Nỗi đau thắt lòng
Những bộ phim ý nghĩa dành riêng cho Ngày của Mẹ | |
Một ngày của mẹ | |
Ngày của mẹ của những bà mẹ nổi tiếng |
Ấy vậy mà, cũng đúng “Ngày của mẹ”, chẳng hiểu vô tình hay hữu ý mà tôi đọc được một câu chuyện trên facbook của chị tôi. Chị viết rằng: Những ngày nằm chữa bệnh ở bệnh viện Nguyễn Trãi (TP HCM) để lại trong chị nhiều suy ngẫm. Phòng gồm 3 giường và 3 bệnh nhân: Chị 62 tuổi, bà nằm đối diện 78 tuổi, bà nằm kế bên 90 tuổi. Trường hợp bà 78 tuổi thì con trai, con dâu, cháu nội, ngoại, con gái, thay phiên nhau cắt cử 24/24h có người trông nom, vì bà bị đau thần kinh tọa, đi lại khó khăn, còn chị cũng như nhiều người khác xa gia đình tự phục vụ được.
Đáng thương nhất là bà già kế bên, vừa yếu, vừa điếc đặc. Mới vào được nửa ngày, bà thều thào lại bên chị đưa ra 1 tờ giấy có số điện thoại của 4 con: 3 gái và 1 trai nhờ chị gọi cho chúng báo mang 2 triệu đồng vào tạm ứng viện phí cho bà. Chị thấy rất thương bà liền bấm máy gọi cho con gái theo thứ tự số 1: đầu dây bên kia một giọng nói gắt gỏng rất khó nghe: Gì thế? Chị nhẹ nhàng: “Chị ơi, bà cụ nói chị mang nộp 2 triệu đồng viện phí tạm ứng cho bà”. Ngay lập tức cô ta cúp máy cái rụp. Chị tôi nói đã gọi rồi, bà liền bảo chị gọi tiếp cho 3 người con còn lại. Thấy thái độ con gái bà vậy, chị giải thích: “Cháu đã gọi cho chị ấy, bây giờ việc còn lại chị ấy phải có nhiệm vụ báo cho anh chị em trong nhà biết”.
Bà cụ 90 liền kể chuyện: “Cái đứa chị vừa gọi đó, nó mượn của tôi 3,5 triệu mà giờ không chịu trả cho tôi, chồng tôi mất cách đây 2 năm, giờ căn nhà này tôi muốn bán chữa bệnh mà nó không cho. Nhà nó cho thuê, còn gia đình nó nhảy vào nhà tôi ở”. Bà đang nói chuyện thì cô gái út vào, bà hỏi có mang tiền đóng viện phí cho mẹ không thì cô ta trả lời, chị Bé bảo mẹ gọi con vào chứ có nói chuyện tiền nong gì đâu, thấy vậy chị tôi đỡ lời: “Bà nhờ gọi bảo chị ấy đóng viện phí cho bà 2 triệu đồng”.
Nghe vậy cô gái vùng vằng ca cẩm một lúc rồi rút ví vứt xuống giường tờ 5 trăm và bảo 3 người kia mỗi người 5 trăm. Sau khi cô gái út ra về bà bảo chồng nó là Việt kiều Mỹ đó. Rồi bà quả quyết với một nỗi lòng nặng trĩu: “Kì này ra viện, tôi sẽ kiện chúng ra tòa, chẳng mẹ con gì nữa, chúng cấu kết với nhau chiếm nhà của tôi”.
Ảnh minh họa. |
Kiện. Chuyện con kiện cha mẹ, cha mẹ kiện con cái chẳng còn là chuyện hiếm trong những năm gần đây, song nghe từ “kiện”, tôi cứ thấy nao lòng và lại nghĩ đến một phiên tòa gần đây, khi một người mẹ bất đắc dĩ trở thành bị đơn trong vụ kiện mà chính tám đứa con ruột của mình là nguyên đơn. Vụ kiện kéo dài từ năm 2009 đến phiên tòa chiều 10-5. Đây là một phiên tòa buồn đẫm nước mắt! Đến nỗi nó lay động đến cả tâm can của cả Hội đồng xét xử, khiến họ không ít lần rơi lệ trong phiên xử. Nhớ lại cách đây 8 năm, khi ấy bà 71 tuổi, tại phiên tòa, bà đã khóc: “Cả đời bà chưa một lần đến chốn pháp đình, cho đến hôm nay”. Và chiều nay, tám năm sau, bà cũng khóc ở cái tuổi 79 dù tòa tuyên bà thắng kiện...
Năm 1990, khi cả ông bà đều còn khỏe và như dự liệu được điều không hay, ông bà đến phòng công chứng tự nguyện phân chia tài sản chung làm hai phần bằng nhau, rồi mỗi người tự lập di chúc. Theo đó, phần bà để cho bốn đứa con lớn, phần ông để cho bốn đứa con nhỏ. Riêng căn nhà chừng 100 m2 ở quận Tân Phú (phần ông), ông không định đoạt cho ai mà cả ông bà đồng ý cho đứa con nuôi về ở. Còn ông bà sau đó ở với con trai trưởng. Năm 2008, sau một trận bạo bệnh, ông bỏ bà mà đi. Ông mất chưa qua bảy thất, bà đã không thể ở được với tám đứa con ruột. Lúc này đứa con nuôi đem bà về phụng dưỡng, thuốc thang.
Năm 2009, lấy lý do căn nhà mà người con nuôi và mẹ đang ở là tài sản riêng của cha, tám đứa con kiện bà và đứa con nuôi ra tòa đòi chia chỗ trú ngụ cuối cùng của mẹ mình. Trước Tết, thằng con trai trưởng đến nhà làm dữ, buộc bà ký cho. Bà sá chi tấm thân già, chỉ tội thằng con nuôi vì chăm bà mà quên cả lấy vợ nên bà do dự không ký. Và thế là bà bị chính tám đứa con kiện ra tòa. Khi được tòa hỏi để xác nhận lần cuối, bà nói trong nước mắt: “Các con muốn lấy gì thì lấy! Có thương mẹ thì cho mẹ gửi tấm ảnh thờ của cha!”…
Cuối cùng tòa tuyên giao căn nhà cho bà. Bà lấy hai tay ôm mặt khóc, nói với luật sư: “Tôi sợ quá luật sư ơi, tụi nó giết tôi với thằng H. mất! Hay là… tôi cho tụi nó đi luật sư…”. Phiên tòa lặng ngắt. Trời nặng trịch mây đen vần vũ và trút mưa xối xả…
Chép lại mấy câu chuyện này nhân “Ngày của mẹ”, tôi chỉ mong ước một điều giá như tất cả những lời tốt đẹp, những tình cảm sâu nặng của những đứa con đối với cha mẹ, tôi đã đọc được sẽ hiển hiện rõ rệt trên cuộc đời này. Và sẽ chẳng bao giờ còn những nỗi đau thắt lòng tại những phiên tòa, mà ở đó nguyên đơn, bị đơn là cha mẹ và con cái.
Nguyễn Mẫn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Tạo điều kiện để trẻ em khiếm thị tiếp cận công nghệ
Cộng đồng 22/12/2024 06:53
Nhân lên niềm tự hào về truyền thống lịch sử vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng
Cộng đồng 21/12/2024 11:47
Quận Thanh Xuân biểu dương cán bộ làm công tác dân số
Xã hội 21/12/2024 10:19
Ra mắt tính năng nhận diện “Ứng dụng chính thức của Chính phủ” trên Google Play
Xã hội 20/12/2024 12:24
Tập huấn kỹ năng truyền thông về sàng lọc trước sinh, sơ sinh cho cộng tác viên dân số
Xã hội 20/12/2024 06:53
Tiếp nhận hơn 107 tỷ đồng dành cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trong năm 2025
Cộng đồng 19/12/2024 23:11
Quận Thanh Xuân hưởng ứng Tháng hành động Quốc gia về dân số
Xã hội 19/12/2024 20:52
Xuân đẹp nhất khi còn bên bố mẹ
Cộng đồng 19/12/2024 17:42
Độc đáo nghề làm hoa tre
Cộng đồng 19/12/2024 16:30
Phát động chiến dịch “Những mùa xuân nguyên vẹn”
Cộng đồng 19/12/2024 13:21