Phố Hàng Da
Đường Điện Biên Phủ | |
Phố Hàng Hòm đổi mới | |
Phố Hàng Bè |
Thời Nguyễn đây là đất thôn Yên Nội, tổng Thuận Mỹ, huyện Thọ Xương. Đây được xem là nơi tập trung của những người buôn bán da trâu, bò. Thành phẩm da khô được mang ra chợ bán. Đầu phố Hàng Da có chợ cùng tên.
Chợ Hàng Da là chợ nhỏ, kiểu chợ làng chủ yếu bán da trâu bò sống. Năm 1937- 1938 xây chợ, chợ Hàng Da được dựng lên trong khu phố cổ trên phố Hàng Da, cùng với chợ Bắc Qua, chợ Cầu Đông và chợ Đồng Xuân hình thành một mạng lưới chợ khá dày đặc trong khu vực trung tâm phố cổ.
Chợ Hàng Da xưa, nay đã trở thành trung tâm thương mại |
Cuối thế kỷ trước, mặt hàng giả da xuất hiện tràn ngập trên phố. Nhiều cửa hàng vừa kinh doanh, vừa sản xuất các mặt hàng giả da như túi xách, đệm ghế, đệm lót, vali... Một mặt hàng khác cũng rất được thịnh hành trên phố là sản phẩm chế từ lốp ôtô hỏng. Những chiếc gầu xách nước, máng cho lợn ăn, túi xách, dây buộc hàng và nhất là các đôi dép cao su bền chắc, rẻ tiền rất được ưa chuộng.
Ngày nay, phố Hàng Da là phố vẫn chuyên kinh doanh các mặt hàng bằng da. Tuy nhiên, không chỉ buôn bán các loại đồ da, Hàng Da giờ đây kinh doanh rất phong phú và đa dạng. Đoạn đầu dãy lẻ có tới 4 quầy bán đồ điện gia dụng, những chiếc quạt máy, bếp điện, dây điện, dây ăng ten,bàn là, bóng đèn các loại xếp chồng chất lên quầy hàng.
Kế đó là 3 cửa hàng sửa chữa điện, quấn lại môtơ, máy phát điện, dụng cụ cầm tay. Bên kia dãy chẵn là các quầy bán hoa qua, mùa nào thức ấy, cam, quýt, xoài, lê, táo, chôm chôm, nhãn, dưa hấu, cùng với các cửa hàng bán rượu ngoại, nước giải khát.
Chợ Hàng Da giờ đây đã xây lại, trên mặt bằng cao ráo, sạch sẽ, mặt hàng kinh doanh thật phong phú và đa dạng. Chợ Hàng Da đã trở thành thương hiệu tin cậy, hấp dẫn với người Hà Nội và là một trung tâm thương mại của quận Hoàn Kiếm.
Trải qua bao nhiêu biến thiên của lịch sử, phố và chợ Hàng Da cùng người dân nơi đây đã chứng kiến Hà Nội qua nhiều thời kỳ thăng trầm khác nhau. Từ thời điểm đế quốc Mỹ mở rộng đánh phá ra miền Bắc năm 1964, đến thời kỳ đất nước đổi mới.
Mặc dù đến nay, Phố Hàng Da và chợ hàng Da vẫn tồn tại và phát triển, nhưng con phố đã dần thay đổi để thích ứng với thời đại phát triển mới. Tuy nhiên, những nét độc đáo của con phố này vẫn được người dân lưu giữ và truyền lại cho con cháu như một nét văn hóa của mảnh đất Thăng Long kinh kỳ xưa.
T.An
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội: Lính cứu hỏa nhường mặt nạ dưỡng khí cho thai phụ trong đám cháy
Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo
Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)
Trộm xe của bạn "cắm" lấy tiền trả nợ, chơi game
Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch
Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ
Tin khác
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch
Tôi yêu Hà Nội 23/11/2024 21:30
Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029
Tôi yêu Hà Nội 22/11/2024 17:29
Lan tỏa những hành động nhân ái từ cộng đồng
Tôi yêu Hà Nội 20/11/2024 16:19
Cầu nối giữa các doanh nghiệp khởi nghiệp với các nhà đầu tư
Tôi yêu Hà Nội 17/11/2024 21:01
Tái hiện không gian "nhà tranh vách đất" làng quê Bắc Bộ
Tôi yêu Hà Nội 15/11/2024 14:47
Gốm Bát Tràng thương hiệu hai trong một
Tôi yêu Hà Nội 14/11/2024 09:08
Làng đào Nhật Tân: Hoa vẫn nở sau bão Yagi
Tôi yêu Hà Nội 05/11/2024 17:10
Ứng dụng công nghệ thông tin để quảng bá văn hóa, lịch sử địa phương
Tôi yêu Hà Nội 23/10/2024 11:30
Sức lan tỏa mạnh mẽ của phong trào thi đua “Dân vận khéo” huyện Gia Lâm
Tôi yêu Hà Nội 22/10/2024 14:02
Tình yêu từ cao nguyên lâm viên xanh
Thủ đô 11/10/2024 15:43