Ông lão khuyết tật hơn 50 năm khâu giầy
Ông sinh ra trong một gia đình đông anh em, có truyền thống cách mạng. Bố ông là Đảng viên và là Bộ đội Cụ Hồ, hy sinh trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Cuộc sống gia đình khi đó đè nặng lên đôi vai của người mẹ, đã khó khăn giờ còn khó khăn hơn. Do bị khuyết tật nên ông không đủ điều kiện để vào bộ đội, dù không được nối nghiệp của bố nhưng ông vẫn luôn coi bố là tấm gương sáng để noi theo.
Không vào được quân đội, chàng trai Nguyễn Văn Mạnh ngày ấy vẫn không từ bỏ ước mơ được theo nghiệp cha. Biết mình bị khuyết tật về tai, ông cố gắng đi làm để có tiền chữa tai và mong có ngày được lên đường nhập ngũ như bao thanh niên cùng trang lứa. Nhưng cuộc sống không phải lúc nào cũng được như ý, dù cố gắng nhưng đôi tai của mình vì bị điếc bẩm sinh nên cơ hội hồi phục là quá nhỏ.
Không chịu khuất phục, ông lại tiếp tục đi làm để có tiền chữa tai: thợ xây, thợ mộc, bốc vác... nhưng hầu như mọi thứ đổ sụp dưới chân ông khi biết tin tai mình không có cơ hội chữa lành.
Ông là Nguyễn Văn Mạnh 71 tuổi (Phú Trương, quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội) với thâm niên 50 năm khâu giầy. (Ảnh Phạm Dung) |
Lại một lần nữa tạo hóa "chặn đứng" con đường sống của ông. Nhiều lúc ông khóc, ông buồn nhưng rồi ông lại chấn tĩnh và động viên mình: Người ta sinh ra không phải ai cũng được may mắn, dù nghe kém nhưng mình vẫn còn đôi tay, còn trí óc và còn sức khỏe. Vì vậy, mình phải cố gắng hơn người bình thường rất nhiều để có thể vượt lên số phận".
Rồi ông bắt đầu đi tìm cho mình một nghề phù hợp với điều kiện bản thân, từ sự giúp đỡ ban đầu của người họ hàng xa làm nghề khâu giầy, ông đã tập làm quen và từ lúc nào không hay biết ông Mạnh đã đam mê với nó. Ban đầu, nhìn qua công việc khâu giầy có vẻ rất dễ nhưng có làm mới hiểu được những khó khăn vất vả của nghề. Nhiều lần ông khâu kim đâm vào tay chảy cả máu, có lúc vì sơ sẩy ông đã làm hỏng đôi giầy đắt tiền của khách và phải đến...
Cứ như vậy, cái nghề đi với cái nghiệp lúc nào không hay biết. Sau khi có nghề, ông Mạnh đã nhanh chóng đi tìm một nơi "đắc địa" để có thể kiếm ăn bằng nghề mà mình đã được học. Cũng là thợ khâu giầy nhưng những đôi ông sửa cho khách đều được khách đánh giá cao. Sở dĩ có được điều đó là do ông làm rất cẩn thận và sau khi hoàn thành công việc ông Mạnh đều lau thật sạch. Vì vậy, khi khách đến lấy ai cũng đều tấm tắc khen ông khâu đẹp.
Ông chia sẻ: Trời bắt ông điếc một bên tai nhưng lại cho ông một bàn tay khéo léo, đôi mắt sáng nên dù đã nhiều năm trôi qua cửa hàng nhỏ của ông lúc nào cũng đông khách. Cũng là một sinh viên học tập gần nơi ông Mạnh khâu giầy, bạn Nguyễn Tiến Minh - Sinh viên trường Đại học Kiến Trúc chia sẻ: Vì là sinh viên nên điều kiện của bọn mình khó khăn, cứ mỗi lần giầy có vấn đề là đều đến nhờ chô ông "Mạnh điếc" sửa. "Khi khâu xong, nhận lại giầy mình còn không nhận ra đó là đôi của mình" - anh Minh hớn hở khoe.
Công việc thì vất vả vậy mà mỗi ngày ông Mạnh vẫn phải đạp xe 7 cây số đến đến chỗ làm. Đôi lúc, dù đã mệt và mỏi ông vẫn cố khâu cho xong giầy của khác mới chịu về. Nhiều khi, chuẩn bị đi về thì lại có khách nhờ sửa giầy gấp nên ông lại ở lại có hôm đến tận khuya. Tuy nhiên, dù khâu giầy khó thế nào đi nữa ông chỉ lấy từ 15.000-50.000 đồng tùy theo độ hư hại của giầy. Nhiều khi có nhiều bạn sinh viên khâu xong giầy, không đủ tiền trả ông cũng không lấy công.
Vào nghề từ năm 19 tuổi đến nay đã ngót 50 năm, nhưng ông Mạnh chưa bao giờ có suy nghĩ sẽ việc sẽ bỏ nghề. 50 năm gắn bó với công việc ông đã nuôi được 4 đứa con ăn học tử tế. "Giờ đưa nào cũng thành đạt và khuyên tôi nghỉ việc nhưng tôi không làm được. Theo ông Mạnh: Nghề nào cũng là nghề miễn là mình kiếm tiền trong sạch. Với ông điều ý nghĩa nhất trong cuộc đời đó là ông luôn được tự làm, được giao lưu và được "làm đẹp" cho những đôi giầy mà tưởng như chủ nhân của nó đã muốn vứt bỏ.
Phạm Dung
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Nhiều trải nghiệm thực tế thú vị tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024
Phải xây dựng được mô hình bộ máy tinh gọn, khoa học hiệu quả
Quận Thanh Xuân diễn tập chữa cháy tại Khu đô thị Royal City
Tặng quà của Chủ tịch nước cho người có công dịp Tết Ất Tỵ 2025 kịp thời, đầy đủ
Hầu hết các ngành nghề có triển vọng lương tích cực
Prudential và HSBC hợp tác lấy trải nghiệm của khách hàng làm trọng tâm
Hà Nội điều chỉnh bảng giá đất, nơi cao nhất gần 700 triệu đồng/m2
Tin khác
Nhân lên niềm tự hào về truyền thống lịch sử vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng
Cộng đồng 21/12/2024 11:47
Quận Thanh Xuân biểu dương cán bộ làm công tác dân số
Xã hội 21/12/2024 10:19
Ra mắt tính năng nhận diện “Ứng dụng chính thức của Chính phủ” trên Google Play
Xã hội 20/12/2024 12:24
Tập huấn kỹ năng truyền thông về sàng lọc trước sinh, sơ sinh cho cộng tác viên dân số
Xã hội 20/12/2024 06:53
Tiếp nhận hơn 107 tỷ đồng dành cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trong năm 2025
Cộng đồng 19/12/2024 23:11
Quận Thanh Xuân hưởng ứng Tháng hành động Quốc gia về dân số
Xã hội 19/12/2024 20:52
Xuân đẹp nhất khi còn bên bố mẹ
Cộng đồng 19/12/2024 17:42
Độc đáo nghề làm hoa tre
Cộng đồng 19/12/2024 16:30
Phát động chiến dịch “Những mùa xuân nguyên vẹn”
Cộng đồng 19/12/2024 13:21
Đồng hành cùng thanh niên khởi nghiệp, phát huy tài năng, sức trẻ
Xã hội 18/12/2024 20:44