Phát huy hào khí Thăng Long - Hà Nội
Xây thư viện, thắp sáng tương lai cho học trò nghèo vùng khó | |
Hãy nuôi dưỡng trong mình tình yêu Tổ quốc và khát khao cống hiến | |
Thúc đẩy tư duy sáng tạo của học sinh |
Thủ đô ngàn năm văn hiến đã làm nên những chiến công của quân dân Đại Việt
Hơn 10 thế kỷ Thăng Long - Hà Nội là một chặng đường dài của một vùng đất rất đỗi thiêng liêng, là nơi hội tụ tinh hoa và khí phách của cha ông, cũng là nơi tiêu biểu cho tinh thần quật khởi của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam.
Ngược dòng thời gian lịch sử, mùa thu năm Canh Tuất (1010), Lý Thái Tổ ban chiếu dời đô từ Hoa Lư về thành Ðại La và đổi tên thành Thăng Long. Với tầm nhìn xa rộng của vị Vua anh minh, sáng suốt, từ hơn 1.000 năm trước, Lý Thái Tổ đã khẳng định địa thế nơi này: "Ở vào nơi trung tâm trời đất, được cái thế rồng cuộn hổ ngồi. Ðã đúng ngôi nam bắc tây đông, lại tiện hướng nhìn sông tựa núi. Ðịa thế rộng mà bằng, đất đai cao mà thoáng. Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt; muôn vật cũng rất mực phong phú, tốt tươi. Xem khắp nước ta, chỉ nơi này là thắng địa. Thật là chốn hội tụ trọng yếu của bốn phương đất nước".
Cũng từ mùa thu ấy (1010), Thăng Long chính thức được ghi vào sử sách của dân tộc với biết bao huyền thoại đẹp đẽ, nhiều chiến tích vẻ vang và khởi nguồn cho một bước chuyển mình thịnh vượng của các triều đại phong kiến Việt Nam.
Ô Quan Chưởng - một cửa ô của Hà Nội xưa. |
Trải qua những thăng trầm của lịch sử và biến động của thời gian, Thăng Long - Hà Nội vẫn luôn là nơi hội tụ khí thiêng sông núi, tinh hoa và sức mạnh của đất nước con Lạc cháu Hồng. Lịch sử Thăng Long - Hà Nội luôn gắn liền với những chiến công hiển hách trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc. Thăng Long - Hà Nội qua dòng chảy thời gian, luôn là nơi hội tụ tinh hoa và sức mạnh của dân tộc. Sự phát triển của Thăng Long - Hà Nội khẳng định bề dày lịch sử văn hiến vẻ vang của Thủ đô, khẳng định sự trường tồn và không ngừng phát triển của một quốc gia độc lập, tự chủ.
Hơn 1.000 năm, với biết bao đời, Thăng Long xưa là kinh đô của Đại Việt trong nhiều thế kỷ, đã chứng kiến bao thịnh - suy và những chiến công hiển hách của quân và dân Đại Việt. Trong các đời Lý, Trần, Lê, Tây Sơn… Trải qua những thăng trầm của lịch sử và biến động của thời gian, thành Thăng Long tuy không còn giữ được những công trình tráng lệ, nguy nga, nhưng Thăng Long vẫn luôn là nơi hội tụ khí thiêng sông núi, tinh hoa và sức mạnh của đất nước con Lạc cháu Hồng.
Lịch sử Thăng Long - Hà Nội luôn gắn liền với những chiến công hiển hách trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc. Cổ Loa - nơi An Dương Vương chọn xây thành chống Triệu Ðà. Mê Linh - nơi Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa chọn để đóng đô.
Thời nhà Trần, mãi mãi còn đây những địa danh lừng lẫy chiến công: Chương Dương, Hàm Tử Quan... ghi dấu ấn ba lần chiến thắng quân Nguyên - Mông. Thế kỷ 15, sau cuộc kháng chiến chống quân Minh, giải phóng kinh thành, câu chuyện Vua Lê Lợi trả gươm báu đã trở thành truyền thuyết và đi vào đời sống tâm linh, thể hiện tinh thần yêu chuộng hòa bình của nhân dân ta.
Mùa xuân năm Kỷ Dậu - 1789, Quang Trung - Nguyễn Huệ làm nên kỳ tích đại phá quân Thanh, giải phóng Thăng Long. Những trận đánh Ngọc Hồi - Ðống Ða đi vào lịch sử như những bản anh hùng ca về sức mạnh quật cường của dân tộc Việt Nam.
Đến những chiến công hiển hách thế kỷ XX
Mùa thu năm 1945, dưới sự lãnh đạo của Ðảng và Bác Hồ vĩ đại, Cách mạng Tháng Tám thành công, lịch sử ghi công đầu cho Ðảng bộ và nhân dân Hà Nội bằng cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ngày 19/8/1945. Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Ðình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam).
Cũng lại chính Thủ đô Hà Nội, tối 19/12/1946 đã nổ súng mở màn cho cuộc kháng chiến toàn quốc vĩ đại của dân tộc. 60 ngày đêm khói lửa năm ấy của đồng bào Thủ đô cũng đã để lại biết bao huyền thoại với tinh thần “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”, tiêu biểu cho ý chí quật cường của dân tộc.
Cầu Long Biên - Cây cầu nối liền lịch sử và hiện tại. |
Ngày 10/10/1954, Thủ đô Hà Nội được hoàn toàn giải phóng khỏi sự chiếm đóng của thực dân Pháp, đánh dấu một trang sử chói lọi trong sự nghiệp cách mạng vẻ vang của toàn Ðảng, toàn dân tộc, cũng là sự nghiệp vẻ vang của Ðảng bộ và nhân dân Thủ đô Hà Nội. Phát huy tinh thần quật cường đó vào Tháng Chạp năm 1972, chỉ với một trận “Điện Biên phủ trên không”, Hà Nội ta đã bẻ gục nhiều pháo đài bay B52 của giặc Mỹ, làm nức lòng quân dân cả nước và bạn bè yêu chuộng hoà bình khắp năm châu.
Kế thừa và phát huy truyền thống đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc, Hà Nội trở thành niềm tin yêu, hy vọng và tự hào của đồng bào cả nước. Bạn bè quốc tế ca ngợi Hà Nội là "Thủ đô của lương tri, phẩm giá con người".
Năm 1999, Hà Nội là thành phố duy nhất ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương được Tổ chức UNESCO trao tặng danh hiệu "Thành phố vì hòa bình", được Đảng và Nhà nước phong tặng "Thủ đô Anh hùng". Thăng Long - Hà Nội qua dòng chảy thời gian, luôn là nơi hội tụ tinh hoa và sức mạnh của dân tộc.
Sự phát triển của Thăng Long - Hà Nội khẳng định bề dày lịch sử văn hiến vẻ vang của Thủ đô, khẳng định sự trường tồn và không ngừng phát triển của một quốc gia độc lập, tự chủ.
Tri ân truyền thống - tiếp nối tương lai
Thủ đô đang bừng sáng lên với diện mạo mới, sức sống mới, những thời cơ mới đi liền với không ít thách thức. Tại Trường Trung học cơ sở - Trung học phổ thông Ban Mai (quận Hà Đông, Hà Nội), mỗi cán bộ giáo viên và học sinh ý thức hơn bao giờ hết trách nhiệm của mình đối với Thủ đô. Theo đó, cả thầy và trò nhà trường đã và đang có những hành động thiết thực góp phần vhủ đô ngày càng phát triển văn minh.
Năm học 2019 - 2020, với chủ đề “Trách nhiệm tạo niềm tin”, giá trị mà toàn trường hướng tới, đó chính là tinh thần “trách nhiệm”. Thông qua định hướng phát triển của nhà trường, mỗi học sinh Ban Mai luôn thấm nhuần ý nghĩa của giá trị trách nhiệm với bản thân, với gia đình và tập thể, với cộng đồng xã hội và đất nước để sẵn sàng tiếp bước các thế hệ cha anh viết nên những trang sử mới trong một thời đại mới - thời đại của hội nhập quốc tế sâu rộng.
Nhóm học sinh Trường Ban Mai báo cáo môn Giáo dục công dân đã truyền tải tinh thần dân tộc, tinh thần “Bảo vệ Tổ quốc” trong mô hình sơ đồ đất nước Việt Nam. |
Trong ngày khai giảng năm học mới, thầy giáo Nguyễn Khánh Chung (Hiệu trưởng Trường Trung học cơ sở - Trung học phổ thông Ban Mai) có nhắn nhủ tới các em học sinh: “Với bản thân, các em hãy biết xây dựng mục tiêu học tập, rèn luyện sức khỏe, giữ gìn phẩm giá. Với gia đình, hãy là những người con hiếu thảo, biết trân trọng tình yêu mà bố mẹ và các thành viên trong gia đình dành cho mình và dành cho những người thân yêu ấy sự biết ơn và sự yêu thương chân thành. Với tập thể, các em hãy sống chan hòa, tôn trọng sự khác biệt, giúp đỡ bạn bè và cùng góp sức xây dựng trường lớp ngày một tốt đẹp hơn. Với cộng đồng và xã hội: Hãy ứng xử văn minh và có những hành động tiến bộ như bảo vệ môi trường, tuân thủ pháp luật, hãy nuôi dưỡng trong mình tình yêu Tổ quốc và khát khao cống hiến...”.
Hiện thực hóa những lời nhắn nhủ đó của thầy hiệu trưởng, cùng với mục tiêu xây dựng môi trường giáo dục hạnh phúc, Trường Trung học cơ sở - Trung học phổ thông Ban Mai đã đẩy mạnh công tác giáo dục truyền thống yêu nước, lý tưởng cách mạng, lý tưởng Chủ nghĩa xã hội cho học sinh để học sinh Ban Mai mang trái tim Việt và trí tuệ toàn cầu. Bằng những việc làm cụ thể như: Tổ chức lễ kết nạp Đoàn viên mới tại Nhà tù Hỏa Lò, trải nghiệm “Hành trình Viếng lăng Bác”, BMsers chung tay "Vì màu xanh trái đất"… mỗi học sinh Ban Mai sẽ biết trân trọng cuộc sống của mình ngày hôm nay nhiều hơn bởi cuộc sống của chúng ta được tạo nên từ mồ hôi, nước mắt, cả xương máu và sự hy sinh tuổi xuân biết bao người hôm qua.
Trường Ban Mai hỗ trợ xây dựng thư viện cho học sinh miền núi tại Lai Châu. |
Các hoạt động tích cực vì Thủ đô và cả nước của học sinh Ban Mai bằng những hành động cụ thể như: Xây dựng thư viện cho các bạn học sinh miền núi tại Lai Châu, đóng góp tương trợ cho đồng bào lũ lụt… Thông qua “Ngày hội lãnh đạo” và trong các tiết học của nhà trường, giáo viên luôn có ý thức giáo dục TLIM (giải pháp lãnh đạo bản thân) để các em học sinh có ý thức sống chủ động, hợp lực và tư duy cùng thẳng hướng tới rèn rũa bản thân thành những con người vừa có tài vừa có đức.
Không những vậy ở tất cả các môn học và cấp học, giáo viên Ban Mai thường xuyên tổ chức các hoạt động nhằm ôn lại truyền thống Thủ đô và dân tộc thông qua bài dạy sinh động ở các môn Ngữ văn, Lịch sử, Điạ lý và Giáo dục công dân để học sinh khắc ghi những thành quả của ngày hôm qua và tiếp lửa yêu nước và tự hào dân tộc, qua đó phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc và làm giàu cho nhân cách của các em.
Với sự đoàn kết, đồng thuận của nhà trường và tinh thần nhiệt huyết của học sinh, có thể khẳng định, công tác giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ đã có tác động tích cực đến học sinh, thực sự tạo động lực, góp phần nâng cao tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội cho thế hệ trẻ.
Ngày 10/10 tới đây là ngày hội lớn của nhân dân Thủ đô nói riêng và đồng bào cả nước nói chung. Đối với học sinh Ban Mai, chặng đường phía trước vừa có nhiều triển vọng, thời cơ nhưng cũng không thiếu những khó khăn, thách thức lớn. Những giá trị truyền thống lịch sử, văn hóa và cách mạng luôn là niềm tự hào, thôi thúc các em phát huy hào khí Thăng Long; phát huy truyền thống đoàn kết, thống nhất, tinh thần chủ động, sáng tạo; khơi dậy mọi tiềm năng, thế mạnh. Đông thời chủ động, tích cực ra sức học tập và rèn luyện vì ngày mai lập nghiệp, góp phần nhỏ bé của mình vào xây dựng Thủ đô phát triển toàn diện, bền vững xứng đáng với tầm vóc và vị thế "Thủ đô Anh hùng", "Thủ đô nghìn năm văn hiến" trong thời đại Hồ Chí Minh.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Tin khác
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 18:56
Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029
Tôi yêu Hà Nội 22/11/2024 17:29
Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính
Thủ đô 22/11/2024 17:25
Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 15:13
Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 14:18
Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa
Thủ đô 22/11/2024 10:53
Đích đến của Đề án 06 là người dân được hưởng thụ dịch vụ ở bất kỳ đâu, tạo công bằng xã hội
Chỉ đạo - Điều hành 21/11/2024 19:41
Hợp tác để tạo bước đột phá thực hiện Đề án 06 của thành phố Hà Nội
Chỉ đạo - Điều hành 21/11/2024 19:23
Hà Nội thống nhất chủ trương đầu tư 3 cây cầu lớn qua sông Hồng
Chỉ đạo - Điều hành 21/11/2024 16:44
Quận Hai Bà Trưng góp ý vào dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ quận
Nhịp sống Thủ đô 21/11/2024 08:42