Phát triển thương hiệu gạo Việt Nam: Đừng bỏ quên thị trường nội địa
Mường Lát – Thanh Hóa: Hàng ngàn hộ dân được hỗ trợ gạo trồng rừng | |
Xuất khẩu gạo sang Trung Quốc như "đánh bạc" |
Thua Thiệt vì chưa có thương hiệu chính
Là mặt hàng nông sản có thế mạnh, nhiều năm liền gạo Việt Nam liên tiếp nằm trong 3 nước có lượng xuất khẩu lớn nhất thế giới. Với diện tích trồng lúa lớn, cùng với sự thay đổi liên tục về giống, chất lượng, giá thành…đã giúp ngành lương thực có sự ổn định về nguồn cung ứng, tăng thu nhập cho nông dân. Theo số liệu thống kê từ Bộ NN&PTNT, hiện nay Việt Nam có 4,1 triệu hecta đất trồng lúa, trong khi đó chỉ riêng khu vực ĐBSCL chiếm tới 53% tổng diện tích trồng lúa cả nước. Năm 2014, tổng sản lượng lúa đạt 45 triệu tấn, sản lượng xuất khẩu hơn 6,3 triệu tấn, đạt kim ngạch 2,93 tỷ USD.
Doanh nghiệp muốn xây dựng thương hiệu gạo trên thế giới, trước hết cần phải xây dựng thương hiệu gạo ngay tại thị trường nội địa. |
Mặc dù đạt được những thành tựu nổi bật, tuy nhiên ngành lúa gạo Việt Nam vẫn đứng trước rất nhiều thách thức. Theo đánh giá của ông Nguyễn Thế Hải, Giám đốc Cty xuất khẩu nông sản Việt, mặc dù sản lượng xuất khẩu gạo của chúng ta hiện nay đang đứng thứ 3 thế giới, nhưng nhìn chung, nông dân vẫn còn sản xuất chủ yếu với quy mô gia đình, nhỏ lẻ. Trong khi đó, các HTX, tổ nhóm sản xuất lúa gạo theo hợp đồng lại chưa phát huy hết năng lực, dẫn đến khó khăn quản lý chất lượng. Bên cạnh đó, mặc dù hiện nay nước ta có nhiều giống lúa tốt, chất lượng, tuy nhiên lại không có giống lúa mũi nhọn, có thương hiệu trên thị trường thế giới.
Bà Nguyễn Thị Hằng, chuyên gia tại Đại học Nông nghiệp, chia sẻ, hiện tại gạo Việt Nam đang “dậm chân tại chỗ”, đó là chưa nói đến dấu hiệu thụt lùi. Bởi lẽ, từ một nước có sản lượng xuất khẩu gạo đứng thứ 2 thế giới sau Thái Lan, gạo Việt Nam hiện đã bị gạo Ấn Độ “qua mặt”. Thậm chí, một số nước khác như: Pakistan, Campuchia, Myanma… đang nhăm nhe chiếm các thị trường truyền thống của Việt Nam. Thị trường phân khúc gạo Việt Nam hiện nay chủ yếu là trung bình và thấp. Gạo xuất khẩu vẫn là gạo trắng, gạo có chất lượng chiếm tỉ trọng thấp. Vì thế, áp lực cạnh tranh của gạo Việt Nam với các nước truyền thống rất lớn, không chỉ là vấn đề về giá, sự ổn định mà còn là vấn đề chất lượng và thương hiệu. Được biết, hiện tại nước ta có trên 200 doanh nghiệp có quy mô trung bình và lớn, đã và đang tham gia vào hệ thống thương mại gạo, nhưng việc xây dựng một thương hiệu gạo có chất lượng trên thị trường xuất khẩu còn hạn chế, trên bản đồ lúa gạo thế giới, để tìm một thương hiệu gạo Việt là rất khó.
Với trữ lượng xuất khẩu lớn, đặc biệt là các vùng nguyên liệu đặc trưng, tạo ra rất nhiều gạo có thương hiệu trong nước được người tiêu dùng tin tưởng như: Gạo tám Điện Biên, gạo lứt (ĐBSCL), hay tám Hải Hậu… song, trữ lượng các loại gạo này còn ít, sản xuất manh mún và thiếu sự ổn định, vẫn chưa được xây dựng thành một thương hiệu thực sự có khả năng cạnh tranh với các loại gạo tốt của Thái Lan, Ấn Độ, Myanma…
“Hoạt động quảng bá, tiếp thị thương hiệu gạo của chúng ta còn hạn chế, chưa tạo được các chuỗi liên kết ngang, chưa quan tâm đến đúng mức đến việc chọn các loại giống có chất lượng cao, bởi vậy chúng ta vẫn chưa có thương hiệu gạo chính, đó là thiệt thòi lớn của nông dân, của doanh nghiệp Việt. Thái Lan hiện đã có trên 200 thương hiệu gạo quốc gia khác nhau, đặc biệt từ những năm 1959, họ đã chính thức công bố các giống lúa gạo nổi tiếng trong đó có gạo ThaiHom Mali Rice, Jasmine; Ấn Độ có gạo Basmati, còn Campuchia đi sau chúng ta nhiều, nhưng hiện đã có 8 thương hiệu gạo tại hội chợ gạo quốc tế, còn thương hiệu gạo Việt giờ ở đâu, chắc chỉ có các nhà quản lý mới biết”, bà Hằng nói.
Cần đầu tư bài bản
Mới đây, thông tin đưa ra từ truyền thông Thái Lan, với việc thiếu nước tưới tiêu do tình trạng hạn hán kéo dài, khiến Chính phủ Thái Lan phải kêu gọi nông dân trên toàn quốc tạm dừng trồng lúa và chuyển sang canh tác các giống cây trồng khác. Trước sự kiện trên, nhiều chuyên gia kinh tế trong ngành nông nghiệp khẳng định, đây là cơ hội để ngành lúa gạo Việt Nam chiếm thị trường thế giới từ người Thái, bởi chắc chắn sản lượng lúa gạo của Thái Lan sẽ giảm. Tuy nhiên, không ít ý kiến cho rằng, chúng ta không nên chiếm thị trường bằng cách “tạm thời, chộp giật”, mà cần phải làm theo lộ trình, lâu dài và tấn công vào các thị trường khó tính như: Mỹ, châu Âu. Muốn làm được điều đó, trước hết gạo Việt Nam cần khẳng định được chất lượng, thương hiệu…
Việc một nước xuất khẩu đến 7 triệu tấn gạo mỗi năm như Việt Nam mà vẫn chưa có bộ giống lúa quốc gia là điều đáng ngạc nhiên. Hiện nay, ngành lương thực Việt Nam vẫn đang “ngủ quên” trong niềm tự hào khi chúng ta vẫn là một trong những nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, bỏ quên thị trường tiêu thụ nội địa, với tổng sản lượng tiêu thụ lên đến 35 triệu tấn, gấp 5 lần khối lượng xuất khẩu và gần bằng 80% tổng lượng gạo xuất khẩu trên toàn thế giới.
Có ý kiến cho rằng, xây dựng thương hiệu phải đi từ cơ sở, từ nông dân làm ra sản phẩm. Nhưng phải chăng bấy lâu nay, chúng ta xây dựng thương hiệu nông sản trên một lộ trình ngược khi để nông dân tự quyết định trồng loại gì, giống gì, tiêu chuẩn nào dựa trên cảm tính từ những tín hiệu đầy bấp bênh của thị trường. |
“Vấn đề xây dựng thương hiệu cho gạo Việt không chỉ bây giờ các doanh nghiệp mới quan tâm, trước đó có một số doanh nghiệp xây dựng thương hiệu gạo cao cấp như: Cty Viễn Phú với gạo hữu cơ Hoa sữa, BVTV An Giang với gạo Tứ quý, Cty gạo sạch với gạo Ông thọ… Tuy nhiên, hầu hết các thương hiệu gạo này chỉ thâm nhập vào các kênh siêu thị (10%), trong khi đó chưa chú trọng đến thị trường truyền thống, kênh bán hàng nhỏ lẻ, tự do tại thị trường nội địa (chiếm 90%), vì thế, gạo thương hiệu nhanh chóng bị “bỏ quên”. Doanh nghiệp muốn xây dựng thương hiệu gạo trên thế giới, trước hết cần phải xây dựng thương hiệu gạo ngay tại thị trường nội địa”, ông Vũ Vinh Phú, Chủ tịch Hiệp hội Siêu thị Hà Nội chia sẻ.
“Xây dựng thương hiệu gạo Việt đầu tiên là phải đầu tư cho bộ giống lúa quốc gia. Bộ giống lúa này được xem là tài sản quốc gia, nên phải được đầu tư một cách bài bản và có chiến lược. Thứ hai là giải pháp kênh phân phối. Ưu tiên hàng đầu tư xây dựng kênh phân phối nội địa, xây dựng thương hiệu từ chính thị trường nội địa trước. Cuối cùng là hạn chế quy mô sản xuất nhỏ lẻ của nông dân và xuất khẩu gạo “xô” (loại gạo hỗn tạp, chất lượng, kích thước hạt không đồng đều) theo đơn đặt hàng. Có như vậy gạo Việt mới cạnh tranh và có chỗ đứng trong quá trình hội nhập quốc tế”, ông Ngô Thế Dân, Chủ tịch Hội làm vườn Việt Nam nhấn mạnh.
Đạt Đỗ
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Cụm thi đua số 6 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Thực hiện tốt chức năng đại diện
Bắt giữ nhóm thanh thiếu niên cầm dao kiếm, hò hét đuổi đánh nhau
Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở
Kịp thời cứu nạn 2 người thoát khỏi đám cháy trong đêm
Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ I
Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024
Cụm thi đua số 5: Nhiều đổi mới, sáng tạo trong hoạt động công đoàn
Tin khác
Giá xăng dầu hôm nay (22/11): Giá dầu thế giới tăng gần 2%, trong nước giảm
Thị trường 22/11/2024 07:16
Tỷ giá USD hôm nay (22/11): Đồng USD tăng mạnh trên thị trường tự do
Thị trường 22/11/2024 06:34
Giá vàng hôm nay (22/11): Vàng trong nước và thế giới vẫn tiếp tục "leo thang"
Thị trường 22/11/2024 06:08
Tỷ giá USD hôm nay 21/11: Giá USD trên thị trường tự do vẫn tiếp đà tăng
Thị trường 21/11/2024 07:02
Giá vàng hôm nay 21/11: Giá vàng thế giới sát mốc 2.640 USD/Ounce
Thị trường 21/11/2024 07:01
Giá xăng dầu hôm nay (21/11): Giá dầu thế giới quay đầu giảm
Thị trường 21/11/2024 06:27
Giá xăng dầu hôm nay (20/11): Giá dầu thế giới tiếp tục tăng
Thị trường 20/11/2024 07:08
Tỷ giá USD hôm nay 20/11: Giao dịch giữ mức 25.507 đồng/USD
Thị trường 20/11/2024 07:05
Giá vàng hôm nay (20/11): Tăng không ngừng
Thị trường 20/11/2024 06:18
Giá xăng dầu hôm nay (19/11): Giá dầu thế giới quay đầu bật tăng
Thị trường 19/11/2024 08:48