Phía sau những hoàn cảnh đáng thương đến cây ATM gạo miễn phí
Những ngày qua, các cấp chính quyền Hà Nội đã rất nỗ lực vào cuộc để quan tâm, chăm lo cho những người yếu thế, người có hoàn cảnh khó khăn trước tác động của dịch bệnh Covid-19. Từ cấp phường, xã đến quận, huyện và cấp thành phố đều đã có nhiều hành động thiết thực để hỗ trợ nhân dân Thủ đô vượt qua đại dịch. Với quan điểm “không để ai bị bỏ lại phía sau”, các cấp chính quyền Thủ đô đã thường xuyên rà soát, phát hiện kịp thời những gia đình khó khăn, những người thiếu thốn vì dịch bệnh để kịp thời hỗ trợ. Cả hệ thống chính trị thành phố đã vào cuộc rất trách nhiệm, nỗ lực hạn chế thấp nhất những ảnh hưởng của dịch bệnh, nhất là đối với đời sống người dân.
Mặc dù vậy, nhưng vừa qua trên một số tờ báo đã phản ánh về một số trường hợp thương tâm, yếu thế gặp khó khăn trong cuộc sống thường nhật. Trước thông tin này thành phố Hà Nội đã rất cầu thị, ngay lập tức rà soát lại các trường hợp này để nếu họ thực sự khó khăn sẽ kịp thời hỗ trợ. Tuy nhiên, kết quả cho thấy, những trường hợp mà báo chí nêu không phải quá khó khăn và không được quan tâm nhiều như lời các trường hợp này phản ánh với báo chí, mà họ đã được chính quyền địa phương quan tâm, chăm lo, có người thậm chí còn đã được nhận quà nhiều lần.
Cụ thể như trường hợp của bà Nguyễn Thị N. (tổ dân phố Trù 1, phường Cổ Nhuế 2) đã chia sẻ với báo chí rằng chồng bà đã mất, nay mình bà bươn chải nuôi con trai bị tâm thần. Trước dịch bà còn chạy chợ bán mớ rau, đi rửa bát thuê, mỗi ngày kiếm thêm dăm ba chục. Từ ngày dịch bệnh, hai mẹ con rau cháo qua ngày. Bà được tổ trưởng tổ dân phố mách ở dưới quận Bắc Từ Liêm phát gạo, dù đường sá xa xôi nhưng bà vẫn ráng đi lấy gạo từ thiện.
Bà Nguyễn Thị N. nhận hỗ trợ của chính quyền địa phương |
Về trường hợp này, ông Nguyễn Việt Chiến – Bí thư Đảng ủy phường Cổ Nhuế 2 (quận Bắc Từ Liêm) cho biết, cuối năm 2019, gia đình bà N. đã được đưa ra khỏi hộ nghèo bởi gia đình có một thành viên đang trong độ tuổi lao động. Hộ bà N. có hai mẹ con gồm bà N. và con trai sinh năm 1982, sức khỏe bình thường, còn một con gái đã đi lấy chồng ở Thái Nguyên.
Trong đợt dịch Covid-19, gia đình bà Nguyễn Thị N. đã nhận được nhiều sự hỗ trợ. Cụ thể, ngày 7/4, bà được hỗ trợ 10 kg gạo do Câu lạc bộ thiện nguyện Cổ Nhuế trao tặng; ngày 19/4, Tổ công tác của phường Cổ Nhuế 2 đã trao tặng một suất quà (gồm 10 kg gạo, 01 thùng mì tôm, nước mắm, dầu ăn, bột canh); ngày 19/4, Ủy ban nhân dân phường Cổ Nhuế 1 cũng đã tặng cho bà 20 kg gạo và 500.000 đồng.
Cũng theo Bí thư Đảng ủy phường Cổ Nhuế 2 Nguyễn Việt Chiến, xét thấy hộ gia đình bà Nguyễn Thị N. mặc dù đã thoát nghèo nhưng vẫn thuộc diện khó khăn nên trong thời gian tới, Đảng bộ, chính quyền địa phương, các ngành đoàn thể sẽ tiếp tục quan tâm, giúp đỡ để gia đình bà N. ổn định cuộc sống.
Về trường hợp của bà Đàm Thị T. chia sẻ với báo chí rằng trước đây, khi tay chân còn khỏe, bà thường đi chợ bán mớ rau, nải chuối, nay bệnh khớp triền miên cộng với tuổi già, bà phải nghỉ chợ, từ đó mọi chi tiêu trong nhà đều trông vào đồng lương ít ỏi của cháu bà. Cháu bà học xong cấp ba không thi đại học mà xin đi làm bánh thuê. Do dịch bệnh không được bán hàng nên cháu bà đã nghỉ làm 2 tháng nay. Không kiếm ra tiền nên bà T. phải đến cây ATM gạo ở Nhà văn hóa phường Nghĩa Tân (quận Cầu Giấy, Hà Nội) để nhận gạo miễn phí.
Nhà của bà Đàm Thị T. (ở phường Quan Hoa, quận Cầu Giấy) |
Tuy nhiên, thông tin về trường hợp này, đại diện quận Cầu Giấy cho biết, bà Đàm Thị T. (sinh năm 1945, trú tại tổ 9, phường Quan Hoa) hiện tại đang ở cùng với một người cháu nội, sinh năm 2001, đã đi làm. Nhà bà xây 3,5 tầng kiên cố bê tông cốt thép, diện tích mặt sàn khoảng 30m², tầng 3 cho thuê, từ Tết đến giờ chưa có người thuê. Trong nhiều đợt họp bình xét của các ban, ngành, đoàn thể khu dân cư đều không đưa hộ bà T. vào diện đề nghị phường hỗ trợ hàng năm cũng như trong dịp dịch Covid-19.
Còn về trường hợp chị Hoàng Ngọc Y. (35 tuổi, Hàng Vôi, Hà Nội) chia sẻ với báo chí rằng suốt cả tháng qua, 6 người trong nhà chị chỉ trông chờ vào thùng mì tôm, vài cân gạo được phường hỗ trợ, lo ăn từng bữa do hai vợ chồng chị - hai lao động chính trong nhà đã thất nghiệp kể từ ngày dịch Covid-19 bùng phát. Hay như hoàn cảnh của nhà bà L., theo bà chia sẻ với báo chí là phường hỗ trợ 5 kg gạo và 1 thùng mì tôm, bà L. tính nhẩm số thực phẩm này sẽ ăn được trong vài tuần nếu dè xẻn. Vậy là, bữa ăn hàng ngày của 2 mẹ con gồm lưng bơ gạo, 2 quả trứng và 1 món rau. Đều đặn bữa nào cũng như bữa nào.
Tuy nhiên một lãnh đạo phường Lý Thái Tổ (quận Hoàn Kiếm) cho biết, trường hợp của bà L. (tên do tác giả bài báo đặt), qua xác minh ảnh bài báo đăng là bà Nguyễn Thị H., chồng mất, con gái đang đi học, đã được Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc phường Lý Thái Tổ phối hợp với nhóm từ thiện An Lạc hỗ trợ một suất quà gồm 3 kg gạo, 1 chai dầu ăn, 1 gói bột canh, 5 khẩu trang. Đại diện phường cũng đã chuyển một phần quà của các nhà hảo tâm trên địa bàn tới gia đình bà H. gồm 5kg gạo, thịt lợn, bắp cải.
Còn trường hợp của chị Hoàng Ngọc Y., bà Phạm Thị M. (mẹ chồng chị Y.) là chủ hộ đại diện gia đình đã nhận một suất quà gồm 3 kg gạo, 1 chai dầu ăn, 1 gói bột canh, 5 khẩu trang, do Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc phường phối hợp với nhóm từ thiện An Lạc hỗ trợ. Đại diện phường cũng đã chuyển tiếp các phần quà của nhà hảo tâm trên địa bàn tới gia đình bà M. gồm 10kg gạo, thịt lợn, thịt gà, rau củ.
Qua những thông tin phản hồi từ chính quyền địa phương đã cho thấy những nỗ lực của các cấp chính quyền Thành phố Hà Nội, các tổ chức, cá nhân có tấm lòng hảo tâm trong việc chăm lo, hỗ trợ những trường hợp có hoàn cảnh khó khăn, người yếu thế trong thời điểm dịch bệnh Covid-19 đang diễn ra nhằm giúp họ ổn định cuộc sống, vượt qua khó khăn.
Đáng trách là một số người đã nói quá lên những nỗi khổ của mình, muốn tìm sự cảm thương của người khác. Từ sự nói quá lên của họ, báo chí vì cảm thương mà phản ánh những mảnh đời cơ cực. Rồi từ thông tin đó, các cấp chính quyền phải mất công sức vào cuộc, rà soát để cuối cùng kết quả không phải như họ kêu khổ.
Chỉ một hành động vô thức nhưng khiến chính quyền thêm bận rộn không đáng có trong lúc đang rất cần tập trung dập dịch, hỗ trợ những người yếu thế, khó khăn thực sự. Đây cũng là sợi dây kinh nghiệm của báo chí. Hơn lúc nào hết cần có sự phối hợp chặt chẽ, song hành cùng với chính quyền địa phương để có những thông tin đa chiều, tạo sự đồng thuận trong cộng đồng, xã hội, để tất cả cùng một lòng, chung tay chung sức đẩy lùi dịch bệnh.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?
Tin khác
Tạo điều kiện để trẻ em khiếm thị tiếp cận công nghệ
Cộng đồng 22/12/2024 06:53
Nhân lên niềm tự hào về truyền thống lịch sử vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng
Cộng đồng 21/12/2024 11:47
Quận Thanh Xuân biểu dương cán bộ làm công tác dân số
Xã hội 21/12/2024 10:19
Ra mắt tính năng nhận diện “Ứng dụng chính thức của Chính phủ” trên Google Play
Xã hội 20/12/2024 12:24
Tập huấn kỹ năng truyền thông về sàng lọc trước sinh, sơ sinh cho cộng tác viên dân số
Xã hội 20/12/2024 06:53
Tiếp nhận hơn 107 tỷ đồng dành cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trong năm 2025
Cộng đồng 19/12/2024 23:11
Quận Thanh Xuân hưởng ứng Tháng hành động Quốc gia về dân số
Xã hội 19/12/2024 20:52
Xuân đẹp nhất khi còn bên bố mẹ
Cộng đồng 19/12/2024 17:42
Độc đáo nghề làm hoa tre
Cộng đồng 19/12/2024 16:30
Phát động chiến dịch “Những mùa xuân nguyên vẹn”
Cộng đồng 19/12/2024 13:21