Ôtô tại Việt Nam có thể được miễn thuế theo tỷ lệ nội địa hoá
Giá ôtô tại Việt Nam có thể giảm hơn 100 triệu từ 2017 | |
Mua ôtô ở Việt Nam, từ giá bán tới chi phí thực tế |
Bộ Công Thương đã đề xuất ba nhóm giải pháp chính nhằm phát triển ngành công nghiệp ôtô Việt Nam. |
Để phát triển ngành công nghiệp này trong bối cảnh Hiệp định Thương mại hàng hoá ASEAN (AFTA) sẽ có hiệu lực vào năm 2018, các sản phẩm ôtô nguyên chiếc (CBU) nhập khẩu từ ASEAN sẽ được nhập khẩu về Việt Nam với giá cả rất cạnh tranh.
“Đây là xu hướng không có lợi cho sự phát triển lâu dài của ngành công nghiệp ôtô Việt Nam và Việt Nam sẽ trở thành thị trường để các quốc gia khác có nền công nghiệp ôtô phát triển hơn như Thái Lan, Indonesia khai thác”, Bộ Công Thương nhận định.
Miễn thuế theo tỷ lệ nội địa hoá
Trước hiện thực này, Bộ Công Thương đã đề xuất ba nhóm giải pháp chính nhằm phát triển ngành công nghiệp ôtô Việt Nam.
Thứ nhất, Bộ cho rằng cần phải tạo dựng thị trường đủ lớn cho các nhà sản xuất ôtô trong nước, tức là khuyến khích sử dụng xe ôtô sản xuất trong nước.
Theo đó, Chính phủ phải có các biện pháp hợp lý bảo đảm sự phát triển minh bạch, lành mạnh của thị trường ôtô trong nước thông qua các hàng rào kỹ thuật, các biện pháp chống gian lận thương mại. Quy hoạch và phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng xe ôtô của người dân, đặc biệt tại các đô thị lớn như thành phố Hà Nội và Tp.HCM.
“Đảm bảo sự cạnh tranh bình đẳng giữa xe nhập khẩu và xe sản xuất trong nước tức là cần có cơ chế ràng buộc trách nhiệm của chủ thể nhập khẩu xe đối với người tiêu dùng, tương tự như đối với xe sản xuất trong nước”, Bộ Công Thương nêu.
Nhóm giải pháp thứ hai Bộ Công Thương đề cập là hỗ trợ có mục tiêu, nâng cao năng lực sản xuất và khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ôtô trong nước với một số các sản phẩm ôtô chủ lực, có dung lượng thị trường tốt, và có khả năng cạnh tranh với các sản phẩm của các nước khác trong khu vực thông qua các biện pháp như điều chỉnh thuế suất nhập khẩu linh kiện và phụ tùng phù hợp theo cam kết đã ký.
Đặc biệt, Bộ Công Thương nhấn mạnh giải pháp áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt phù hợp đối với xe có tỷ lệ hàm lượng giá trị gia tăng tạo ra trong nước cao, như không đánh thuế tiêu thụ đặc biệt đối phần giá trị tạo ra trong nước.
“Điều chỉnh thuế thu nhập doanh nghiệp phù hợp đối với các dự án sản xuất, lắp ráp ôtô có quy mô lớn, không phân biệt địa bàn đầu tư. Áp dụng các chính sách về tín dụng đầu tư đối với hoạt động sản xuất, lắp ráp ôtô trong nước”, Bộ cho hay.
Đặc biệt, phát triển công nghiệp hỗ trợ cũng được chú trọng ở khía cạnh hỗ trợ cho các doanh nghiệp sản xuất phụ tùng, linh kiện. Qua đó, góp phần hình thành được hệ thống các nhà cung cấpnội địa nguyên vật liệu và sản xuất linh kiện quy mô lớn thông qua việc hợp tác - liên kết và chuyên môn hoá giữa các doanh nghiệp trong sản xuất - lắp ráp ôtô và sản xuất phụ tùng linh kiện trong và ngoài nước.
Thứ ba, Bộ Công Thương nhấn mạnh đến vai trò của thu hút đầu tư FDI trong ngành công nghiệp ôtô.
“Thu hút đầu tư các tập đoàn đa quốc gia đầu tư các dự án có quy mô lớn tại Việt Nam, đặc biệt tập trung vào các tập đoàn và dòng xe chưa có cơ sở sản xuất tại khu vực ASEAN”, văn bản nêu.
Nghiên cứu gói tín dụng cho công nghiệp đến năm 2022
Để thực hiện ba giải pháp trên, Bộ Công Thương đề xuất Thủ tướng Chính phủ giao cho Bộ phối hợp với Bộ Giao thông Vận tải trình Chính phủ ban hành các quy định về điều kiện kinh doanh sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu ôtô nhằm tạo hành lang pháp lý thống nhất cho việc quản lý các hoạt động này.
Ban hành quy định xác định tỷ lệ hàm lượng giá trị gia tăng sản xuất trong nước đối với ôtô phù hợp với các cam kết quốc tế, bảo đảm quyền lợi của các doanh nghiệp cũng như làm cơ sở cho việc áp dụng các chính sách ưu đãi, khuyến khích các doanh nghiệp nâng cao hàm lượng giá trị gia tăng tạo ra trong nước đối với sản phẩm ô tô.
“Xem xét khả năng áp dụng biện pháp tự vệ thương mại khi ôtô nguyên chiếc nhập khẩu gia tăng đột biến, ảnh hưởng đáng kể đến sản xuất trong nước. Phối hợp với Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính nghiên cứu, xây dựng gói tín dụng phát triển công nghiệp đến năm 2022 dành cho các ngành công nghiệp ưu tiên phát triển theo Luật Đầu tư, vận hành theo cơ chế vay thương mại, Nhà nước tái cấp vốn cho ngân hàng thương mại với lãi suất phù hợp”, Bộ Công Thương đề xuất.
Theo Thời báo Kinh tế VN
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Bắt giữ đối tượng "ngáo đá" cướp ô tô, dùng xẻng đánh người
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Tin khác
Xe cứu hỏa điện đột phá như đến từ tương lai
Ô tô 12/11/2024 14:57
Ford Việt Nam triển khai “Đại tiệc sale” với nhiều ưu đãi hấp dẫn trong tháng 11
Ô tô 08/11/2024 15:02
Hyundai Thành Công xuất khẩu xe sang Thái Lan
Ô tô 29/10/2024 21:53
Ford Ranger: Biểu tượng của sức mạnh vượt trội, cùng khách hàng chinh phục mọi thử thách
Ô tô 29/10/2024 14:32
Ford Ranger - Người bạn đồng hành lý tưởng trong công việc
Ô tô 28/10/2024 12:33
Cơ hội sở hữu SUV B+ đẳng cấp cùng nhiều ưu đãi hấp dẫn
Ô tô 25/10/2024 12:22
OMODA & JAECOO Việt Nam được trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
Ô tô 22/10/2024 20:02
ICAR giới thiệu dòng camera hành trình Ellicam mới
Ô tô 13/10/2024 07:17
Hyundai Tucson mới chính thức giới thiệu tại Việt Nam
Ô tô 12/10/2024 21:02
Mạng lưới siêu nhà máy sản xuất toàn cầu của Chery
Ô tô 24/09/2024 16:03