Nỗi lo lạm thu đầu năm học mới
Đầu năm học mới: Phải trả lại những khoản lạm thu |
Vấn nạn lạm thu
Câu chuyện lạm thu đầu năm học không phải đến bây giờ mới được đề cập. Năm nào lạm thu học phí cũng tái diễn với các mức độ và hình thức khác nhau. Trong đó, dư luận ghi nhận được không ít hoạt động biến tướng trên danh nghĩa “tự nguyện” hay “thu các khoản thu ngoài quy định của nhà nước” gây ra những phản ứng trong dư luận.
Để khắc phục tình trạng này, trong Chỉ thị đầu năm học mới và các văn bản chỉ đạo liên quan khác, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đều có văn bản chấn chỉnh, nhắc nhở các địa phương thực hiện thu, chi tại các cơ sở giáo dục phải tuân thủ theo đúng quy định, tránh để tình trạng lạm thu gây khó khăn cho phụ huynh học sinh và đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quan tâm chỉ đạo kiểm tra, xử lý nghiêm các cơ sở giáo dục để xảy ra tình trạng lạm thu. Tuy nhiên, những bức xúc về các khoản đóng góp đầu năm của các bậc phụ huynh và dư luận xã hội chưa bao giờ lắng xuống.
Bộ GD&ĐT đề nghị các cơ sở giáo dục nghiêm túc thực hiện công tác thu chi ngay đầu năm học |
Theo Vụ Kế hoạch Tài chính – Bộ GD&ĐT, để xảy ra vấn đề “lạm thu”, nguyên nhân chủ yếu là một số cơ sở giáo dục cố tình thực hiện sai quy định của nhà nước nhiều hoạt động biến tướng để thu tiền học sinh, phụ huynh mượn danh nghĩa “tự nguyện” hay “thu các khoản thu ngoài quy định của nhà nước”; Ban đại diện cha mẹ học sinh chưa làm hết trách nhiệm của mình.
Bên cạnh đó, một số địa phương chỉ đạo và phân bổ ngân sách nhà nước cho các cơ sở giáo dục với tỷ lệ chi cho các hoạt động thấp, chưa đảm bảo mức tối thiểu cho chi hoạt động, chuyên môn nghiệp vụ là 18% theo Quyết định số số 46/2016/QĐ-TTg ngày 19/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ. Các địa phương chưa thực hiện tốt vai trò trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục trên địa bàn, chưa thanh tra, kiểm tra kịp thời để xử lý các cơ sở giáo dục có sai phạm về thu chi tài chính, dẫn đến còn tình trạng các cơ sở giáo dục thực hiện một số khoản thu ngoài quy định.
Kiên quyết xử lý sai phạm
Được biết, thời gian tới đây, Bộ GD&ĐT sẽ tập trung thực hiện một số giải pháp nhằm khắc phục tình trạng lạm thu trong các cơ sở giáo dục. Theo đó, để bảo đảm chặt chẽ, minh bạch trong thực hiện xã hội hóa theo đúng quy định của pháp luật; các khoản tài trợ, đóng góp tự nguyện phải bảo đảm đúng tính chất tự nguyện của cá nhân, tổ chức tài trợ, đóng góp. Tuyệt đối không để lợi dụng danh nghĩa xã hội hóa, ban đại diện cha mẹ học sinh để tổ chức thu các khoản đóng góp mang tính cào bằng, áp đặt.
Sở GD&ĐT Hà Nội vừa ban hành Văn bản số 3120/SGDĐT-KHTC về việc hướng dẫn tăng cường công tác quản lý thu chi năm học 2018 – 2019. Theo đó, Sở GD&ĐT Hà Nội yêu cầu các cơ sở giáo dục chỉ được thu các khoản thu theo quy định, không trực tiếp thu kinh phí hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh; không thu gộp nhiều khoản thu vào đầu năm học và thực hiện đầy đủ chế độ quản lý tài chính theo quy định. Ngoài các khoản thu theo quy định, các cơ sở giáo dục không được thực hiện hoặc đề nghị Ban đại diện cha mẹ học sinh thực hiện các khoản thu khác từ người học, cha mẹ người học dưới bất kỳ hình thức nào; không tùy tiện lập các quỹ hoặc để Ban đại diện cha mẹ học sinh lập quỹ ép buộc học sinh đóng góp dưới danh nghĩa đóng góp tự nguyện. Bên cạnh đó, Sở GD&ĐT Hà Nội cũng yêu cầu các cơ sở giáo dục chấm dứt việc lợi dụng danh nghĩa Ban đại diện cha mẹ học sinh để thu các khoản thu ngoài quy định; thực hiện tốt công tác phối hợp giữa nhà trường với Ban đại diện cha mẹ học sinh trong việc quản lý, sử dụng kinh phí hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh đảm bảo thực hiện đúng theo quy định tại Thông tư số 55/2011/TT-BGDĐT và phổ biến điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh tới các phụ huynh học sinh. |
Đồng thời, Bộ GD&ĐT cũng đang lấy ý kiến rà soát để bổ sung sửa đổi Thông tư số 55/2011/TT-BGDĐT ngày 22/11/2011 ban hành điều lệ ban đại diện cha mẹ học sinh và Thông tư quy định về tài trợ cho các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân để phù hợp với thực tế. “Bộ GD&ĐT không cấm việc kêu gọi tài trợ hay xã hội hóa cho giáo dục. Tuy nhiên việc làm này phải tuân thủ nguyên tắc kêu gọi vận động, quy trình tiếp nhận, quản lý và sử dụng nguồn tài trợ, xã hội hóa theo đúng quy định.
Cơ sở giáo dục lập danh mục xã hội hóa, danh mục kêu gọi vận động, tiếp nhận các khoản tài trợ để thực hiện các nội dung trang bị đồ dùng, thiết bị, đồ dùng dạy và học, thiết bị đào tạo và nghiên cứu khoa học, công trình xây dựng, sửa chữa và xây dựng cơ sở vật chất phục vụ hoạt động giáo dục tại cơ sở giáo dục; hỗ trợ hoạt động giáo dục, đào tạo và nghiên cứu khoa học trong cơ sở giáo dục; hỗ trợ các quỹ khuyến học, tài trợ học bổng cho học sinh, sinh viên trong cơ sở giáo dục công khai minh bạch” - Vụ Kế hoạch Tài chính cho biết.
Cũng theo Vụ Kế hoạch Tài chính, căn cứ vào kế hoạch hoạt động năm học và khả năng đáp ứng của dự toán ngân sách được cơ quan nhà nước giao định kỳ hoặc đột xuất, cơ sở giáo dục xây dựng kế hoạch vận động kêu gọi xã hội hóa, tài trợ trình Hội đồng trường phê duyệt và thông báo cho cơ quan quản lý trực tiếp trước khi tổ chức vận động tài trợ. Trường hợp cơ quan quản lý cấp trên phát hiện kế hoạch vận động tài trợ không đúng quy định thì phải yêu cầu dừng việc vận động tài trợ.
Kế hoạch vận động tài trợ phải xác định rõ nội dung, mục đích, đối tượng thụ hưởng, dự toán kinh phí và kế hoạch triển khai hoạt động cần tài trợ rõ ràng. Quá trình thực hiện kế hoạch sử dụng tài trợ phải tuân thủ đúng mục đích đã đề ra, đảm bảo tiến độ thời gian, chất lượng sản phẩm, tiêu chuẩn, định mức quy định, tuân thủ đầy đủ trình tự, thủ tục đầu tư xây dựng và mua sắm đấu thầu.
Cơ sở giáo dục phải lập báo cáo quyết toán công việc hoàn thành và niêm yết công khai để người học và xã hội giám sát, đánh giá. Cơ sở giáo dục sử dụng tài trợ phải công khai nội dung báo cáo tài chính năm và công khai quyết toán thu, chi tài chính năm.
Được biết, thời gian tới đây, Bộ GD&ĐT và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương sẽ tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các cơ sở, người đứng đầu các cơ sở giáo dục vi phạm để kịp thời chấn chỉnh, xử lý những sai phạm, đặc biệt là xử lý nghiêm người đứng đầu các cơ sở giáo dục để xảy ra tình trạng lạm thu.
Đồng thời, tăng cường công tác truyền thông để tuyên truyền cho cha mẹ học sinh, ban đại diện cha mẹ học sinh, giáo viên để hiểu rõ Điều lệ cha mẹ học sinh, từ đó thực hiện theo đúng quy định và ủng hộ nhưng không bị “lợi dụng” để thu các khoản thu trái quy định.
Phạm Thảo
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tổ chức thành công Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Hà Nội lần thứ IV
Đại biểu đề nghị giám sát các quỹ để quản lý, sử dụng hiệu quả
Tăng cường các biện pháp phòng lây nhiễm sởi trong bệnh viện
Xem trực tiếp chung kết Miss Universe 2024 ở đâu?
Cơ quan Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội: Phong trào thi đua “Người tốt, việc tốt” luôn thực chất, hiệu quả
Thị xã Cửa Lò nhập vào Thành phố Vinh từ ngày 1/12/2024
Năm 2024 cả nước tiết kiệm được khoảng 7.000 tỷ đồng chi thường xuyên
Tin khác
Tăng cường các biện pháp phòng lây nhiễm sởi trong bệnh viện
Y tế 05/11/2024 11:40
Cảnh giác cao điểm dịch sốt xuất huyết
Y tế 05/11/2024 10:44
Sắc màu văn hóa Chăm qua nghệ thuật dệt thổ cẩm Mỹ Nghiệp
Cộng đồng 05/11/2024 09:51
Liên thông kết quả khám để phục vụ người bệnh tốt hơn
Y tế 05/11/2024 09:16
Giúp người thu nhập thấp tiếp cận tài chính số
Chuyển đổi số 05/11/2024 09:15
Bông mua tím
Văn hóa 05/11/2024 09:09
Giữ gìn giá trị truyền thống từ phong trào xây dựng gia đình văn hóa
Văn hóa 05/11/2024 09:05
Ngắm nhìn vẻ đẹp của Hà Nội với loạt tranh vẽ bằng bút bi
Xã hội 05/11/2024 06:30
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Văn hóa 04/11/2024 22:00
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Xã hội 04/11/2024 19:26