Những người làm mặt nạ giấy bồi cuối cùng ở Hà Nội
![]() | “Tết Trung thu Phố cổ 2018”: Nhiều hoạt động văn hóa truyền thống |
![]() | Chưa tới Trung thu, thương lái đã "ôm" cả vườn bưởi da xanh |
Ngày nay, dễ dàng tìm thấy muôn vàn món đồ chơi sặc sỡ, màu sắc bắt mắt đủ loại trên các con phố của Hà Nội. Ít ai biết rằng, trước đây, mặt nạ giấy bồi là thứ đồ chơi được yêu thích nhất mỗi mùa trung thu đến. Nói về những ngày hoàng kim của mặt nạ giấy bồi, bà Đặng Hương Lan vợ, ông Hòa chia sẻ: “Ngày xưa, khi đồ chơi nhập ngoại chưa phổ biến, trẻ con chỉ thích mặt nạ này thôi. Cứ mùa trung thu là rộn ràng xin bố mẹ mua cho để đi phá cỗ”.
![]() |
Vợ chồng ông Nguyễn Văn Hòa và bà Đặng Hương Lan là những người làm mặt nạ giấy bồi cuối cùng ở Hà Nội |
Ông Hòa cho biết, nghề làm mặt nạ giấy bồi là nghề truyền thống của gia đình vợ. Bố vợ ông đã dạy cho các con, tuy nhiên đến nay chỉ còn vợ chồng ông gắn bó với công việc này. Trong suốt gần 40 năm, có lúc đây chỉ là công việc phụ làm tay trái, từ khi nghỉ hưu, đây lại là công việc chính của 2 ông bà.
Nơi cho ra đời hàng ngàn chiếc mặt nạ giấy bồi của ông Hòa trên nằm tầng 3 của một căn nhà trong phố cổ với diện tích vô cùng khiêm tốn. Ông cùng vợ mình hằng ngày phải tận dụng mọi diện tích có thể của căn phòng từ lan can cầu thang, mái tôn,… để làm việc và phơi mặt nạ. Đến hẹn lại lên, từ đầu tháng 7 âm lịch, xưởng nhỏ này lại thu hút tập nập người ghé thăm.
![]() |
Trên căn gác nhỏ, gia đình ông Hòa tận dụng mọi nơi để làm việc và phơi mặt nạ |
Để làm ra một chiếc mặt nạ giấy bồi truyền thống đòi hỏi sự công phu, tỉ mỉ của người nghệ nhân và phải trải qua nhiều công đoạn. Thành phần chính để tạo nên một chiếc mặt nạ là giấy báo và hồ sắn. Người nghệ nhân phải xé giấy báo thật nhỏ, sau đó lót một lớp giấy trắng vào khuôn xi măng đúc sẵn các khuôn mặt rồi dùng chất kết dính là hồ sắn để dán. Khoảng 5, 6 lớp giấy vụn dán chồng lên nhau sẽ thành hình một chiếc mặt nạ giấy bồi.
|
![]() |
Các loại mặt nạ nhiều mẫu mã và màu sắc |
Những chiếc khuôn làm bằng xi măng để đúc mặt nạ do chính tay ông Hòa làm. Hằng năm gia đình ông vẫn trung thành với những hình khuôn mặt truyền thống như Chí Phèo, Thị Nở, chú Tễu, trâu, lợn… Tuy nhiên, để đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng, ông Hòa còn sáng tạo thêm khuôn hình các nhân vật truyện tranh nước ngoài như người nhện, thổ dân da đỏ,…
Mặt nạ sau khi dán xong sẽ được phơi khô. Việc này đòi hỏi mặt nạ phải phơi khô tự nhiên mới giữ được hình dáng ban đầu. Nếu dùng máy sấy khô, mặt nạ sẽ bị biến dạng, cong vênh, khó đeo và không được đẹp mắt. Do vậy, công việc thời vụ này cũng phụ thuộc nhiều vào thời tiết: “Những ngày có nắng thì làm vô tư, nhưng ngày mưa thì vợ chồng tôi tạm nghỉ, khách có gọi nhiều thì cũng đành phải hoãn” – ông Hòa nói.
Khi mặt nạ đã có khuôn, thì tô màu là một trong những khâu quan trọng nhất, màu có hài hòa bao nhiêu thì thành phẩm mới có “hồn” và tinh tế bấy nhiêu. “Mỗi lần tô thì lần lượt màu này khô rồi đến màu tiếp theo như thế mới đẹp và màu sắc không bị lấm lem” - bà Lan chia sẻ.
![]() |
Tô màu là công đoạn đòi hỏi sự khéo léo và tinh tế của người nghệ nhân |
Đã có lúc tưởng chừng phải dừng lại vì sự xâm lấn của đồ chơi Trung Quốc, trẻ em thờ ơ với đồ chơi truyền thống. Cũng có lúc gia đình ông phải đề phòng những người đến tìm hiểu với ý định làm giả, làm nhái các mẫu mã của mình. Nhưng bằng lòng say mê, 2 ông bà vẫn bám trụ lấy nghề. Điều mà ông Hòa, bà Lan băn khoăn nhất hiện nay đó chính là nguy cơ mai một của nghề vì hai ông bà đã là những người thợ cuối cùng làm nghề ở Hà Nội.
Bài và ảnh: Phương Ngân
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

LĐLĐ huyện Đan Phượng phát động Tháng Công nhân năm 2025

Phá đường sản xuất thực phẩm chức năng giả, thu giữ lô hàng gần 100 tấn

Tăng cường đảm bảo an ninh hàng không dịp nghỉ Lễ 30/4-1/5

Jackson lập công, Chelsea trở lại top 4 đầy kịch tính

Giá xăng dầu hôm nay (27/4): Dầu thế giới tăng nhẹ

Ipswich gục ngã trước Newcastle, khép lại giấc mơ Premier League

Google AI Overviews chạm mốc 1,5 tỷ người dùng mỗi tháng
Tin khác

Công an Hà Nội tri ân các thế hệ đi trước nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam
Tôi yêu Hà Nội 14/04/2025 20:56

Quạt giấy Chàng Sơn khẳng định sức sống lâu bền của làng nghề truyền thống
Tôi yêu Hà Nội 26/03/2025 13:23

Ước vọng một Hà Nội hào hoa, quyến rũ
Tôi yêu Hà Nội 21/03/2025 16:03

Giữ gìn và phát triển nghề thêu tay truyền thống
Tôi yêu Hà Nội 17/03/2025 14:17

"Trả lại" không gian hồ Gươm mà cha ông đã dựng nền
Tôi yêu Hà Nội 07/03/2025 18:04

HĐND huyện Hoài Đức thông qua Đề án sắp xếp bộ máy hành chính các cơ quan chức năng thuộc huyện
Tôi yêu Hà Nội 28/02/2025 17:07

Làng cổ Cự Đà - lưu giữ văn hóa đặc trưng vùng đồng bằng Bắc Bộ
Tôi yêu Hà Nội 20/02/2025 20:10

Nghề tò he giữa thời 4.0: Gian truân nhưng sáng tạo không ngừng
Tôi yêu Hà Nội 18/02/2025 21:41

Huyện Ứng Hòa: Nhiều thanh niên hăng hái viết đơn tình nguyện lên đường nhập ngũ
Tôi yêu Hà Nội 11/02/2025 09:53

Cổng làng, nơi chạm miền ký ức
Tôi yêu Hà Nội 29/01/2025 10:30