Nơi lưu giữ lịch sử về truyền thống yêu nước
Đại tá Hoàng Đăng Vinh - Bản lĩnh người bộ đội Cụ Hồ | |
Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động mừng các ngày lễ lớn của đất nước | |
Phiên chợ sách xưa lần 3 diễn ra tại Văn Miếu |
Nhà tù Hỏa Lò (nay được gọi là Di tích lịch sử nhà tù Hỏa Lò) nằm ở số 1 phố Hỏa Lò, Hà Nội. Xưa, vùng đất này thuộc thôn Nam Phụ, tổng Tiền Nghiêm. Đến giữa thế kỷ XIX, thôn này hợp với thôn Nguyên Khánh thành thôn Phụ Khánh, tổng Vĩnh Xương, huyện Thọ Xương, phủ Hoài Đức, trấn Sơn Nam.
Nhà tù Hỏa Lò do thực dân Pháp xây dựng năm 1896 và lấy tên là “Nhà tù Trung ương”. Vị trí mặt bằng của nhà tù nằm trọn trên mảnh đất hình thang thuộc thôn Phụ Khánh. Đối diện với nhà tù về phía đông là toà án, phía tây nam giáp phố Thợ Nhuộm, phía tây giáp phố Richaud (ngày nay là phố Quán Sứ), phía bắc giáp với đường Rollandes (nay là phố Hai Bà Trưng). “Tổng diện tích Nhà tù Trung ương và những đường lân cận dẫn đến nhà tù là 12.908m2. Ước tính chi phí xây dựng toàn bộ công trình là 1.212.434 đồng Đông Dương”.
Nhà tù Hỏa Lò được thực dân Pháp đặt vào vị trí quan trọng nhất trong mưu đồ trấn áp những người đối kháng chế độ thuộc địa. Vì vậy, chúng đã cho xây dựng nhà tù này với quy mô lớn và kiên cố vào loại bậc nhất ở Đông Dương.
Nhà tù Hỏa Lò là nơi thực dân Pháp đã từng giam cầm hàng vạn chiến sĩ yêu nước cách mạng Việt Nam ở khắp các tỉnh thuộc xứ Bắc kỳ và nhượng địa Đà Nẵng. Ngoài ra, ở đây còn giam cả tù thường phạm và tù ngoại kiều. Tù nhân với những người bị án đến 5 năm hoặc tử hình thì thực dân Pháp cho giam giữ ở Hỏa Lò, còn những người bị án 5 năm trở lên chúng chuyển đi nhà tù Sơn La, nhà tù Côn Đảo và một số nhà tù khác.
Từ sau ngày hoà bình lập lại (10/10/1954), nhà tù được đổi tên là “Trại tạm giam phạm nhân Hà Nội” và giao cho Ủy ban Quân quản Hà Nội, trực thuộc quyền quản lý của Công an thành phố. Trong những năm 1964 đến năm 1979, nhà tù Hỏa Lò còn là nơi giam giữ những phi công Mỹ và tù binh trong chiến tranh biên giới năm 1979.
Năm 1993, để đáp ứng nhu cầu phát triển của Thủ đô, chính quyền thành phố đã quyết định sử dụng một phần của nhà tù Hỏa Lò để xây dựng “Tháp trung tâm” cho tổ hợp khách sạn, văn phòng cho thuê; một phần tiếp giáp đường phố Hỏa Lò được bảo tồn, tôn tạo thành Khu Lưu niệm Nhà tù Hỏa Lò. Tại khu di tích này có đài tưởng niệm nhà tù Hỏa Lò, mô hình tái tạo hình ảnh các chiến sĩ cách mạng trong lao tù, chiếc máy chém mà thực dân Pháp đã dùng để hành quyết các chiến sĩ cách mạng và hệ thống trưng bày nhiều hiện vật, hình ảnh tư liệu quý.
Nhà tù Hỏa Lò được Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch ra quyết định số 1543-QĐ/VH ngày 18/6/1997 công nhận là di tích lịch sử. Hiện nay, di tích nhà tù Hỏa Lò đã trở thành “Địa chỉ đỏ”, nơi giáo dục truyền thống yêu nước, cách mạng tới mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ của Thủ đô; nơi thu hút đông khách trong nước và quốc tế đến tham quan, nghiên cứu và học tập.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Tin khác
Hoài niệm về Hà Nội xưa qua không gian nghệ thuật ga Long Biên
Tôi yêu Hà Nội 05/12/2024 11:07
Độc đáo di sản cổ tự 2.000 năm tuổi
Tôi yêu Hà Nội 03/12/2024 07:14
Phở - Tinh hoa ẩm thực Hà thành trong kỷ nguyên số
Tôi yêu Hà Nội 03/12/2024 07:06
“Đêm Trúc Bạch” - Trải nghiệm Hà Nội qua lăng kính thời bao cấp
Infographic 28/11/2024 22:32
Báo Lao động Thủ đô giành giải Ba cuộc thi viết về Bảo vệ môi trường Hà Nội năm 2024
Tôi yêu Hà Nội 28/11/2024 10:57
Sông Đáy thuở xưa
Tôi yêu Hà Nội 26/11/2024 08:01
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch
Tôi yêu Hà Nội 23/11/2024 21:30
Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029
Tôi yêu Hà Nội 22/11/2024 17:29
Lan tỏa những hành động nhân ái từ cộng đồng
Tôi yêu Hà Nội 20/11/2024 16:19
Cầu nối giữa các doanh nghiệp khởi nghiệp với các nhà đầu tư
Tôi yêu Hà Nội 17/11/2024 21:01