Ô Quan Chưởng - cửa ô cuối cùng của Hà Nội

(LĐTĐ) Năm cửa ô của Hà Nội được nhiều người biết đến qua bài hát “Tiến về Hà Nội” của cố nhạc sĩ Văn Cao. Tuy vậy, chỉ còn ô Quan Chưởng vẫn đứng sừng sững trong lòng thành phố như một nhân chứng lịch sử.
o quan chuong cua o cuoi cung cua ha noi Khám phá không gian sinh hoạt truyền thống của làng cổ Đường Lâm
o quan chuong cua o cuoi cung cua ha noi Thú vị chợ tem hè phố Hà thành
o quan chuong cua o cuoi cung cua ha noi Chuyện ít biết về Vườn hoa Con cóc của Thủ đô
o quan chuong cua o cuoi cung cua ha noi Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục xưa và nay

Xưa kia, ô Quan Chưởng có tên chữ Hán là Đông Hà Môn. Vào thế kỷ XV, khu vực này thuộc thôn Thanh Hà, phường Đông Hà, một phường ở phía đông kinh thành Thăng Long, giáp với sông Hồng, được che chắn bằng con đê ngăn nước lũ.

Theo Doãn Kế Thiện viết trong cuốn Cổ tích và thắng cảnh Hà Nội thì Đông Hà Môn được xây dựng vào thời kỳ đắp lại con đê cũ thành tòa thành đất bao quanh kinh thành Thăng Long; và là một trong 5 cửa ô xây dựng vào năm Cảnh Hưng thứ 10 (1749), gồm: Cửa ô Phúc Lâm, cửa ô Nhân Hòa, cửa ô Cầu Dền, cửa ô Cầu Dừa và cửa ô Đông Hà. Đến năm Cảnh Hưng thứ 46 (1785), ô Quan Chưởng được tu bổ lớn.

o quan chuong cua o cuoi cung cua ha noi
Ô Quan Chưởng vẫn đứng sừng sững như nhân chứng lịch sử của Thủ đô. Ảnh: P.B

Công trình kiến trúc ngày nay là kết quả của lần xây dựng vào năm Gia Long thứ 3 (1804). Tới năm 1817, tiếp tục mở rộng đường xá và sửa chữa ô Đông Hà, nên đình Thanh Hà ở cạnh cửa Đông Hà phải di dời vào phía trong, nơi bây giờ là số 10 Ngõ Gạch. Thời gian, mưa nắng và biến động binh hỏa, các cửa ô đều bị tiêu tàn, chỉ còn lại duy nhất Đông Hà Môn. Hiện nay trong đình Thanh Hà còn một tấm bia đá do Bùi Tú Lĩnh soạn năm 1855 nói rõ về sự kiện này.

Đông Hà Môn là kiến trúc dựng cổng theo kiểu vọng lâu, gồm hai tầng. Tầng dưới có 3 cửa vòm, cửa chính ở giữa cao tới 3m, rộng gần 3m, hai cửa phụ hai bên, mỗi cửa rộng 1,65m, cao 2,5m. Tầng trên có vọng lâu 4 mái, thu nhỏ vào vị trí giữa cửa, nên có đường đi chạy xung quanh, mé ngoài có lan can trang trí các hình lục lăng, tứ giác hay hoa thị.

Lối dẫn lên vọng lâu xây bậc thang ở hai bên phía ngoài cổng phụ. Toàn bộ cửa Đông Hà có chiều rộng 20m, chiều dài 7m, xây bằng đá và gạch vồ loại lớn tương tự như gạch xây tường ở Văn Miếu – Quốc Tử Giám. Mặt trước, phía trên cửa chính, chỗ dưới vọng lâu, trong một khung hình chữ nhật có đắp nổi ba chữ Hán bằng những mảnh sứ xanh “Đông Hà Môn”. Mặt sau, hướng ra phố Hàng Chiếu, có tấm biển đá cỡ 0,81m, được gắn lên tường. Đó là tấm bia “Lệnh cấm trừ tệ”, lập ngày 12/4/1881, ghi lệnh sức của Tổng đốc Hoàng Diệu và Tuần phủ Hoàng Văn Xứng cấm lý dịch các thôn, phường gây khó dễ, sách nhiễu dân chúng khi họ có việc nhà hoặc đi buôn bán, làm ăn trên sông, ở chợ… Nếu sự việc được phát giác sẽ bị trừng trị nghiêm khắc.

Đông Hà Môn là một cửa quan trọng của vòng ngoài kinh thành Thăng Long thời kỳ 36 phố phường, lại là cửa mở ra bến sông Hồng, chắc chắn có một vị trí quan trọng trong giao lưu buôn bán. Có lẽ tấm bia “Lệnh cấm trừ tệ” là hiện vật duy nhất thuộc nội dung này còn lưu giữ được, nó có giá trị đặc biệt cho việc nghiên cứu lịch sử Hà Nội.

Có thể nói, Đông Hà Môn là tên gọi chính xác nhất của di tích cửa ô, nhưng nhân dân vẫn thường gọi là Ô Quan Chưởng, do có những chuyện truyền tụng từ lâu. Chuyện thứ nhất vào cuối đời Lê, có ông quan Chưởng ấn về hưu, lập dinh cơ ở cạnh cửa ô này, vậy nên người ta tiện miệng gọi là Ô Quan Chưởng. Chuyện thứ hai, vào thời Nguyễn có một viên quan Chưởng cơ chỉ huy kiểm soát ở cửa ô, mọi thuyền bè ghé đến đều phải qua trình báo quan Chưởng ấy, và người ta quen miệng gọi là Ô Quan Chưởng. Chuyện thứ ba, nhiều người biết đến nhất là vào năm 1873, giặc Pháp đánh thành Hà Nội lần thứ nhất, có viên quan Chưởng vệ cùng toàn thể binh lính dưới quyền chỉ huy của ông đã chiến đấu kiên cường và hy sinh anh dũng tại cửa ô này. Nhân dân gọi tên Ô Quan Chưởng để tưởng nhớ người chiến đấu, hy sinh cho Hà Nội… Cái tên Ô Quan Chưởng, dù bởi lý do gì, cũng đã đi vào tiềm thức nhân dân Hà Nội, nhân dân cả nước, và sự ghi nhận chính thức của lịch sử là đoạn phố nối từ cổng Ô tới phố Trần Nhật Duật đã mang tên là phố Ô Quan Chưởng.

Trải qua bao năm tháng với những biến động lịch sử của Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội, nói mỗi thước đất Hà Nội đều in lớp lớp dấu ấn ngàn xưa, cũng không ngoa. Chỉ riêng các cửa ô xưa của Thăng Long có lúc đã có tới 21 cửa từ thành Đại La ra các vùng dân cư phụ cận và dẫn tới các vùng đất nước xa xôi. Đông Hà Môn – Ô Quan Chưởng, di tích khá nguyên vẹn, như một chứng tích sống động của Thăng Long 36 phố phường. Di tích lịch sử này, hàng ngày hòa với cuộc sống thực tại đông vui tấp nập, và còn tiếp tục đồng hành cùng sự phát triển của Thủ đô.

P.B

Nên xem

Chủ động chăm lo cho người lao động ngay từ những tháng đầu năm

Chủ động chăm lo cho người lao động ngay từ những tháng đầu năm

(LĐTĐ) Bám sát sự chỉ đạo của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Thành phố, Quận ủy Bắc Từ Liêm, các cấp Công đoàn quận đã tập trung làm tốt công tác tuyên truyền, chăm lo đời sống cho đoàn viên, người lao động ngay từ những tháng đầu năm để tạo sức bật cho cả năm và những năm tiếp theo.
Nhiều sáng kiến, sáng tạo góp phần làm lợi hàng nghìn tỷ đồng

Nhiều sáng kiến, sáng tạo góp phần làm lợi hàng nghìn tỷ đồng

(LĐTĐ) Theo Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Thanh Xuân, qua các đợt thi đua, đoàn viên, công nhân viên chức lao động (CNVCLĐ) trong quận đã đóng góp nhiều sáng kiến, sáng tạo, làm lợi hàng nghìn tỷ đồng.
LĐLĐ huyện Sóc Sơn: Tôn vinh công nhân, lao động tiêu biểu trong Tháng Công nhân

LĐLĐ huyện Sóc Sơn: Tôn vinh công nhân, lao động tiêu biểu trong Tháng Công nhân

(LĐTĐ) Trong Tháng Công nhân, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Sóc Sơn xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động tôn vinh công nhân lao động bằng nhiều hình thức khác nhau. Trong đó có thực hiện các diễn đàn đối thoại với công nhân lao động, tổ chức tốt các hoạt động, phong trào thi đua sôi nổi nhằm động viên tinh thần cho đoàn viên, người lao động…
Khai mạc Lễ hội Du lịch Hà Nội 2024 với chủ đề “Thăng Long - Hà Nội, Thủ đô quyến rũ”

Khai mạc Lễ hội Du lịch Hà Nội 2024 với chủ đề “Thăng Long - Hà Nội, Thủ đô quyến rũ”

(LĐTĐ) Tối 26/4, tại Công viên Thống nhất, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch Hà Nội (HPA) tổ chức khai mạc Lễ hội Du lịch Hà Nội 2024, với chủ đề “Thăng Long - Hà Nội, Thủ đô quyến rũ”.
Công bố quyết định công nhận điểm du lịch Lệ Mật, quận Long Biên

Công bố quyết định công nhận điểm du lịch Lệ Mật, quận Long Biên

(LĐTĐ) Tối 26/4, tại quận Long Biên (Hà Nội), đã diễn ra Lễ công bố quyết định công nhận điểm du lịch Lệ Mật - phường Việt Hưng; khai mạc Tuần lễ Văn hóa - Thương mại - Làng nghề gắn với Lễ hội truyền thống đình làng Lệ Mật, thiết thực chào mừng 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.
Sôi nổi các hoạt động hưởng ứng Tháng Công nhân

Sôi nổi các hoạt động hưởng ứng Tháng Công nhân

(LĐTĐ) Hưởng ứng Tháng Công nhân, Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động năm 2024, các Công đoàn cơ sở trên địa bàn quận Tây Hồ triển khai với những hoạt động thiết thực, hiệu quả, qua đó nhằm chăm lo, tạo phúc lợi tốt hơn cho người lao động.
U23 Việt Nam chia tay giấc mơ Olympic

U23 Việt Nam chia tay giấc mơ Olympic

(LĐTĐ) Rạng sáng nay 27/4, U23 Việt Nam đã chia tay giấc mơ Olympic khi dừng bước ở tứ kết với trận thua 0-1 trước U23 Iraq.

Tin khác

Tên 52 phường, xã ở Hà Nội sau sáp nhập

Tên 52 phường, xã ở Hà Nội sau sáp nhập

(LĐTĐ) Thực hiện Đề án sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 vừa được Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội thông qua, Hà Nội quyết định tên gọi 52 phường, xã mới sau sáp nhập.
Hà Nội: Công bố điểm du lịch cộng đồng bản Miền

Hà Nội: Công bố điểm du lịch cộng đồng bản Miền

(LĐTĐ) Đến với điểm đến du lịch cộng đồng bản Miền (thuộc huyện Ba Vì), du khách không chỉ được tham quan một điểm đến mới, mà còn được tham gia trải nghiệm hành trình chăm sóc sức khỏe từ thiên nhiên và các hoạt động tìm hiểu văn hóa của người Dao.
Quận Tây Hồ sẵn sàng các phương án đảm bảo an toàn mùa mưa bão

Quận Tây Hồ sẵn sàng các phương án đảm bảo an toàn mùa mưa bão

(LĐTĐ) Trong năm 2023, bám sát chỉ đạo của Trung ương, Thành phố, Quận ủy, Ủy ban nhân dân quận, Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn quận Tây Hồ đã quán triệt công tác chỉ đạo, điều hành theo nguyên tắc cơ bản “phòng ngừa chủ động, ứng phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và hiệu quả”.
Quận Đống Đa gắn biển công trình xây dựng Trường THCS Nguyễn Trường Tộ

Quận Đống Đa gắn biển công trình xây dựng Trường THCS Nguyễn Trường Tộ

(LĐTĐ) Ngày 26/4, quận Đống Đa tổ chức gắn biển công trình xây dựng Trường Trung học cơ sở (THCS) Nguyễn Trường Tộ (phường Ô Chợ Dừa), chào mừng “Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Kinh nghiệm, giải pháp vận động nhân dân tham gia phòng cháy, chữa cháy

Kinh nghiệm, giải pháp vận động nhân dân tham gia phòng cháy, chữa cháy

(LĐTĐ) Ngày 26/4, Quận ủy Bắc Từ Liêm tổ chức Hội nghị tọa đàm “Kinh nghiệm, giải pháp trong công tác vận động nhân dân tham gia phòng cháy, chữa cháy (PCCC), đảm bảo an ninh trật tự (ANTT) trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm”.
Huyện Thường Tín tập trung đảm bảo an toàn giao thông dịp lễ 30/4 và 1/5

Huyện Thường Tín tập trung đảm bảo an toàn giao thông dịp lễ 30/4 và 1/5

(LĐTĐ) Mới đây, Đội thanh tra Giao thông vận tải và các ngành chức năng huyện, xã, thị trấn trên địa bàn huyện Thường Tín đã tổ chức ra quân kiểm tra, xử lý và giải tỏa các vi phạm về trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.
Chung khảo giải thưởng “Nhà giáo Bắc Từ Liêm tâm huyết, sáng tạo”

Chung khảo giải thưởng “Nhà giáo Bắc Từ Liêm tâm huyết, sáng tạo”

(LĐTĐ) Ngày 25/4, quận Bắc Từ Liêm tổ chức vòng chung khảo giải thưởng “Nhà giáo Bắc Từ Liêm tâm huyết, sáng tạo” lần thứ 8 năm 2024. Tham gia vòng chung khảo có 15 nhà giáo có thời gian công tác ít nhất 3 năm liên tục trở lên.
Lãnh đạo thành phố Hà Nội sẽ đối thoại, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh tại các làng nghề

Lãnh đạo thành phố Hà Nội sẽ đối thoại, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh tại các làng nghề

(LĐTĐ) Dự kiến trong tháng 5/2024, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội sẽ tổ chức hội nghị đối thoại tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh đối với các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất kinh doanh hoạt động tại các làng nghề trên địa bàn Thành phố.
Hà Nội kéo dài hoạt động phố đi bộ dịp nghỉ Lễ 30/4 và 1/5

Hà Nội kéo dài hoạt động phố đi bộ dịp nghỉ Lễ 30/4 và 1/5

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) quận Hoàn Kiếm vừa thông báo sẽ kéo dài các hoạt động giải trí ở không gian đi bộ trên địa bàn trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5. Thời gian là 6 ngày, từ ngày 26/4 đến hết ngày 1/5.
Khởi tranh Giải vật dân tộc Hà Nội mở rộng tranh Cúp Phùng Hưng lần thứ III

Khởi tranh Giải vật dân tộc Hà Nội mở rộng tranh Cúp Phùng Hưng lần thứ III

(LĐTĐ) Ngày 25/4, thị xã Sơn Tây phối hợp Sở Văn hóa Thể thao Hà Nội tổ chức Hội nghị Thông tin báo chí về Giải vật dân tộc Hà Nội mở rộng tranh Cúp Phùng Hưng lần thứ III năm 2024, thời gian chính thức khởi tranh từ ngày 2/5 đến ngày 6/5.
Xem thêm
Phiên bản di động