Phát triển mô hình chăn nuôi tập trung

(LĐTĐ) Thời gian qua, nông dân huyện Quốc Oai đã có những bước đi vững chắc trong phát triển nông nghiệp nhờ việc tập trung phát triển mô hình chăn nuôi quy mô lớn, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật, nhất là nuôi gia cầm, thủy cầm, từ đó nâng cao thu nhập, góp phần hoàn thành nhiệm vụ đạt huyện nông thôn mới.
phat trien mo hinh chan nuoi tap trung Chuyển biến tích cực trong công tác phòng chống dịch bệnh
phat trien mo hinh chan nuoi tap trung Hiệu quả từ các mô hình chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản
phat trien mo hinh chan nuoi tap trung Hiệu quả từ các mô hình chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học
phat trien mo hinh chan nuoi tap trung
Mô hình gà đẻ trứng mang lại hiệu quả kinh tế cao của huyện Quốc Oai.

Ông Cấn Văn Chiến ở thôn Cấn Thượng, xã Cấn Hữu (huyện Quốc Oai) là một trong những hộ gia đình có thâm niên nuôi vịt đẻ trứng trên diện tích 6 sào ở xứ đồng Trảy của thôn. Theo ông Chiến, nuôi vịt đẻ trứng không vất vả, bởi vật nuôi hiếm khi bị bệnh, chỉ cần lưu ý khi thời tiết thay đổi để không ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản.

Với quy trình chăn nuôi sạch, đàn vịt của ông Chiến có tỷ lệ đẻ khá cao, từ 90 đến 95%, chất lượng trứng ngon, được các thương lái, nhà hàng thu mua ổn định. Sau khi trừ mọi chi phí, mỗi năm gia đình ông Chiến thu lãi gần 300 triệu đồng. Theo Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Cấn Hữu Nguyễn Quang Khải, hiện tổng đàn gia cầm trên địa bàn xã có 442.705 con, tăng 49,6% so với cùng kỳ năm 2018.

Toàn xã có 259 trang trại chăn nuôi gà, vịt đẻ, thương phẩm... với kinh phí đầu tư cho mỗi trang trại từ 2 đến 8 tỷ đồng, quy mô nuôi từ 5.000 con đến 30.000 con/hộ, cho thu nhập từ 500 triệu đồng đến hơn 2 tỷ đồng/hộ/năm.

Ở xã Phú Cát, ngoài hàng trăm hộ chăn nuôi gia cầm trong khu dân cư, số lượng từ 100 đến 1.000 con gà thương phẩm, xã còn có 2 điểm quy hoạch trang trại xa khu dân cư tại xứ đồng Làng Cốc và Gò Đống Vang với hơn chục hộ nuôi từ 5.000 đến 10.000 con gà đẻ trứng và ấp nở con giống. Ông Nguyễn Đức Thành, nhân viên thú y xã Phú Cát cho biết, tổng đàn gia cầm của xã hiện có hơn 253.000 con gà, vịt. Những hộ chăn nuôi nhỏ lẻ tự tìm nơi tiêu thụ gà thương phẩm.

Riêng những trang trại chăn nuôi số lượng lớn đều có các công ty, đơn vị ký hợp đồng thu mua sản phẩm trứng ổn định, mang lại giá trị thu nhập từ vài trăm triệu đồng đến 1 tỷ đồng/hộ/năm. Cũng với mô hình chăn nuôi gà đẻ, gà thương phẩm, xã Đông Yên hiện có hàng trăm hộ chăn nuôi gà, trong đó có hơn 90 hộ nuôi từ 1.000 đến 20.000 con, tập trung ở các thôn Yên Thái, Việt Yên.

Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Đông Yên Tô Xuân Toàn cho biết: Các hộ như gia đình các ông Bành Thế Trọng, Đỗ Hoàng Đạt, Lê Năm Thắng… ở thôn Yên Thái chăn nuôi gà thương phẩm từ 10.000 đến 15.000 con, mỗi năm cho thu lãi 600-800 triệu đồng/hộ. Tuy nhiên, hiện nay các hộ chăn nuôi gà ở Đông Yên vẫn phải tự tìm nơi tiêu thụ trứng và gà thương phẩm.

“Chúng tôi mong muốn được giới thiệu các công ty, đơn vị đứng ra bao tiêu sản phẩm để nông dân Đông Yên yên tâm đầu tư chăn nuôi gia cầm và có thu nhập ổn định, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống”, ông Tô Xuân Toàn bày tỏ.

Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân huyện Quốc Oai Nguyễn Đức Phương cho biết: Nhờ tích cực chuyển đổi cơ cấu vật nuôi, nên địa bàn huyện có nhiều trang trại chăn nuôi gia cầm tập trung ở các xã: Cấn Hữu, Hòa Thạch, Đông Yên, Phú Cát... Tính đến nay, toàn huyện có tổng đàn gia cầm 2,5 triệu con, trong đó gia cầm sinh sản 1,2 triệu con.

Nhiều mô hình chăn nuôi gia cầm cho hiệu quả cao như: Mô hình chăn nuôi ấp nở gà công nghệ cao ở xã Cộng Hòa, mô hình nuôi gà đẻ trứng ở xã Cấn Hữu, gà thương phẩm nuôi thả đồi ở xã Đông Yên... đã giúp nông dân trên địa bàn huyện có thu nhập bình quân hơn 40 triệu đồng/người/năm. Thời gian tới, huyện Quốc Oai sẽ tập trung hỗ trợ nông dân tham gia các chuỗi liên kết sản xuất - tiêu thụ sản phẩm, tìm kiếm thị trường tiêu thụ để có đầu ra ổn định cho nông sản, góp phần nâng cao hơn nữa thu nhập cho nông dân.

Hoàng Phúc

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024: "Hút" hàng nghìn khán giả về Sơn Tây

Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024: "Hút" hàng nghìn khán giả về Sơn Tây

(LĐTĐ) Sau 3 ngày (31/10 - 2/11), Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024 đã khép lại, đánh dấu sự trở lại sôi động của các ban nhạc sống trong dòng chảy nghệ thuật biểu diễn, khẳng định vị trí không gì có thể thay thế được dẫu rằng đã đến thời của kỷ nguyên công nghệ 4.0. Đáng chú ý, trong những ngày biểu diễn, hàng nghìn khán giả từ khắp mọi miền đã đổ về Sơn Tây để thưởng lãm chương trình nghệ thuật đặc sắc này.
Google Maps tích hợp AI Gemini, sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi về địa điểm

Google Maps tích hợp AI Gemini, sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi về địa điểm

(LĐTĐ) Google Maps vừa nâng cấp tính năng vượt trội với sự hỗ trợ của AI Gemini, giúp người dùng có trải nghiệm du lịch và khám phá địa điểm thông minh, tiện lợi hơn bao giờ hết.
Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn

Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn

(LĐTĐ) Hiện nay, không khí lạnh tăng cường đang ảnh hưởng mạnh đến thời tiết miền Bắc và miền Trung, gây ra tình trạng rét tại Hà Nội và các tỉnh phía Bắc, trong khi miền Trung đối diện với những trận mưa lớn kèm nguy cơ ngập lụt, lũ quét và sạt lở đất.
Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi

Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi

(LĐTĐ) Ủng hộ chủ trương xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài, tuy nhiên, đại biểu Nguyễn Anh Trí (Đoàn thành phố Hà Nội) cho rằng, phải cân nhắc thật kỹ về sự cần thiết và tính hiệu quả.
Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”

Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”

Sau thời gian triển khai, mô hình “Cổng trường an toàn giao thông” trên địa bàn quận Ba Đình bước đầu đã phát huy tác dụng, góp phần giảm thiểu tình trạng ùn tắc giao thông trước cổng trường trước và sau giờ tan học. Mô hình này còn giúp xây dựng môi trường giao thông an toàn, thân thiện, góp phần đẩy lùi tình trạng vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông (TTATGT).
Quy định về phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở từ 16/12/2024

Quy định về phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở từ 16/12/2024

(LĐTĐ) Theo quy định mới, từ 16/12/2024, yêu cầu phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở theo quy trình chi tiết, bao gồm tiếp nhận, kiểm tra, và xử lý hồ sơ đúng thẩm quyền. Hồ sơ cần đáp ứng các tiêu chuẩn cụ thể và được lưu trữ cẩn thận.
Công đoàn ngành GTVT Hà Nội: Trao hỗ trợ cho đoàn viên bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3

Công đoàn ngành GTVT Hà Nội: Trao hỗ trợ cho đoàn viên bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3

(LĐTĐ) Ngày 2/11, Công đoàn ngành Giao thông Vận tải (GTVT) Hà Nội tổ chức đoàn công tác do đồng chí Tạ Thị Mỹ Thanh - Ủy viên Ban Chấp hành Công đoàn GTVT Việt Nam, Đảng ủy viên, Chủ tịch Công đoàn ngành GTVT Hà Nội làm Trưởng đoàn đã đến các đơn vị Công đoàn cơ sở để trao hỗ trợ cho đoàn viên công đoàn bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3.

Tin khác

Thanh Trì: Sản phẩm OCOP góp phần xây dựng Nông thôn mới nâng cao

Thanh Trì: Sản phẩm OCOP góp phần xây dựng Nông thôn mới nâng cao

(LĐTĐ) Thanh Trì là huyện đầu tiên của thành phố Hà Nội được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao. Với kết quả này, huyện về đích sớm hơn 2 năm so với kế hoạch đề ra. Cùng với nhiều tiêu chí đã được hoàn thành, thì sản phẩm nông nghiệp, đặc biệt là sản phẩm OCOP đã góp phần làm nên thành quả về lĩnh vực kinh tế trong tiến trình cán đích Nông thôn mới nâng cao của huyện Thanh Trì.
Những "Hàng cây nông dân" làm đẹp nông thôn nhờ dân vận khéo

Những "Hàng cây nông dân" làm đẹp nông thôn nhờ dân vận khéo

(LĐTĐ) Về Đan Phượng hôm nay, đường làng ngõ xóm, dọc những triền đê như được khoác lên mình tấm áo mới, đó là những hàng cây xanh, cây hoa tỏa bóng mát. Bắt mắt nhất là những tấm biển công trình “Hàng cây nông dân” mang đậm dấu ấn nông thôn mới. Đây chính là thành quả từ công tác dân vận khéo của hội nông dân các cấp huyện Đan Phượng.
Thưởng thức “vị ngọt đồng quê” từ mật ong Đan Phượng

Thưởng thức “vị ngọt đồng quê” từ mật ong Đan Phượng

(LĐTĐ) Là vùng đất của “hoa thơm trái ngọt”, Đan Phượng thu hút loài ong mật ở khắp nơi đổ về. Chúng bị hấp dẫn bởi muôn loài hoa đẹp và những nhụy hoa từ cây ăn trái được trồng trên khắp mảnh đất này. Nhận ra điều này, người dân Đan Phượng đã tìm giống ong tốt nhất để nuôi lấy mật. Mật ong Đan Phượng giờ đã trở thành “thức quà” cho nhiều người yêu vị ngọt đồng quê.
Hiệu quả xây dựng nông thôn mới từ phát triển hoa, cây cảnh

Hiệu quả xây dựng nông thôn mới từ phát triển hoa, cây cảnh

(LĐTĐ) Hiện nay, việc xây dựng nông thôn mới tại Hà Nội đang đặt ra yêu cầu cao về cải thiện chất lượng sống cho người dân. Trong đó, mục tiêu của chương trình là xây dựng môi trường sống an toàn, thân thiện với thiên nhiên. Đóng góp vào mục tiêu này, ngành Sinh vật cảnh Thủ đô đã không ngừng đổi mới, hoàn thiện; qua đó không chỉ góp phần bảo vệ môi trường, kiến tạo cảnh quan, thu hút du lịch, mà còn đóng góp thiết thực trong xây dựng nông thôn mới và đô thị văn minh.
Cần đáp ứng nhu cầu trữ nước phục vụ sản xuất

Cần đáp ứng nhu cầu trữ nước phục vụ sản xuất

(LĐTĐ) Theo cử tri huyện Sóc Sơn (thành phố Hà Nội), hiện nay, các hồ trữ nước phục vụ sản xuất đã bị bồi lắng, vì vậy lượng nước dự trữ không đảm bảo cho sản xuất nông nghiệp, đề nghị Thành phố cho cơ chế nạo vét để đảm bảo phục vụ sản xuất nông nghiệp cho người dân...
Gỡ “nút thắt” trong đầu tư, xây dựng chợ tại các địa phương

Gỡ “nút thắt” trong đầu tư, xây dựng chợ tại các địa phương

(LĐTĐ) Một trong những “nút thắt” được tháo gỡ tại Nghị định số 60/2024/NĐ-CP ngày 5/6/2024 của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ, đó chính là việc cho phép các địa phương đầu tư xây dựng chợ bằng nguồn ngân sách (đầu tư công) cho tất cả các hạng chợ 1, 2, 3… Điều này đã mở ra cơ hội trong thu hút đầu tư, phát triển chợ tại các địa phương trong đó có Thủ đô Hà Nội.
Kết quả lấy ý kiến sự hài lòng người dân về đề nghị thành phố Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2024

Kết quả lấy ý kiến sự hài lòng người dân về đề nghị thành phố Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2024

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội vừa có Công văn số 3340/MTTQ-BTT gửi các cơ quan báo chí về việc công khai kết quả lấy ý kiến sự hài lòng của người dân đề nghị thành phố Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới năm 2024.
Đẩy mạnh số hóa để làng nghề Thủ đô phát triển

Đẩy mạnh số hóa để làng nghề Thủ đô phát triển

(LĐTĐ) Với sự phát triển của khoa học công nghệ, thời gian qua, nhiều làng nghề của Thủ đô đã nhanh chóng nắm bắt cơ hội, đẩy mạnh việc đầu tư khoa học công nghệ vào sản xuất, quảng bá thương hiệu. Nhờ đó, không chỉ vấn đề ô nhiễm môi trường làng nghề được khắc phục, mà các sản phẩm làng nghề còn tận dụng cơ hội và xu thế công nghệ số để vươn ra thị trường thế giới.
Phát huy vai trò của phụ nữ trong sản xuất kinh doanh nông sản

Phát huy vai trò của phụ nữ trong sản xuất kinh doanh nông sản

(LĐTĐ) Hợp tác xã (HTX) Nông sản và dịch vụ thương mại Đông Xuân (huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội) là một mô hình kinh tế hoạt động hiệu quả. Qua đó đã tạo thành mô hình tổ liên kết sản phẩm nông sản an toàn ở địa phương; giới thiệu các điểm du lịch cộng đồng trên địa bàn xã Đông Xuân; sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm nông sản an toàn do địa phương sản xuất ra thị trường.
Cấp mã số vùng trồng: Cần nhanh chóng, linh hoạt phục vụ nhu cầu xuất khẩu

Cấp mã số vùng trồng: Cần nhanh chóng, linh hoạt phục vụ nhu cầu xuất khẩu

(LĐTĐ) Trong thời kỳ Cách mạng công nghiệp 4.0, sự cạnh tranh của các mặt hàng nông sản, vấn đề truy xuất nguồn gốc, an toàn thực phẩm... ngày càng trở nên quan trọng. Trong đó, việc cấp mã số vùng trồng mang lại rất nhiều lợi ích cho bà con nông dân, đặc biệt là đối với bà con nông dân ở Thủ đô. Qua đó, xây dựng các vùng sản xuất chất lượng phục vụ cho hoạt động xuất khẩu. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả, công tác kiểm tra chất lượng để cấp mã xuất khẩu cần nhanh chóng, linh hoạt…
Xem thêm
Phiên bản di động