Nữ sinh viên trẻ làm giàu bằng nghề nông
6 tỷ phú chia sẻ về những lần xài tiền thông minh nhất | |
Làm giàu chính đáng sau vấp ngã | |
Làm giàu từ tư duy không cần vào đại học |
“Nhà đông con, điều kiện kinh tế không dư giả nên tôi chỉ mong con gái học xong tìm được một công việc ổn định là mừng. Nhưng khi thấy cháu từ sáng sớm đến tối mịt lúc nào cũng lấm lem bên rơm rạ, mùn cưa, phân, bùn…để trồng nấm, tôi vừa thương con, vừa tiếc tấm bằng đại học…"
Đó là lời tâm sự của mẹ đẻ Nguyễn Thị Thùy Linh (thôn Tiên Kha, xã Tiên Dương, huyện Đông Anh, TP Hà Nội) – một trong những tấm gương về thanh niên làm kinh tế giỏi của huyện Đông Anh về những ngày đầu khởi nghiệp của con gái mình…
Nguyễn Thị Thùy Linh làm việc trong trại nấm của mình. |
Mặc dù tốt nghiệp Đại học Điện lực Hà Nội với tấm bằng loại khá, ra trường nhanh chóng kiếm được công việc kế toán cho một công ty gần nhà, nhưng Nguyễn Thị Thùy Linh (sinh năm 1991) không an phận mà quyết định khởi nghiệp bằng công việc chả liên quan đến nghề nghiệp được học: làm nông nghiệp.
Linh tâm sự: “Ngay từ thời còn là sinh viên, mình đã có máu làm kinh tế rồi. Tính mình vốn độc lập, lại không thích môi trường công sở gò bó nên mình quyết định nghỉ làm để kinh doanh. Lúc đầu.mình định kinh doanh rau sạch nhưng thấy xung quanh nhiều người làm quá rồi nên mìnhquyết địnhchuyển sang trồng nấm.Đầu tư vốn không nhiều nhưng hiệu quả kinh tế cao”.
Nghĩ là làm, sau khi tham gia khóa học trồng nấm tại Viện Di truyền Nông nghiệp Việt Nam cộng với một thời gian dày công mày mò, tìm hiểu trên sách vở và internet về trồng nấm, Linh chính thức bắt tay vào thử nghiệm trồng nấm với số vốn ít ỏi ban đầu là 300 nghìn đồng. Lần đó, Linhthu lãi về được 3 triệu đồng.
Nhận thấy tín hiệu khả quan từ nghề trồng nấm, Linh quyết định dùng hết số vốn tích lũy được và vay thêm người thân, bạn bè để mở rộng sản xuất với số vốn 300 triệu. Vốn tính cách cẩn thận và cầu toàn nên Linh tự tay làm tất cả mọi công việc. Trên khu ruộng đấu thầu thành công của xã (rộng 1500m²), Linh chính thức bắt tay vàodựng lán, mua trang thiết bị, chuẩn bị giống và thuê nhân công làm.
Thời gian đầu, do chưa có nhiều kinh nghiệp trồng nấm trên quy mô lớn cùng những bất lợi về thời tiết và sai sót về kỹ thuật mà Linh gặp rất nhiều khó khăn. Trải qua 2 lầnthất bại, phải bù lỗ gần trămtriệu đồng khiến Linh vô cùng lo lắng. Tuy thế cô gái trẻ vẫn quyết không bỏ cuộc. Linh tự động viên mình: “Không ai thành công ngay lần đầu khởi nghiệp, thất bại rồi mới rút ra được kinh nghiệm để làm tốt hơn”
Linh nghiệm thấy: Để trồng nấm đạt năng suất cao, ngoài đòi hỏi về giống tốt, nguyên liệu sạch, thì yếu tố kỹ thuật chăm sóc cũng quyết định quan trọng vào việc thành hay bại của vụ mùa. Theo Linh, trồng nấm dễ gặp rủi ro nên từ công đoạn làm nguyên liệu đến thu hoạch phải đảm bảo đúng kỹ thuật.
Vì thế, đến nay trang trại nấm của Nguyễn Thị Thùy Linh đã cho kết quả khả quan. Ba loại nấm Linh trồng nhiều nhất hiện nay là nấm sò, nấm mỡ và nấm rơm. Tùy vào nhu cầu của thị trường; với giá nấm sò dao động từ 25 nghìn đồng đến 35 nghìn đồng, nấm mỡ từ 50 nghìn đồng đến 70 nghìn đồng và nấm rơm từ 60 nghìn đồng đến 80 nghìn đồng; Linh thu lãi 150 triệu đồng mỗi vụ.
Không chỉ đem lại nguồn thu ổn định và cao cho gia đình, trang trại nấm của Linh còn tạo việc làm thời vụ cho 10 lao động địa phương với mức lương bình quân 4 triệu đồng/tháng.
“Từ khi mới thành lập, trang trại nấm của Linh đã tạo việc làm cho người dân trong xã lúc nông nhàn và cho thu nhập cao. Địa phương chúng tôi cũng khuyến khích mở rộng mô hình này vì nó bảo vệ môi trường rất tốt” - ông Đoàn Quang Hải – Chủ tịch Hội Nông dân xã Tiên Dương khẳng định khi nói về mô hình trồng nấm của bạn Linh.Ngoài ra, dù bận rộn với công việc chỉ đạo kỹ thuật và kinh doanh nhưng Nguyễn Thị Thùy Linh vẫn dành thời gian để giúp đỡ và chia sẻ kinh nghiệm với những người dân trong xã muốn làm giàu từ nghề trồng nấm.
Phạm Thảo
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Cô giáo sáng tác vè giúp trò củng cố bài học hiệu quả
Gương sáng 21/12/2024 22:32
Nâng cao hiệu quả tiếp thu bài và tạo hứng thú cho học sinh
Gương sáng 19/12/2024 16:28
Những cống hiến thầm lặng của nữ bác sĩ gây mê hồi sức
Gương sáng 07/12/2024 16:39
Thầy Tổng phụ trách Đội năng động, nhiệt huyết
Gương sáng 25/11/2024 22:31
Ấn tượng “Người con hiếu thảo” Thủ đô
Gương sáng 25/11/2024 14:33
Tấm gương tiêu biểu trong hoạt động từ thiện, nhân đạo
Gương sáng 20/11/2024 14:07
Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ thôn giỏi việc nước, đảm việc nhà
Gương sáng 18/11/2024 09:37
Chủ tịch Công đoàn năng động, nhiệt huyết, trách nhiệm
Gương sáng 17/11/2024 21:00
Để xứng đáng với “nghề cao quý dưới ánh mặt trời”
Gương sáng 17/11/2024 14:57
Người quản đốc yêu nghề, không ngừng sáng tạo
Gương sáng 15/11/2024 15:05