Phố Hàng Trống – Truyền thống đậm đà

Có một dòng tranh dân gian độc đáo về bút pháp, phong phú về đề tài, tươi tắn, sinh động về màu sắc, rực rỡ làm nổi tiếng tên phố, là dòng tranh Hàng Trống.
pho hang trong truyen thong dam da Phố Hàng Thiếc
pho hang trong truyen thong dam da Phố Hàng Gà
pho hang trong truyen thong dam da Phố Cửa Đông

Đó là dòng tranh độc đáo do những nghệ nhân làng Tự Tháp, tổng Tĩnh Túc, huyện Thọ Xương xưa làm ra. Phố Hàng Trống nổi tiếng còn là tên của mặt hàng được dân làng Tiên Hương (Hải Dương) ra đây làm và bán. Những chiếc trống cơm, trống bồng, trống bản, trống cái, trống con bầy rải trên phố. Cũng tại đây, dân làng Đào Xá (Hà Tây) làm và bán những chiếc lọng, ô dù rất đẹp…

Nửa đầu phố, xưa có tên là phố Hàng Thêu. Dân làng Quất Động, Hướng Dương (Thường Tín) ra đây lập nghiệp, bán sản phẩm là những chiếc khăn tay, khăn trải bàn, khăn trải giường, quần áo, được thêu ren, hoa lá, chim muông, cũng như những bức tranh thêu cảnh bờ ao, lũy tre, đồng ruộng, nếp nhà tranh… làm cho người dân “kẻ chợ” ngắm nhìn, vui mắt, thích thú mua sắm.

pho hang trong truyen thong dam da

Khách du lịch đến Hàng Trống hôm nay tận mắt thấy những cửa hàng tranh lộng lẫy. Những “thợ vẽ” ngồi sao chép tranh từ chuyện cổ Việt Nam đến tranh truyện hiện đại của Nhật Bản ở gần một chục cửa hàng trên phố. Có những dòng tranh sang trọng, lịch sự dành cho những nhà sưu tầm tranh chuyên nghiệp. Nhà tranh Việt Fine Arts số 96 và các cửa hàng Gallery san sát hơn 30 quầy, bầy bán đủ các loại tranh sơn mài, tranh thêu Quất Động, bên cạnh tranh dân gian Hàng Trống và các loại túi thổ cẩm, tượng gỗ, tượng khắc đá, đồ gia dụng, mây tre cổ xưa.

Những bức tranh gà, cá, tố nữ, tứ bình, màu sắc sinh động, tươi tắn, tranh bạch hổ, ngũ hổ uy nghiêm, tranh danh tướng lịch sử, tranh tứ bình chim, hoa mềm mại, rực rỡ… trở thành mặt hàng có truyền thống văn hóa của phố xưa Hà Nội. Tuy vậy, ngày nay Hàng Trống còn rất ít nghệ nhân làm tranh dân gian. Nghệ nhân Lê Văn Nghiêm, chuyên viên của Viện Bảo tàng Mỹ thuật là một người trong số ấy, ông luôn say sưa sáng tác và trùng tu những bức tranh cổ, đồng thời cố gắng truyền niềm say mê nghề như một “tiền nghiệp” cho con trai để bảo tồn dòng tranh Hàng Trống.

Gần một nửa số nhà trên phố Hàng Trống giờ đây kinh doanh trang phục thời trang. Riêng Công ty Thương mại dịch vụ Hafaco có đến 7 cửa hàng lớn chuyên kinh doanh quần áo nam nữ. Cửa hàng Phú Mỹ chuyên doanh comple, vetton. Có một cửa hàng rất nổi tiếng, quen thuộc với người Hà Nội, đó là cửa hàng quần áo trẻ em Đức Hạnh của bà Trần Thức Lễ, khởi nghiệp từ năm 1950. Sau bao nhiêu biến đổi thăng trầm của thị trường, cửa hàng Đức Hạnh vẫn giữ vững trước thời gian bằng sự say mê nghề nghiệp, tận tụy và sáng tạo phục vụ khách hàng.

Giờ đây, trong ngôi nhà nhỏ hẹp ở số 21 Hàng Trống, ông bà thu gom diện tích sinh hoạt của gia đình đến “tối thiểu” để dành mặt bằng cho sản xuất. Hàng nghìn bộ đồng phục học sinh của nhiều trường trên địa bàn Hà Nội đã được xuất xưởng tại đây. Nhiều mẫu mã thời trang trẻ em của Đức Hạnh đã được thị trường hào hứng chấp nhận. Ông bà là người luôn sẵn sàng đóng góp từ thiện, hàng trăm cân quần áo Đức Hạnh đã kịp thời đến tận tay trẻ em ở vùng thiên tai, bão lũ.

Đoạn cuối phố Hàng Trống gần như là trụ sở làm việc của các công sở. Tòa soạn báo Nhân dân số nhà 71, UBND quận Hoàn Kiếm số nhà 124, Tổng Công ty Công nghiệp ôtô Việt Nam số nhà 120. Tại số nhà 79, sau Cách mạng Tháng 8 năm 1945 là trụ sở Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Những năm chiến tranh chống Mỹ là trụ sở Câu lạc bộ Thống nhất dành cho các cán bộ miền Nam tập kết. Bên cạnh phố Hàng Trống là hồ Hoàn Kiếm, một danh thắng lịch sử của Thủ đô Hà Nội. Số nhà 134 nhìn ra hồ là khách sạn Phú Gia có một mặt bằng rộng rãi, vỉa hè rộng, không gian thoáng, một địa điểm đẹp cho ngày cưới của các bạn trẻ.

Hàng Trống giờ đây không chỉ là phố cổ mà đã trở thành một phố hiện đại, sầm uất hàng hóa, mang đậm bản sắc truyền thống tại nơi trung tâm của Thủ đô, luôn luôn văn minh, lịch sự, niềm nở chào đón khách du lịch vào thăm Thành phố Vì Hòa Bình, Thành phố ngàn năm Văn Hiến.

Lê Nhật Tăng

Nên xem

Bộ Thông tin và Truyền thông bổ nhiệm Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ

Bộ Thông tin và Truyền thông bổ nhiệm Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ

(LĐTĐ) Bộ Thông tin và Truyền thông (TTTT) vừa tổ chức lễ công bố và trao các quyết định về công tác cán bộ tại Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ Khoa học & Công nghệ và Vụ Kinh tế số & Xã hội số.
Chuyện về một kỹ sư đa tài

Chuyện về một kỹ sư đa tài

(LĐTĐ) Không chỉ là một người thợ giỏi, tâm huyết với công việc, kỹ sư Nguyễn Văn Tiệp - Công ty TNHH MTV chiếu sáng và thiết bị đô thị Hà Nội còn trực tiếp soạn giáo án chương trình đào tạo nâng cao trình độ đọc hiểu bản vẽ gia công sản phẩm cho công nhân tại Công ty.
Chủ động chăm lo cho người lao động ngay từ những tháng đầu năm

Chủ động chăm lo cho người lao động ngay từ những tháng đầu năm

(LĐTĐ) Bám sát sự chỉ đạo của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Thành phố, Quận ủy Bắc Từ Liêm, các cấp Công đoàn quận đã tập trung làm tốt công tác tuyên truyền, chăm lo đời sống cho đoàn viên, người lao động ngay từ những tháng đầu năm để tạo sức bật cho cả năm và những năm tiếp theo.
Nhiều sáng kiến, sáng tạo góp phần làm lợi hàng nghìn tỷ đồng

Nhiều sáng kiến, sáng tạo góp phần làm lợi hàng nghìn tỷ đồng

(LĐTĐ) Theo Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Thanh Xuân, qua các đợt thi đua, đoàn viên, công nhân viên chức lao động (CNVCLĐ) trong quận đã đóng góp nhiều sáng kiến, sáng tạo, làm lợi hàng nghìn tỷ đồng.
LĐLĐ huyện Sóc Sơn: Tôn vinh công nhân, lao động tiêu biểu trong Tháng Công nhân

LĐLĐ huyện Sóc Sơn: Tôn vinh công nhân, lao động tiêu biểu trong Tháng Công nhân

(LĐTĐ) Trong Tháng Công nhân, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Sóc Sơn xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động tôn vinh công nhân lao động bằng nhiều hình thức khác nhau. Trong đó có thực hiện các diễn đàn đối thoại với công nhân lao động, tổ chức tốt các hoạt động, phong trào thi đua sôi nổi nhằm động viên tinh thần cho đoàn viên, người lao động…
Khai mạc Lễ hội Du lịch Hà Nội 2024 với chủ đề “Thăng Long - Hà Nội, Thủ đô quyến rũ”

Khai mạc Lễ hội Du lịch Hà Nội 2024 với chủ đề “Thăng Long - Hà Nội, Thủ đô quyến rũ”

(LĐTĐ) Tối 26/4, tại Công viên Thống nhất, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch Hà Nội (HPA) tổ chức khai mạc Lễ hội Du lịch Hà Nội 2024, với chủ đề “Thăng Long - Hà Nội, Thủ đô quyến rũ”.
Công bố quyết định công nhận điểm du lịch Lệ Mật, quận Long Biên

Công bố quyết định công nhận điểm du lịch Lệ Mật, quận Long Biên

(LĐTĐ) Tối 26/4, tại quận Long Biên (Hà Nội), đã diễn ra Lễ công bố quyết định công nhận điểm du lịch Lệ Mật - phường Việt Hưng; khai mạc Tuần lễ Văn hóa - Thương mại - Làng nghề gắn với Lễ hội truyền thống đình làng Lệ Mật, thiết thực chào mừng 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.

Tin khác

Sơn Tây: Phát động cuộc thi tìm hiểu Ngày giải phóng Thủ đô

Sơn Tây: Phát động cuộc thi tìm hiểu Ngày giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Ngày 26/4, Thị ủy Sơn Tây tổ chức Lễ phát động Cuộc thi tìm hiểu "Thị xã Sơn Tây - Lịch sử hình thành và phát triển”; sưu tầm, trao tặng hiện vật, xây dựng Phòng Truyền thống thị xã và hưởng ứng Cuộc thi tìm hiểu chủ đề 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Mê mẩn ngắm Hà Nội mùa cây xanh lá

Mê mẩn ngắm Hà Nội mùa cây xanh lá

(LĐTĐ) Những ngày này, đi qua các tuyến phố của Hà Nội không khó để bắt gặp hình ảnh những hàng cây đã thay lá và bật chồi xanh non. Màu xanh mơn mởn của cây khiến đường phố Hà Nội trở nên đẹp lạ kỳ và tràn đầy sức sống.
Vùng đất bãi "lột xác" nhờ gắn nông nghiệp với du lịch cộng đồng

Vùng đất bãi "lột xác" nhờ gắn nông nghiệp với du lịch cộng đồng

(LĐTĐ) Nhắc đến vùng bãi Giang Biên, quận Long Biên (Hà Nội) là nói tới vùng đất ven đô nổi tiếng với nghề trồng rau, bện thừng và đan võng. Tuy nhiên, đến Giang Biên thời điểm này, kinh tế của vùng đất bãi đã có nhiều sự đổi thay. Nơi đây, nhiều hộ nông dân đã biết cũng nhau xây dựng các sản phẩm, mô hình du lịch nông nghiệp xanh, mang đến trải nghiệm hấp dẫn cho du khách.
Đặc sắc Lễ hội chùa Tây Phương

Đặc sắc Lễ hội chùa Tây Phương

(LĐTĐ) Chùa Tây Phương (huyện Thạch Thất, Hà Nội) là một trong những di tích có kiến trúc đẹp nhất của xứ Đoài. Đặc biệt, từ xưa đến nay, Lễ hội chùa Tây Phương là một nét đẹp văn hóa truyền thống, một sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo có ý nghĩa hết sức quan trọng trong đời sống tinh thần của người Thạch Thất và du khách, phật tử thập phương.
Công an quận Hoàn Kiếm giúp du khách nước ngoài đi lạc tìm về nơi lưu trú

Công an quận Hoàn Kiếm giúp du khách nước ngoài đi lạc tìm về nơi lưu trú

(LĐTĐ) Chiều 13/4, Chỉ huy Công an phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm cho biết, đơn vị vừa giúp một nam du khách nước ngoài bị lạc, không nhớ khách sạn đang lưu trú. Nam du khách này tỏ cảm kích khi được Công an Việt Nam nói chung và Công an quận Hoàn Kiếm, phường Hàng Trống nói riêng tận tình giúp đỡ.
Đình Nhật Tảo - ngôi đình cổ hơn 600 tuổi tại đất kinh kỳ

Đình Nhật Tảo - ngôi đình cổ hơn 600 tuổi tại đất kinh kỳ

(LĐTĐ) Nằm nép mình ngay dưới chân cầu Thăng Long, ven đê sông Hồng, đình làng Nhật Tảo - ngôi đình cổ hơn 600 năm tuổi là nhân chứng lịch sử của nhiều sự kiện trọng đại nơi mảnh đất Thăng Long Hà Nội. Ngoài ra đây còn là công trình kiến trúc tôn giáo tín ngưỡng có giá trị nhiều mặt trong kho tàng di sản văn hoá nước nhà.
Công an phường Hàng Trống trao trả tài sản bị thất lạc cho du khách nước ngoài

Công an phường Hàng Trống trao trả tài sản bị thất lạc cho du khách nước ngoài

(LĐTĐ) Ngay sau khi tiếp nhận thông tin du khách nước ngoài bị mất tài sản trên địa bàn, Công an phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm, đã khẩn trương xác minh, tìm được chiếc điện thoại và trao trả cho du khách.
Xây dựng Tây Hồ thành trung tâm văn hóa, du lịch của Thủ đô

Xây dựng Tây Hồ thành trung tâm văn hóa, du lịch của Thủ đô

(LĐTĐ) Tây Hồ là một trong những trung tâm văn hóa của Thủ đô Hà Nội, dù nhịp độ đô thị hóa mạnh mẽ nhưng tại đây vẫn còn in đậm các dấu ấn của kinh thành Thăng Long xưa. Lấy trục trung tâm là Hồ Tây thì Tây Hồ là nơi lắng đọng nhiều trầm tích văn hóa với hàng loạt di tích lịch sử nổi tiếng, lễ hội đặc sắc và làng nghề truyền thống. Từ những lợi thế này, việc khơi thông nguồn lực về văn hóa, coi văn hóa là động lực phát triển là định hướng nền tảng đúng đắn để “đánh thức” các tiềm năng, giá trị của mảnh đất văn hiến.
Phát động cuộc thi viết kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô: “Ký ức tự hào”

Phát động cuộc thi viết kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô: “Ký ức tự hào”

(LĐTĐ) Chiều 28/3, Báo Hànộimới chính thức phát động cuộc thi viết Kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô: “Ký ức tự hào” trên báo điện tử Hànộimới và ấn phẩm Hànộmới Cuối tuần.
Linh Thiêng đình Vẽ

Linh Thiêng đình Vẽ

(LĐTĐ) Hằng năm, cứ đến ngày 9 và 10/2 Âm lịch, những người con làng Kẻ Vẽ trên mọi miền Tổ quốc lại trở về phường Đông Ngạc (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) tham dự lễ hội đình Vẽ để tưởng nhớ, tri ân các vị thần. Đây cũng là nét văn hóa tín ngưỡng truyền thống được người làng Kẻ Vẽ lưu giữ hàng trăm năm qua.
Xem thêm
Phiên bản di động