Những tượng đài bất tử trên biển

Sau 26 năm chốt giữ, bảo vệ vùng biển, trời thềm lục phía Nam tổ quốc, có không ít cán bộ, chiến sĩ đã anh dũng hi sinh và trong số đó có những chiến sĩ vĩnh viễn nằm lại nơi ngàn khơi.
Nhà giàn DK1 có máy biến nước biển thành nước ngọt
Những thiên đường biển đảo ít người biết của Nhật Bản
Lý Sơn - từ khóa "nóng" nhất mùa du lịch cho tín đồ du lịch biển đảo
Lính Trường Sa giữ biển bằng cả trái tim

Khúc bi hùng cùng niềm kiêu hãnh

Câu chuyện xúc động ấy, một lần nữa chúng tôi được nghe Trung tá Bùi Xuân Bổng (Tiểu đoàn DK1), người sống sót trở về trong vụ sập nhà giàn Phúc Tần 3, cách đây 25 năm kể lại. Những tưởng thời gian sẽ phần nào làm vơi đi những mất mát, ký ức đau thương; nhưng không, đối với anh, đó là nỗi đau đầy kiêu hãnh. Hồi tưởng lại quá khứ trong niềm xúc động, Trung tác Bổng kể, vào chiều ngày 4/10/1990, trời đang trong xanh bỗng dưng sóng gió đùng đùng nổi lên. Những con sóng cuồn cuộn từ lòng biển dựng lên như vách núi rồi đổ ập xuống nhà giàn. Làm thế nào để sống đây, khi không có phương tiện cứu hộ nào ngoài 5 chiếc áo phao cá nhân cũ? Trong khi sóng mỗi lúc một lớn, nhà giàn chao đảo mạnh.

“Đây là nhà giàn thế hệ đầu tiên, chiều cao từ mặt biển lên sàn chỉ 7 mét, nên sóng cấp bốn là đã trùm lên sân thượng. Anh em chúng tôi lúc đó không biết có bão đến vì không có thông tin gì. Biển mịt mù, sóng dâng cao như quả núi liên tiếp ập vào nhà giàn. Những tấm gỗ mặt sàn bật tung. Tất cả đều ướt. Bằng mọi cách phải sống và trở về, nghĩ vậy, tôi đã bàn với chú Quảng, Phó chỉ huy trưởng, lấy dây dù kết thành phao bè để khi xuống biển có cái mà bám vào. Nhà giàn có 8 người nhưng chỉ có 5 cái áo phao cá nhân, một cái rách không có giây buộc, phải ưu tiên cho 5 đồng chí bơi yếu, còn lại cởi trần nhảy xuống biển”, Trung tá Bổng ứa nước mắt hồi tưởng lại giờ phút bi thương ngày ấy.

Những tượng đài bất tử  trên biển
Đoàn công tác thả hoa tưởng niệm các liệt sĩ DK1 đã hi sinh trên biển

Rạng sáng ngày 5/12, những con sóng lớn liên tiếp, dồn dập, trong tích tắc nhà giàn chìm vào đêm đen. Tất cả lao ra khỏi nhà giàn, lao xuống biển một cách vô định, không biết bơi về đâu. Trời tối đen như mực, không ai nhìn thấy ai dù chỉ cách trong gang tấc. Tất cả chỉ còn nhận ra nhau qua tiếng gào thét. Đúng lúc đó, anh Bổng nghe tiếng anh Hồ Thế Công và Phạm Xuân Quỳnh, liền hét lớn “Quỳnh ơi, Công ơi, anh ở đây”, rồi rướn mình cho phao lao về phía trước. Công và Quỳnh đã bám được vào mảnh phao bè. Chiếc áo phao của anh Quỳnh bị sóng đánh rách mất một nửa, Công không còn đủ sức bám vào phao nữa. Anh Bổng xé áo mình làm dây, buộc tay Công vào mảnh phao bè, để nếu chết thì vẫn còn xác. Cả ba anh bám vào phao bè suốt gần một đêm, một ngày lênh đênh trên biển như thế, ai cũng động viên nhau cố sức bám trụ, chờ tàu đến cứu. Nếu không có tàu đến cứu thì cũng chuẩn bị tâm lý sẵn sàng hi sinh, chìm vào lòng biển, vì không còn sức nữa. Báu và Trung bám được vào một thùng phuy trong sóng dữ.

Trong khi đó ở một nhóm khác, chính trị viên Nguyễn Hữu Quảng cùng y sĩ Trần Văn Là, chiến sĩ cơ điện Hồ Văn Hiền bám vào thanh gỗ cố chống chọi với bão tố. Anh em lấy lương khô ăn để cố giữ sức. Lương khô mặn chát vì thấm nước biển. Biết mình không trụ được nữa, Quảng đã nhường lại miếng lương khô cuối cùng và chiếc áo phao của mình cho Hồ Văn Hiền rồi chìm vào lòng biển. Có ngờ đâu, Là và Hiền cũng bị bão tố nhấn chìm ngay sau đó. Sau 20 giờ tăng tốc, ngụp lặn trong sóng gió, tàu cứu hộ HQ-711 đã cứu được Bổng, Quỳnh, Công, Báu, Trung. Tàu HQ-711 tiếp tục tìm kiếm đến ngày thứ hai, thứ ba và những ngày sau đó, nhưng không thấy Quảng, Hiền, Là đâu nữa. “Đó là những phút giây bi hùng đau thương nhưng kiêu hãnh nhất của đời lính”, Trung tá Bổng mắt đỏ hoe kể lại.

Có cái chết hóa thành bất tử

Là một trong 10 liệt sĩ của nhà giàn DK1 tính đến thời điểm này, liệt sĩ Anh hùng lực lượng VTND Đại úy Vũ Quang Chương được thế hệ những người lính hải quân biết đến như đỉnh cao của đức hi sinh quên mình vì tổ quốc. Hành động ôm cờ tổ quốc, cùng đồng đội chống chọi với bão tố đến hơi thở cuối cùng, mãi là biểu tượng đẹp đẽ nhất của người lính biển. Lịch sử mãi mãi ghi danh, nhân dân đời đời ghi nhớ, biển xanh vọng mãi tên anh- người lính bất tử của tổ quốc trong thời bình.

Để hiểu rõ hơn về sự hi sinh kiên cường của 9 cán bộ chiến sĩ nhà giàn Phúc Nguyên 2A trong cơn bão tháng 12 năm 1998, chúng tôi tìm đến nhà anh Hoàng Văn Thủy, nguyên chiến sĩ báo vụ 1 của nhà giàn Phúc Nguyên 2A (DK1/6) thủa ấy. Nhà giàn DK1/6 thuộc lớp thế hệ thứ 2, được xây dựng vào năm 1991 đóng trên bãi cạn Phúc Nguyên. Giống như nhà giàn DK1, nhà giàn DK1/6 cũng phải chịu những tổn thất nặng nề và chứng kiến sự hi sinh anh dũng của các chiến sĩ tại nhà giàn, trong cơn bão Fathes vào ngày 12/12/1998.

Đã 17 năm trôi qua, thế nhưng mỗi lần nhắc đến những ký ức đau thương năm nào, anh Hoàng Văn Thủy vẫn không kìm được nước mắt. Anh kể, sau khi nhận được lệnh từ Sở Chỉ huy, Lữ đoàn 171, đồng chí chỉ huy trưởng nhà giàn DK1/6 khi đó là Đại úy Vũ Quang Chương đã nhanh chóng hội ý, giao nhiệm vụ cho từng người, làm tốt công tác chẩn bị, sẵn sàng đối phó với tình huống xấu nhất xảy ra. Sóng mỗi lúc một lớn hơn và dữ dội. Những con sóng lừng lững như quả núi liên tiếp ập đến làm nhà giàn rung lắc mạnh. Mặt biển mịt mù trắng xóa, gió rít ầm ầm. Nhà giàn lắc lư chao đảo theo sóng.

“Khi ấy, biết không trụ được trước những đợt bão tố, anh Chương lặng lẽ đến mở tủ, cầm lá cờ tổ quốc ôm lên ngực mình rồi gấp gọn cùng với cuốn sổ vàng truyền thống cho vào bao gói chặt và rời nhà giàn sau cùng. Thời điểm ấy tôi cũng nghĩ là mình chết chứ không sống được. Khi đó tôi đã gọi điện cho chị Vân ở đài canh 01 dặn dò: Nếu em chết, nhờ chị viết thư về gia đình báo cho nhà em biết nhé. Khi ấy, tôi nghe rõ chị Vân khóc trong máy…Bất ngờ một con sóng lớn ấp tới, tôi chỉ kịp nghe anh Chương gọi: Thủy ơi! Nhà giàn không đổ, rồi con sóng lớn nhấn chìm tôi và anh Chương xuống biển. Trong trận bão ấy, 6 chiến sĩ đã hi sinh”, anh Thủy nấc nghẹn kể lại.

Có lẽ, khi nhắc đến sự hi sinh của các chiến sĩ tại nhà giàn DK1, chúng ta không thể không nhắc tới người liệt sĩ thứ 10, Đại úy Dương Văn Bắc. Chiến sĩ ấy đã hi sinh vào ngày 7/10/2014 tại nhà giàn DK1/11, trong khi đang làm nhiệm vụ kiểm tra hệ thống vật cản dưới sàn cập tàu, nhằm chuẩn bị sẵn sàng cho nhiệm vụ chống biệt kích, người nhái ban đêm. Khi công việc gần hoàn tất, bất ngờ một cơn sóng lớn dữ dội đánh trùm qua sàn cập tàu, tràn lên mép chiếu nghỉ. Mặc dù đã bám chặt vào lan can, gồng mình chống đỡ, nhưng sức mạnh của cơn sóng đã đánh bật lan can, kéo anh Bắc xuống biển sâu. Mặc dù sau đó anh Bắc được tìm thấy và được các bác sĩ của Viện Quân y 175 tận tình cứu chữa, nhưng người chiến sĩ ấy đã trút hơi thở cuối cùng trong vòng tay đồng đội ngay sau đó…

Trong 10 chiến sĩ hi sinh tại nhà giàn DK1, có 6 cán bộ, chiến sĩ vĩnh viễn nằm lại ngàn khơi, mộ của các anh là những ngọn sóng bạc đầu, máu đào của các anh hòa vào lòng biển, xương cốt các anh hóa đá san hô nằm tận biển sâu. Các anh đã khắc vào lòng biển một tượng đài của đức hi sinh quên mình vì tổ quốc.

Lịch sử là một dòng chảy liên tục, lịch sử không bao giờ quên những người lính nhà giàn DK1 đã hi sinh vì chủ quyền tổ quốc. Chẳng ai muốn cuốn sổ truyền thống của Tiểu đoàn DK1 thêm dòng mực mới, nhưng 10 cán bộ, chiến sĩ đã hi sinh trên biển phía Nam, đã hóa thành tượng đài bất tử. Tượng đài ấy sống mãi trong lòng nhân dân và các thế hệ hải quân, để mỗi lần khách từ đất liền ra thăm lại thêm một lần khâm phục, nhắc nhớ.

Mai Thắng

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 43 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 43 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Trong các ngày 15 và 16/7/2024, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 43. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp. Tại Kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã xem xét, kết luận một số nội dung sau:
Đã thông qua nghị quyết về thu hồi đất tái định cư liên quan Quốc lộ 6

Đã thông qua nghị quyết về thu hồi đất tái định cư liên quan Quốc lộ 6

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đã tiếp xúc cử tri huyện Chương Mỹ sau Kỳ họp thứ 17, Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố khóa XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Cụm thi đua số 1 MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội: Thi đua sôi nổi, đạt được nhiều kết quả tốt

Cụm thi đua số 1 MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội: Thi đua sôi nổi, đạt được nhiều kết quả tốt

(LĐTĐ) Ngày 16/7, tại Quận ủy Hai Bà Trưng, Cụm thi đua số 1 Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội đã tổ chức Hội nghị sơ kết phong trào thi đua 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm.
Dấu ấn Hội khỏe CNVCLĐ, lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024

Dấu ấn Hội khỏe CNVCLĐ, lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024

(LĐTĐ) Chiều 16/7, tại Trung tâm Văn hoá - Thông tin, Thể thao và Du lịch quận Cầu Giấy, Hội khoẻ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024 chính thức bế mạc. Hội khỏe đã để lại dấu ấn, khơi dậy khí thế, nhiệt huyết của đông đảo đoàn viên, người lao động quận Cầu Giấy.
Tập huấn sử dụng tiện ích, tính năng của ứng dụng “Công dân Thủ đô số - iHanoi”

Tập huấn sử dụng tiện ích, tính năng của ứng dụng “Công dân Thủ đô số - iHanoi”

(LĐTĐ) Tính đến ngày 15/7/2024, ứng dụng iHanoi đã hơn 52.000 tài khoản, tiếp nhận 338 phản ánh kiến nghị của người dân. Hiện ứng dụng đã lọt top 7 trên Bảng xếp hạng Mạng xã hội của Apple và top 12 Bảng xếp hạng Mạng xã hội của Android.
Chuẩn bị tốt nhất cho Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô

Chuẩn bị tốt nhất cho Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Ban Chỉ đạo Chương trình số 01-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội (khóa XVII) về “Tăng cường công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị thành phố trong sạch, vững mạnh; đẩy mạnh cải cách hành chính giai đoạn 2021 - 2025”, tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024.
LĐLĐ huyện Hoài Đức kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

LĐLĐ huyện Hoài Đức kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

(LĐTĐ) Sáng 16/7, Liên đoàn lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức tổ chức Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), 45 năm thành lập Công đoàn huyện Hoài Đức (28/7/1979 - 28/7/2024) và phát hành cuốn "Lịch sử phong trào công nhân viên chức lao động và Công đoàn huyện Hoài Đức giai đoạn 1979 - 2024".

Tin khác

Phát động Chương trình “Chung tay xoa dịu nỗi đau da cam năm 2024”

Phát động Chương trình “Chung tay xoa dịu nỗi đau da cam năm 2024”

(LĐTĐ) Trung ương Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam, Cổng Thông tin điện tử nhân đạo quốc gia 1400, Nền tảng thiện nguyện MB và các cơ quan, đơn vị phối hợp thực hiện chương trình kêu gọi đồng bào, chiến sĩ cả nước, với trách nhiệm, nghĩa tình hãy đồng hành, ủng hộ Chương trình “Chung tay xoa dịu nỗi đau da cam năm 2024”.
Quý vật tìm quý nhân

Quý vật tìm quý nhân

(LĐTĐ) Trong cuộc sống đầy bon chen và xô bồ, có những giá trị không thể đong đếm bằng tiền bạc hay vật chất. Ngay cả khi xã hội phát triển theo hướng hiện đại và thay đổi nhanh chóng, triết lý “Quý vật tìm quý nhân” vẫn luôn giữ nguyên giá trị của nó, nhắc nhở chúng ta rằng, mọi vật quý giá đều cần tìm đến những tâm hồn biết trân trọng và nâng niu chúng. Đó không chỉ là một niềm tin mà là một chân lý mãi mãi tồn tại trong mọi thời đại.
Khúc biến tấu của nắng

Khúc biến tấu của nắng

(LĐTĐ) Nắng thức dậy một ngày hè! Nắng rực rỡ trên những vòm cây, tán lá, nắng mênh mang trên khắp nẻo sơn hà, nắng trải dài trên những cánh đồng xa, nắng chu du trên những con đường dài bất tận! Vẻ ngời ngời của nắng tô làn da thiếu nữ thêm hồng hào, tươi trẻ. Nắng tung tăng cùng đàn con trẻ trên sân trường chộn rộn. Nắng tô điểm cho những lá hoa thêm thắm sắc tươi màu. Muôn ngàn đóa hướng dương kiêu hãnh vươn mình đón nắng như thể chúng sinh ra là vì có nắng.
Hành trình lấy “ngọc của trời”

Hành trình lấy “ngọc của trời”

(LĐTĐ) Dám từ bỏ công việc ổn định để bắt đầu một ngã rẽ mới mà biết trước là rất nhiều khó khăn, vất vả, chị Phạm Thị Kiều Oanh - Giám đốc Công ty cổ phần Sinh thái ruộng rươi đã trở thành người tiên phong phát triển mô hình nông nghiệp sinh thái cộng sinh lúa - rươi tại Việt Nam.
Nhiều dấu ấn đậm nét trong hoạt động đào tạo sau đại học

Nhiều dấu ấn đậm nét trong hoạt động đào tạo sau đại học

(LĐTĐ) Sáng 10/7, tại Văn Miếu Quốc Tử Giám, Học viện Hành chính Quốc gia đã tổ chức thành công Lễ Bế giảng và trao bằng Tiến sĩ, Thạc sĩ năm 2024. Gần 300 học viên cao học, nghiên cứu sinh được vinh danh và nhận bằng tốt nghiệp buổi lễ.
Những ai thuộc trường hợp tiếp xúc gần với người mắc bệnh bạch hầu?

Những ai thuộc trường hợp tiếp xúc gần với người mắc bệnh bạch hầu?

(LĐTĐ) Theo Quyết định số 3593/QĐ-BYT của Bộ Y tế ngày 18/8/2020, người tiếp xúc gần với ca bệnh bạch hầu gồm: Người sống cùng nhà, học sinh cùng lớp, nhóm trẻ chơi chung, người làm cùng nhóm, người ăn ngủ cùng, sinh hoạt tôn giáo chung, ngồi cùng phương tiện, chăm sóc bệnh nhân không bảo hộ, tiếp xúc trực tiếp.
Sống tỉnh thức

Sống tỉnh thức

(LĐTĐ) Sống tỉnh thức là hành trình nhận thức và điều chỉnh bản thân để tìm thấy tự do nội tâm và ý nghĩa cuộc sống. Bằng cách hiểu và giải phóng khỏi những ràng buộc nội tâm, sống theo trái tim và trân trọng hiện tại, chúng ta đạt được sự bình an và hạnh phúc thực sự.
Vũ khúc hoa dâm bụt

Vũ khúc hoa dâm bụt

(LĐTĐ) Lặng nghe mùa hạ muốn rời gót, chút rực rỡ cuối cùng dành lại cho màu hoa dâm bụt. Màu hoa diễm lệ nở thắm thiết giữa nắng và gió, vấn vương e ấp sắc đỏ tươi sáng. Thật xứng đáng là thứ ánh sáng cuối cùng bừng lên mang tất cả sinh khí và thần sắc của mùa hạ.
Để Côn Đảo mãi xanh

Để Côn Đảo mãi xanh

(LĐTĐ) Côn Đảo là điểm du lịch nghỉ dưỡng và tham quan nổi tiếng của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu với các bãi tắm và Khu bảo tồn thiên nhiên Vườn Quốc gia Côn Đảo. Việc bảo vệ, gìn giữ môi trường tại Côn Đảo có ý nghĩa hết sức quan trọng, không những thể hiện sự tôn nghiêm, tôn kính đối với các liệt sĩ đã nằm lại nơi đây mà còn thể hiện ý thức bảo vệ thiên nhiên, góp phần phát triển bền vững huyện đảo Côn Đảo.
Hương vị đoàn viên

Hương vị đoàn viên

(LĐTĐ) Đang mải mê với những bản kế hoạch trên máy tính, mẹ tôi gọi điện thoại nhắc ngày giỗ bố sắp đến. Tôi cười tươi bảo: “Con nhớ ngày giỗ bố mà, con nhất định sẽ về sớm”. Tắt máy, lòng bỗng se sắt nhớ bố da diết, nghe dậy hương cháo cá lóc thoang thoảng trong tâm trí.
Xem thêm
Phiên bản di động