Người thổi hồn cho đất
Nữ công nhân “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” | |
Người giữ gìn tinh hoa làng gốm cổ |
Làm gốm đáng lý phải là người nhanh nhạy, tinh tế thì anh Đạo không may mắn bị khiếm thính. Chàng trai trẻ năm nào từng bị coi là “đứa dở hơi” giờ làm chủ một xưởng gốm.
Theo như lời của cha anh: “Đạo sinh ra chỉ nặng 1,5 kg. Trong khi cậu em sinh đôi Phạm Anh Đức lớn lên bình thường thì Đạo đau ốm liên miên, phải dùng thuốc kháng sinh nhiều. Từ đó, đôi tai gần như bị điếc khiến khả năng nói và diễn đạt của anh cũng trở nên khó khăn”.
Anh Đạo đang tỉ mẩn làm gốm. |
Lớn lên, cậu bé Đạo thường chỉ ngồi thu lu một góc nhìn cha nhào, vuốt gốm. Người cha biết con nghe nói khó, nhưng quan sát và cảm nhận được hết. Ông cho con trai đi khắp các nhà làm gốm trong làng để xem các nghệ nhân làm gốm, rồi vào Xí nghiệp Gốm sứ Bát Tràng học nghề.
Vài năm sau, khi thạo nghề anh tự mở cho mình một xưởng gốm riêng. Xưởng gốm của anh không giống như mấy người khác trong làng, anh không sản xuất hàng loạt. Các sản phẩm của anh thường ngoằn ngoèo, lạ lạ, chẳng cái nào giống cái nào.
Người trong làng từng nói: Gốm sứ như thế thì chỉ có bán cho ma tây. Nhưng những lọ gốm nhiều hình thù, có cái màu sắc loang lổ, cứ làm ra lại hết. Thương hiệu “Gốm Đạo Trinh” giờ đây trở nên nổi tiếng, những lọ gốm Bát Tràng dưới bàn tay anh giờ đã sang qua Nhật, sang Mỹ.
Năm 2008, anh được công nhận là nghệ nhân trẻ nhất làng Bát Tràng. Khi biết tin, cả làng ai cũng vừa ngạc nhiên, vừa mừng cho anh. Giờ đây, nặn gốm bằng tay đã trở thành hình thức kinh doanh được chú trọng của làng.
Trò chuyện với chị Trinh -vợ anh Đạo, chị cũng hài hước chia sẻ: "Có hôm 2 giờ sáng, anh ấy bật dậy rồi lọ mọ ra xưởng gốm ngồi nhào, nặn những thứ mới nghĩ ra. Tôi hỏi thì anh bảo phải làm ngay, nếu không những ý tưởng sẽ biến mất. Anh ấy yêu gốm còn hơn yêu vợ".
Chị cũng kể về cuộc sống khó khăn của hai vợ chồng khi mới lấy nhau. Ngày ấy, chị bảo anh mua máy về làm cho năng suất, cho bớt khổ, nhưng anh gạt phăng. Nhưng có khi chính nhờ sự quyết tâm, tự mình tìm con đường riêng thì anh Đạo mới có thể thành công được như bây giờ.
Sau khi được công nhận là nghệ nhân trẻ tài ba, anh được nhiều người biết tới, cũng có nhiều hơn đơn hàng trong và ngoài nước. Đặc biệt, anh được TP.Hà Nội phong tặng danh hiệu Công dân tiêu biểu Thủ đô năm 2009.
Năm 2010, anh tỉ mẩn làm đôi chóe cao hơn 2 mét, đem cung tiến cho đình Bát Tràng và đình Kim Lan, coi như lời cảm ơn đối với ngôi làng mình sinh ra. Đôi chóe được ghi nhận là đôi chóe lớn nhất Việt Nam trong sách Kỷ lục Guiness.
Ra về khi bầu trời xâm xẩm tối, vẫn văng vẳng câu nói chị Trinh: “Có lẽ vì nghe kém nên những ồn ào, những lời gièm pha của thiên hạ ít lọt vào tai nên anh ấy tập trung mà làm được những sản phẩm tốt hơn”.
Hồng Hải
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Bắt giữ đối tượng "ngáo đá" cướp ô tô, dùng xẻng đánh người
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Tin khác
Tấm gương tiêu biểu trong hoạt động từ thiện, nhân đạo
Gương sáng 20/11/2024 14:07
Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ thôn giỏi việc nước, đảm việc nhà
Gương sáng 18/11/2024 09:37
Chủ tịch Công đoàn năng động, nhiệt huyết, trách nhiệm
Gương sáng 17/11/2024 21:00
Để xứng đáng với “nghề cao quý dưới ánh mặt trời”
Gương sáng 17/11/2024 14:57
Người quản đốc yêu nghề, không ngừng sáng tạo
Gương sáng 15/11/2024 15:05
Cô giáo hết lòng vì học sinh thân yêu
Gương sáng 10/11/2024 20:28
Tiếp thêm niềm tin cho người khuyết tật
Gương sáng 08/11/2024 18:25
Thầy hiệu trưởng tâm huyết, sáng tạo
Gương sáng 06/11/2024 19:04
Bí thư chi bộ hết mình với công việc
Gương sáng 06/11/2024 16:12
Nữ nông dân thành công từ mô hình nuôi bò sữa
Gương sáng 03/11/2024 09:10