Phục trang phim lịch sử: Bao giờ mới hết “sạn”?
Chỗ đứng nào cho phim hoạt hình Việt? | |
“Bắt cóc trái tim” chinh phục khán giả Việt | |
Phê duyệt 4 kịch bản phim truyện Nhà nước đặt hàng năm 2016 |
Thự tế đã có không ít bộ phim về lịch sử phải hứng chịu những điều tiếng vì sự cẩu thả không đáng có trong thiết kế, in ấn họa tiết trang phục. Bộ phim lịch sử với kinh phí đầu tư hàng trăm tỷ đồng “Thái tổ Lý Công Uẩn – Đường tới thành Thăng Long” là một ví dụ điển hình. Đây là bộ phim được làm ra với mục đích kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long của Công ty CP Truyền thông Trường Thành sản xuất nhưng từ bối cảnh đến phục trang đều mang đậm dấu ấn Trung Quốc. Sau nhiều lần đề nghị chỉnh sửa, bộ phim vẫn không thể Việt hóa được dẫn đến việc phim không được lên sóng, làm lãng phí hàng trăm tỷ đồng.
Trang phục trong phim “Lý Công Uẩn - Đường tới thành Thăng Long” bị chê giống Trung Quốc. |
Mới đây nhất, bộ phim “Mỹ nhân” – một dự án phim lịch sử do Bộ VHTT&DL đặt hàng Hãng phim Giải phóng và đạo diễn Đinh Thái Thụy sản xuất về đề tài thời Trịnh - Nguyễn, dự định ra rạp vào ngày 13/11/2015 nhưng chỉ mới sau mấy ngày tung ra trailer chính thức, bộ phim đã vấp phải sự chỉ trích từ phía nhà chuyên môn lẫn công chúng yêu điện ảnh, bởi bộ quan phục Việt Nam của nhân vật, do diễn viên Châu Thế Tâm thủ vai, lại in hình con sư tử giống với con sư tử trong bộ phim hoạt hình “The Lion King”. Đây là sự cẩu thả khiến người xem buồn cười nhưng khó có thể chấp nhận.
Làm thế nào để điện ảnh Việt không mắc phải những hạt sạn không đáng có này?
LĐTĐ đã có cuộc trao đổi với các chuyên gia để tìm giải pháp cho câu hỏi khó này.
Họa sĩ Trương Đức Hải: Sáng tạo nhưng không được bóp méo lịch sử
Mỗi thời đại có những nét riêng, đòi hỏi họa sĩ phục trang phải thận trọng, phải có sự hiểu biết tận cùng chứ không chỉ biết sơ sơ, lấy cái nọ chắp vá thành cái kia. Làm một bộ phục trang đúng hoặc gần đúng với lịch sử không phải việc làm đơn giản. Từ chất liệu cũng đã khó khăn rồi vì không sẵn có mà phải gia công. Ví như việc nhuộm vải, thời xưa họ nhuộm bằng cỏ cây còn giờ thì nhuộm bằng hóa chất nên về cơ bản màu sắc đã khác nhau. Cái khó của việc xây dựng trang phục cho phim lịch sử hiện nay ở Việt Nam là thiếu đội ngũ hoạ sỹ, thiết kế và những người làm nghề may trang phục. Hiện tại, trong trường Sân khấu Điện ảnh có khoa Phục trang nhưng việc giảng dạy chưa được chuyên sâu, chỉ thoảng qua nên việc truyền tải kiến thức tới lớp trẻ chưa tới. Thiếu đội ngũ làm nghề, kiến thức lịch sử lại không sâu nên việc thiết kế, sáng tạo phục trang của phim Việt thường bị sai sót.
Tôi cho rằng, đã yêu và làm nghệ thuật thì phải chịu khó học hỏi, tìm hiểu sâu sắc về giá trị của nền văn hóa phát triển theo từng triều đại. Tùy theo từng đề tài, phải nghiên cứu xem bộ trang phục đấy thuộc niên đại nào, triều đại nào. Lúc đó căn cứ trên giá trị nghệ thuật của những tư liệu để soi xét rồi tái hiện, may lại chứ không nên mượn một cái na ná như thế ở thời đại khác. Cho dù bộ trang phục đó có giống đến 90% nhưng cũng không hoàn toàn đúng với sự chân thực của lịch sử. Sáng tạo cũng phải dựa trên một nền tảng, một cái gốc mà cái gốc đấy phải là cái văn hóa của thời đại đó. Với một bộ trang phục lịch sử, chúng ta có thể chấp nhận thay đổi chất liệu nhưng kiểu dáng, hoa văn, màu sắc thì không thể thay đổi. Dù có sáng tạo cũng được làm bóp méo lịch sử, xuyên tạc giá trị văn hóa vốn có dẫn đến các thế hệ sau hiểu sai lệch về giá trị lịch sử mà đã bao nhiêu thế hệ cha ông gìn giữ.
Phim Mỹ nhân bị chê cẩu thả trong trang phục |
Theo tôi, phải có một nguồn kinh phí của nhà nước, của tổ chức xã hội để tạo nên một bảo tàng phục trang của các thời đại với sự vào cuộc của các nhà văn hóa, các nhà lịch sử tâm huyết. Bảo tàng này sẽ không chỉ góp phần giúp các nhà làm phim mà cả thế hệ trẻ Việt Nam nhìn nhận rõ giá trị lịch sử của nó.
Đạo diễn Phạm Đông Hồng: Cần đầu tư nhiều hơn về mặt con người
Muốn có một bộ phim lịch sử, người làm nghề cần phải có kiến thức tổng hợp, nghiên cứu, đọc tài liệu, tìm hiểu kỹ về thời của bộ phim đó. Tôi từng làm nhiều bộ phim dân gian nhưng chủ yếu là phim hài nên không nặng vấn đề lịch sử, có nhiều khi mắc lỗi nhưng được mọi người dễ dàng bỏ qua nhưng với phim lịch sử thì tuyệt đối phải tôn trọng, trung thành với lịch sử.
Phim lịch sử Việt thường mắc những hạt sạn, đặc biệt trong phục trang. Biết rằng làm nghệ thuật phải sáng tạo, nhưng chúng ta sáng tạo phải dựa trên nền tảng. Nói một cách công bằng, Trung Quốc làm phim lịch sử có cách điệu phục trang nhưng họ vẫn bám sát vào cái gốc. Chúng ta xem phim Võ Tắc Thiên, có thể rõ ràng trang phục đã được nhà làm phim cách điệu. Cổ áo của cung tần, mỹ nữ hơi hở hơn một chút nhưng hoa văn, phom váy áo vẫn như thời xưa chứ không giống kiểu “râu ông nọ, cắm cằm bà kia”.
Tôi cho rằng, xảy ra những sai sót trong trang phục phim lịch sử, lỗi một phần do vấn đề kinh phí. Để làm nên một bộ trang phục trong phim lịch sử, đầu tiên phải có người tư vấn về lịch sử, tiếp theo phải có đội ngũ họa sỹ giỏi, am hiểu lịch sử. Sau đó, họ tìm hiểu tài liệu lựa chọn chất liệu, họa tiết cho phù hợp thời kỳ làm bộ phim ấy rồi đặt may theo mẫu mã xưa. Nếu thực hiện đầy đủ các khâu thì khá tốn kém trong khi kinh phí làm phim hạn hẹp nên các nhà làm phim thường bớt xét công đoạn để dành tiền vào các việc khác nên thường để xảy ra sai sót. Bên cạnh đó, ở đây trách nhiệm của người đạo diễn chưa có. Họ quá xuề xòa trong các khâu, chưa chịu đầu tư thời gian vào tìm hiểu hơn nữa trước khi đưa sản phẩm tinh thần đến tay khán giả. Thêm nữa, các họa sĩ thiết kế của Việt Nam làm phim lịch sử rất kém, đa phần họ chỉ giỏi làm phim hiện đại. Tôi nghĩ rằng, điện ảnh Việt Nam muốn làm nên những bộ phim lịch sử đúng nghĩa cần phải đầu tư hơn nữa về mặt con người.
Nguyễn Hoài
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?
Tin khác
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Văn hóa 23/12/2024 11:33
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 2: Văn hóa như cái phễu, cần thời gian gạn đục khơi trong
Văn hóa 21/12/2024 13:40
Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Một năm bội thu
Văn hóa 21/12/2024 10:20
"Con đường lịch sử": Bức tranh sử thi về 80 năm Quân đội anh hùng
Văn hóa 20/12/2024 16:54
Hội hoa xuân Ất Tỵ 2025 TP.HCM có chủ đề "Non sông gấm hoa, vui xuân an hòa”
Văn hóa 20/12/2024 15:49
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 1: Cốt lõi trong hôn nhân chính là hạnh phúc của con người
Văn hóa 20/12/2024 15:17
Dấu ấn ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2024
Văn hóa 18/12/2024 12:11
Múa rối nước: Giữ hồn dân tộc trong đời sống đương đại
Văn hóa 17/12/2024 20:05
Trưng bày chuyên đề "Gan vàng dạ sắt": Kết nối và truyền cảm hứng cho giới trẻ
Văn hóa 17/12/2024 09:40
Hà Nội đêm trầm lắng, bình yên!
Văn hóa 17/12/2024 09:07