Phố Hàng Hòm đổi mới
Phố Hàng Bè | |
Phố Hàng Chiếu | |
Phố cổ Hàng Mành |
Vào những năm 50 của thế kỷ XIX, một số gia đình thôn Hà Vỹ, huyện Thường Tín ra đây lập nghiệp. Họ mở cửa hàng làm nghề sơn gỗ truyền thống của làng. Mặt hàng ban đầu là những chiếc hòm đựng quần áo, tráp đựng giấy tờ, sơn đen. Sau nhiều người rủ nhau ra buôn bán và lập một ngôi đình gọi là đình Hà Vỹ.
Hiện nay ngôi đình nằm trong khuôn viên số nhà 11. Đình thờ ông tổ nghề sơn của làng tên là Đền Lư người Bình Vọng, huyện Thường Tín, sinh năm 1470, đỗ Tiến sỹ năm 1502, mất năm 1540, là người có công dạy nghề sơn cho dân làng. Mặt hàng hòm bắt đầu phát triển mạnh và trở thành mặt hàng đặc trưng của phố, nên được đặt tên là phố Hàng Hòm.
Khoảng giữa thế kỷ 20, hòm đựng quần áo đã thay đổi mẫu mã và dùng những loại gỗ nhẹ, rẻ tiền như gỗ thông, gỗ tạp. Màu sắc hấp dẫn và phù hợp với thị hiếu của khách đến thời chống Mỹ, phố Hàng Hòm phần lớn là những ngôi nhà thấp bé một tầng, nhiều nhà còn lợp tôn, đường phố thì thưa thớt, vắng vẻ. Gặp những ngày nắng đẹp, vỉa hè của phố giăng dãy hòm gỗ màu vàng mơ, mang nét đặc trưng thật ấn tượng.
Giờ đây phố Hàng Hòm khác hẳn. Đã gần như thay đổi hoàn toàn. Theo trào lưu phát triển của Thủ đô, nhiều công trình xây dựng mới mọc lên, các dịch vụ hàng hóa của phố cũ Hàng Hòm cũng thay đổi theo. Từ sáng sớm đến chiều tối, suốt dọc phố đông vui, nhộn nhịp hẳn lên.
Những chiếc ôtô tải nhỏ thay nhau chở đến và chở đi hàng trăm mặt hàng, không còn là hòm gỗ nữa. Mặt hàng chiếm tỷ lệ nhiều nhất bấy giờ và cũng là đặc trưng riêng của phố ngày nay là sơn. Những thùng sơn sặc sỡ đủ màu sắc của các hãng sơn trong và ngoài nước cùng với các loại vécni, nhựa thông, keo dính… được ùn ùn chở về bày bán trong các cửa hiệu trên phố.
Hầu như các cửa hàng bán hòm xưa kia đã đổi thành cửa hàng bán sơn. Các cửa hàng mở ra san sát, khang trang, bộn bề hàng hóa như cửa hàng Hoàng Phong (số 3), Bích Minh (số 7), Xuân An (số 9)… Hầu hết các dãy nhà nửa đầu phố đều mở cửa bán hàng sơn, còn cả những ngõ nhỏ hơn một mét cũng biến thành một cửa hàng buôn bán tấp nập như Hoàng Hợi (số 10).
Có khoảng 10 nhà phía cuối phố Hàng Hòm lại kinh doanh mặt hàng lưu niệm. Những cửa hàng Zakka (số 29), Tonkin (số 35), Mỹ Hảo (số 50)… là những gallery lịch sự trang nhã rất bắt mắt. Bên cạnh đó còn phải kể đến những Hotel đẹp đẽ từ 4 đến 8 tầng như Espensun Hotel (số 1) Lucky (số 46)…
Những người chủ các cửa hàng trên đều khá trẻ và rất giàu có. Chủ cửa hàng sơn Hoàng Phong rất năng động, là đại lý lớn, cung cấp cho nhiều cửa hàng sơn khác ở Hà Nội và các tỉnh bạn. Họ rất cần cù, năng động, thông minh, sáng tạo và nhạy bén trước thị trường. Đó là những doanh nhân đầy tiềm năng luôn sẵn sàng đón nhận cơ hội mới thách thức mới.
LÊ NHẬT TĂNG
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Không khí Giáng sinh rộn ràng tại Nhà thờ Lớn Hà Nội
Hà Nội gỡ vướng một số dự án kéo dài, chậm đưa vào sử dụng
Hà Nội: Nhiều tuyến phố bị cấm dịp Giáng sinh
Bảng giá đất mới, giải phóng mặt bằng sẽ nhanh
Hai yếu tố tạo nên chất lượng “tiến vua” của Cam tươi FVF
Ban hành Quy chế thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025
Phụ nữ Thủ đô sẵn sàng bước vào kỷ nguyên mới
Tin khác
Hoài niệm về Hà Nội xưa qua không gian nghệ thuật ga Long Biên
Tôi yêu Hà Nội 05/12/2024 11:07
Độc đáo di sản cổ tự 2.000 năm tuổi
Tôi yêu Hà Nội 03/12/2024 07:14
Phở - Tinh hoa ẩm thực Hà thành trong kỷ nguyên số
Tôi yêu Hà Nội 03/12/2024 07:06
“Đêm Trúc Bạch” - Trải nghiệm Hà Nội qua lăng kính thời bao cấp
Infographic 28/11/2024 22:32
Báo Lao động Thủ đô giành giải Ba cuộc thi viết về Bảo vệ môi trường Hà Nội năm 2024
Tôi yêu Hà Nội 28/11/2024 10:57
Sông Đáy thuở xưa
Tôi yêu Hà Nội 26/11/2024 08:01
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch
Tôi yêu Hà Nội 23/11/2024 21:30
Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029
Tôi yêu Hà Nội 22/11/2024 17:29
Lan tỏa những hành động nhân ái từ cộng đồng
Tôi yêu Hà Nội 20/11/2024 16:19
Cầu nối giữa các doanh nghiệp khởi nghiệp với các nhà đầu tư
Tôi yêu Hà Nội 17/11/2024 21:01