Phải chăm sóc cây xanh đúng cách
Nỗ lực khắc phục sự cố mưa giông | |
Việt Nam chưa thể dự báo được giông lốc |
Nỗi lo của người dân
Nhiều người nghĩ nguyên nhân chính khiến cây cối bị đổ, biển bảng vị rơi trong trận mưa giông kinh hoàng vừa qua là do thời tiết. Nhiều người trên phố Trần Duy Hưng phản ánh thêm về một loạt cây bung gốc đổ nghiêng hay một cành cây to đổ đè lên một chiếc xe 45 chỗ khiến đường Trung Hòa bị chắn nửa lòng đường. Bà Bùi Thanh Hương, tòa nhà 25T (Trung Hòa – Nhân Chính), cho biết, nhìn từ trên nhà bà thấy cây gãy liên tiếp, gió giật mạnh khiến cả mảng tường rào của công trình đang thi công gần đó bị long và bay xuống lòng đường, sang cả khu vực sân của tòa nhà bên cạnh. “Sống ở Hà Nội gần 50 năm nay nhưng chưa bao giờ tôi chứng kiến cảnh mưa giông gây thiệt hại lớn đến như vậy”, bà Hương chia sẻ.
Thực tế, không chỉ khu vực Trung Hòa mà nhiều tuyến phố, tuyến đường khác cũng đều chịu chung cảnh đổ cây, biển quảng cáo, tôn mái nhà, ... bay khắp nơi. Đó là chưa kể đến nhiều tòa nhà chung cư bị vỡ kính, “bay” từ tầng cao xuống, “bay” trạm gác bảo vệ, .... là cảnh tượng chưa nhiều người hình dung tới.
Cây bật gốc trong trận mưa giông lịch sử |
Theo thống kê, Hà Nội bị gãy đổ gần 1.300 cây xanh, trong đó có hơn 800 cây nằm trên địa bàn 12 quận. Đó là chưa kể đến các cây bị gãy cành. Thiệt hại về người, có 2 trường hợp tử vong ở quận Hai Bà Trưng đều do bị cây đổ đè vào, trong đó 1 người chết tại chỗ và 1 người chết trên đường đi cấp cứu; có 5 người bị thương gồm 2 người ở quận Hoàng Mai do rơi mái tôn, quận Cầu Giấy 2 người do rơi biển báo xây dựng và quận Hoàn Kiếm 1 người do bị cây đổ.
Lượng nhà bị tốc mái cũng lên đến 139 căn, trong đó quận Nam Từ Liêm nhiều nhất với khoảng 100 căn. Cơn giông cũng khiến hệ thống lưới điện bị ảnh hưởng, gây mất điện diện rộng. Về phương tiện, 13 ô tô và nhiều xe máy bị hư hại nặng.
Đồng bộ công tác quản lý
Thành phố Hà Nội đã huy động trên 2.000 người tham gia công tác khắc phục hậu quả sau cơn mưa giông. Trong đó, có 500 cán bộ chiến sỹ sư đoàn 301 thuộc Bộ tư lệnh Thủ đô; 100 cán bộ chiến sỹ cảnh sát phòng cháy chữa cháy, thanh tra giao thông và lực lượng của Cty Công viên cây xanh cũng như môi trường đô thị. |
Đó là lời nhận xét của kỹ sư Lê Văn – giảng viên Đại học Nông nghiệp Hà Nội. Ông Văn cho biết lượng cây gãy đổ nhiều như vậy cũng là vấn đề chúng ta cần phải xem xét lại về việc chăm sóc và cắt tỉa cây. Phần lớn các cây bị gãy đổ đều là các cây có tán lá rộng và to, trong khi gốc cây lại nhỏ. Như vậy khi gió to thổi vào tán lá sẽ tạo lực lớn, là nguyên nhân khiến cho cây bị bật gốc.
Trên thực tế việc cắt tỉa cây xanh được công ty thực hiện đều đặn. Tuy nhiên việc cắt tỉa này chỉ chú trọng vào những cành cây to mà chưa chú ý đến các cây có nhiều tán lá. Nếu tỉa tán lá thường xuyên, thân cây và tán lá không bị “lệch” nhau, gió có to cũng khó có thể ảnh hưởng. Như vậy kỹ thuật chăm sóc cây, đặc biệt là cây cổ thụ cần được tiến hành hợp lý và có chọn lọc.
Việc phát quang cây rất cần thiết nhằm giảm thiểu mức độ nguy hiểm do cây gãy đổ đến mức thấp nhất. Tuy nhiên quá trình này cần đến kỹ năng quan sát và chọn những cành chết, có nguy cơ gãy đổ để chặt bỏ, giữ lại những cành xanh tốt. “Đây là một chủ trương đúng nhưng xét về góc độ kỹ thuật thì cần sự điều chỉnh lại cho phù hợp bởi phần tán lá đóng vai trò quang hợp và hô hấp. Cây đang sống khỏe thì bị chặt mất tán, khiến cây khó phát triển. Trong khi đó việc bê tông hóa vỉa hè đã kìm hãm sự phát triển. Chính vì thế những cây gặp bão ngã đổ trên đường phố, dù lá còn xanh nhưng thực chất những cây đó đã “xuống sức” do chế độ chăm sóc chưa phù hợp. Vì vậy, việc chăm sóc cây cần được tiến hành quanh năm chứ không đợi đến mùa mưa bão” – kỹ sư Văn cho biết.
Ngoài ra, công tác quản lý liên quan đến biển quảng cáo vẫn còn nhiều kẽ hở nên khi gặp gió bão thì hàng loạt những biển sai quy định mới “được thể” gây họa. Thực tế, nhiều biển hiệu, quảng cáo cỡ lớn hiện nay được treo lên, có những biển che lấp 2-3 tầng của một tòa nhà. Phần lớn khung biển làm bằng sắt, lại được đặt ngoài trời nên việc hoen gỉ là khó tránh khỏi.
Vấn đề về những biển bảng tuyên truyền, quảng cáo đã được quy định rất rõ về tiêu chuẩn kỹ thuật, kích cỡ, chất liệu. Thế nhưng công tác quản lý và kiểm tra lại không chú trọng đến điều đó. Bà Minh Trang – Phó giám đốc Công ty quảng cáo và hội chợ thương mại chia sẻ: “Theo quy định cũng như nội dung hợp đồng khi thỏa thuận với khách hàng, biển quảng cáo ngoài trời phải được kiểm tra định kỳ. Việc chỉnh trang, nâng cấp...đều tính vào chi phí khấu hao trong nội dung của hợp đồng khi ký với khách”.
Tuy nhiên tình trạng nhếch nhác của các biển quảng cáo ngoài trời đã phản ánh thực tế là phần lớn các đơn vị quảng cáo cũng như cơ quan quản lý đã không kiểm tra độ an toàn của tấm biển thường xuyên, chỉ đến khi có sự cố thì mới gia cố hoặc thay mới tấm biển khác.
Như vậy, trận mưa giông chiều tối ngày 13-6 vừa qua đã khiến Thủ đô chịu nhiều thiệt hại nặng nề. Đó cũng là bài học để các cơ quan nhìn nhận lại công tác quản lý đô thị.
Tuệ Liên
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
LĐLĐ quận Hoàn Kiếm bàn giao Công đoàn cơ sở
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hội đàm cấp cao với Trung tâm Những người lao động Brazil
Gần 300 đoàn viên, người lao động ngành NN&PTNT dự hội thao ở Đắk Lắk
Những điều người dân cần lưu ý trước khi mua nhà đất
Bầu cử Tổng thống Mỹ tác động như thế nào đến tỷ giá, lãi suất?
Khi nào có kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024?
Để giá nhà chung cư không “nóng”
Tin khác
Xe buýt xanh: Triển khai rộng rãi càng sớm càng tốt
Giao thông 05/11/2024 17:00
Thị xã Cửa Lò nhập vào Thành phố Vinh từ ngày 1/12/2024
Giao thông 05/11/2024 11:32
Tu sửa hè đường: Giải pháp nào giảm ảnh hưởng dân sinh?
Giao thông 05/11/2024 09:54
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 5/11: Sáng sớm có mưa rào, trời chuyển rét
Môi trường 05/11/2024 06:25
Hà Nội có thêm 14 dự án đủ điều kiện đưa vào kinh doanh
Trật tự đô thị 04/11/2024 15:34
Cháy nhà 5 tầng lúc rạng sáng, giải cứu 2 người mắc kẹt
Phòng chống cháy nổ 04/11/2024 09:41
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 4/11: Trời chuyển rét, có mưa rào
Môi trường 04/11/2024 05:59
Không khí lạnh tăng cường, Hà Nội chuyển rét với nhiệt độ thấp nhất 18-20 độ
Môi trường 03/11/2024 19:32
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 3/11: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng
Môi trường 03/11/2024 06:09
Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn
Môi trường 02/11/2024 20:30