doanh
Trật tự đô thị 08/12/2024 19:26
Hà Nội khảo sát, nghiên cứu cho thuê vỉa hè tại 123 tuyến phố
Trật tự đô thị 04/12/2024 22:40
Bảo đảm trật tự đô thị dịp cuối năm
Trật tự đô thị 03/12/2024 07:08
Phát triển không gian xanh tại các đô thị
Trật tự đô thị 29/11/2024 16:30