Nông nghiệp hữu cơ: Thay đổi để phát triển bền vững
Nhiều công trình xây dựng trên đất nông nghiệp ở Khương Đình bị cưỡng chế | |
Kỹ sư nông nghiệp – Đầu vào “ế ẩm”, đầu ra “cháy hàng” |
Thế nhưng hiện tại, vấn đề đầu tư và phát triển loại hình này chưa có tính bền vững, thiếu đồng bộ và thiếu quỹ đất sản xuất, thậm chí chưa tạo được tâm lý an tâm cho người tiêu dùng. Làm sao để sản phẩm hữu cơ phát triển bền vững và giúp người dân bớt tâm lý e ngại về sản phẩm, đó là câu hỏi không dễ trả lời trong ngày một, ngày hai.
Cơ hội và thách thức
Sau khi hàng loạt vụ thực phẩm bẩn, nông sản kém chất lượng bị phát hiện và bắt giữ, người dân bắt đầu e ngại và chuyển hướng sang săn lùng những sản phẩm an toàn, rõ nguồn gốc hơn; trong đó, thực phẩm hữu cơ, một trong những sản phẩm không sử dụng hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật, không biến đổi gien…đang trở thành cứu cánh cho nông sản Việt. Có cầu ắt có cung, nhiều vườn rau, cửa hàng, nhiều doanh nghiệp đã đổ xô vào đầu tư và phát triển nông sản hữu cơ, sản phẩm ngay lập tức chiếm được “cảm tình” của người tiêu dùng. Cơ hội để rau hữu cơ phát triển và chiếm lĩnh thị trường nông sản là rất lớn. Thế nhưng, làm sao đảm bảo nguồn cung đúng thật là hữu cơ, hay nói cách khác là làm sao để xây dựng niềm tin của người tiêu dùng vào thực phẩm hữu cơ, là một bài toán không dễ đối với ngành nông nghiệp.
Để người dân tiếp cận gần hơn với sản phẩm hữu cơ, các cơ quan Nhà nước cần sớm ban hành Bộ Tiêu chuẩn về hữu cơ Việt Nam. |
Đánh giá về cơ hội của sản phẩm hữu cơ trong giai đoạn hiện nay, chuyên gia nông nghiệp Nguyễn Thị Hằng cho biết, sản xuất nông nghiệp hữu cơ ở nước ta đã có từ lâu đời, song chủ yếu vẫn là mang tính chất tự nhiên, nhỏ lẻ và truyền thống. Vì thế, trong bối cảnh hiện nay ngành sản xuất nông nghiệp hữu cơ đã bộc lộ những hệ lụy yếu kém về chất lượng, năng suất, một số sản phẩm đã không đạt yêu cầu về ATTP, đã khiến ngành sản xuất nông nghiệp hữu cơ dần thất thế.
Cũng theo bà Hằng, mặc dù Việt Nam đã sản xuất các nông sản hữu cơ từ lâu đời, nhưng, để phát triển theo chuỗi sản phẩm khép kín, đảm bảo tiêu chuẩn, kỹ thuật…trong giai đoạn hiện nay, ngành sản xuất nông sản hữu cơ của nước ta còn chậm hơn và kém phát triển hơn rất nhiều so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Thế nhưng, chính sự “chậm chạp” ấy lại là cơ hội thuận lợi để các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp hữu cơ, có được những bài học, kỹ thuật hiện đại từ việc xây dựng mô hình hữu cơ thành công từ các nước phát triển. Tại Việt Nam hiện nay, có một số mô hình hữu cơ đã được công nhận theo quy trình, mô hình do nước ngoài công nhận và tài trợ đang nhận được nhiều niềm tin của người tiêu dùng như: sản phẩm rau hữu cơ ở Lương Sơn (Hòa Bình), Sóc Sơn (Hà Nội), Duy Tiên (Hà Nam)…được chứng nhận theo tiêu chuẩn GPS (Dự án phát triển rau hữu cơ do Tổ chức Phát triển nông nghiệp châu Á, cùng với một tổ chức phi chính phủ của Đan Mạch phối hợp cùng Hội Nông dân Việt Nam tổ chức).
Để người tiêu dùng yên tâm
Sản phẩm nông nghiệp hữu cơ rõ ràng là an toàn, nhưng cách tiếp cận thế nào để người dân yên tâm là cả vấn đề. “Sản phẩm hữu cơ về độ sạch, độ an toàn thì đã được quảng cáo rất nhiều và thể hiện trực tiếp trên bao bì sản phẩm. Thế nhưng, để biết sản phẩm đó có đạt chuẩn 100% rau hữu cơ, sản phẩm đó do đơn vị nào cấp giấy chứng nhận, cơ sở đó có đủ năng lực hay không thì người tiêu dùng chúng tôi không thể thẩm định được” - chị Vân (Mai Dịch, quận Cầu Giấy) tỏ ra lo ngại. Trước sự lo lắng của người tiêu dùng, chị Tuyết Nhung - Trưởng ban Điều phối PGS Hà Nội - cho biết, hiện trên thị trường có nhiều sản phẩm hữu cơ và được chứng nhận bởi các tổ chức khác nhau như chứng nhận của Mỹ, châu Âu, Đan Mạch…Nhưng tựu chung, các sản phẩm hữu cơ này đều phải trải qua một quy trình trồng, sản xuất, tiêu thụ khép kín, không thuốc trừ sâu, không chất bảo quản…theo đúng tiêu chuẩn hữu cơ mà các tổ chức trên đề ra; đồng thời phải có những cam kết từ chính người nông dân, thương lái, bán hàng. Những quy trình này sẽ được quản lý bởi một nhóm điều phối và có sự giám sát chặt chẽ…
Hiện nay, nông sản hữu cơ đang được rất nhiều người tiêu dùng tin tưởng, lựa chọn. Bởi thế, thực phẩm này rất dễ bị làm giả, thậm chí là vì lợi nhuận nên nhiều người chăn nuôi, trồng trọt dễ trà trộn hàng kém chất lượng vào sản phẩm tiêu chuẩn. Để đảm bảo tính an toàn, thương hiệu và sự tin cậy của người tiêu dùng, không ai khác, chính những người nông dân, người chăn nuôi phải nâng cao ý thức, trách nhiệm với thương hiệu mà mình đang có. Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng cũng sớm ban hành bộ tiêu chuẩn công nhận sản phẩm hữu cơ theo tiểu chuẩn Việt Nam, nhằm quản lý và giám sát nông sản hữu cơ được tốt hơn. Sản phẩm hữu cơ là thương hiệu, uy tín của chính người nông dân và của quốc gia. Vì thế chúng ta phải hết sức gìn giữ nó thì mới đem lại sự yên tâm cho người tiêu dùng và dĩ nhiên, đây mới là bước phát triển bền vững của nông nghiệp hữu cơ Việt Nam. |
Hiện tại, trên thị trường Việt Nam các sản phẩm hữu cơ chưa nhiều, chủ yếu là rau, củ, quả. Thế nhưng, chúng ta cần phải hiểu rằng, nông nghiệp hữu cơ là nền nông nghiệp tạo ra tất cả các sản phẩm có nguồn gốc “đầu vào” là hữu cơ. Tức là ngoài các sản phẩm như rau, củ, quả, thì thịt, trứng, sữa, gà, lợn…đều là các sản phẩm hữu cơ, nếu như chúng ta đảm bảo quy trình chăn nuôi, nuôi trồng khép kín theo đúng tiêu chuẩn hữu cơ.
Hiện nay, nông sản hữu cơ đang được rất nhiều người tiêu dùng tin tưởng, lựa chọn. Bởi thế, thực phẩm này rất dễ bị làm giả, thậm chí là vì lợi nhuận nên nhiều người chăn nuôi, trồng trọt dễ trà trộn hàng kém chất lượng vào sản phẩm tiêu chuẩn. Để đảm bảo tính an toàn, thương hiệu và sự tin cậy của người tiêu dùng, không ai khác, chính những người nông dân, người chăn nuôi phải nâng cao ý thức, trách nhiệm với thương hiệu mà mình đang có. Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng cũng sớm ban hành bộ tiêu chuẩn công nhận sản phẩm hữu cơ theo tiểu chuẩn Việt Nam, nhằm quản lý và giám sát nông sản hữu cơ được tốt hơn. Sản phẩm hữu cơ là thương hiệu, uy tín của chính người nông dân và của quốc gia. Vì thế chúng ta phải hết sức gìn giữ nó thì mới đem lại sự yên tâm cho người tiêu dùng và dĩ nhiên, đây mới là bước phát triển bền vững của nông nghiệp hữu cơ Việt Nam.
Đạt Đỗ
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?
Tin khác
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khánh thành khu tái thiết Làng Nủ
Tin mới 22/12/2024 16:11
Chính thức vận hành tuyến metro số 1
Tin mới 22/12/2024 11:48
Tết Dương lịch 2025: Hà Nội bắn pháo hoa tại những điểm nào?
Tin mới 21/12/2024 09:54
TP.HCM: Cháy nhà trọ cho thuê, 16 người thương vong
Tin mới 20/12/2024 15:12
Chủ tịch HĐND Thành phố chỉ đạo khắc phục vụ cháy tại quán cà phê đường Phạm Văn Đồng
Tin mới 19/12/2024 18:16
Trả gộp 2 tháng lương hưu, trợ cấp dịp Tết Nguyên đán
Tin mới 19/12/2024 17:16
Hưng Yên cơ bản hoàn thành GPMB dự án đường Vành đai 4- Vùng Thủ đô
Tin mới 19/12/2024 17:15
Quân đội nhân dân Việt Nam - Niềm tự hào dân tộc
Tin mới 19/12/2024 14:40
Thủ tướng yêu cầu xử lý nghiêm đối tượng đốt quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng
Tin mới 19/12/2024 10:47
Bí thư Thành ủy Bùi Thị Minh Hoài thăm hỏi nạn nhân vụ cháy quán cà phê đường Phạm Văn Đồng
Tin mới 19/12/2024 10:25