Những người con Tà ôi, Pa cô, Cơ tu giữa lòng Thủ đô
Sắc vàng giữa lòng Thủ đô | |
Độc đáo "xóm đường tàu" giữa lòng Thủ đô |
Giữa tiết trời giá rét của khí hậu miền Bắc, trong ngôi nhà rông tại Làng văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam) già làng Viên Đăng Minh (55 tuổi), người dân tộc Tà ôi, huyện A Lưới nở nụ cười hạnh phúc khi tiếp chuyện với chúng tôi. Già làng bảo, kể từ ngày ra làng văn hóa ở đến nay cuộc sống không có quá nhiều sự thay đổi.
Điều đặc biệt, già làng Minh là người thứ 2 “được lựa chọn” đại diện cho cộng đồng dân tộc Tà ôi và Pa cô đưa gia đình đến Làng văn hóa ở Hà Nội sinh sống. Trước đó, vào năm 2017, già làng Hồ Văn Hạnh là người đầu tiên đưa gia đình, con, cháu, cùng với một số đồng bào tại huyện A Lưới đã xung phong đến Làng văn hóa sinh sống và giới thiệu văn hóa dân tộc mình.
Du khách thích thú với sản phẩm, ẩm thực của người Tà ôi |
“Hiện nay tại Làng văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam cộng đồng dân tộc Tà ôi và Pa cô chỉ có 8 nhân khâu đang cùng sinh sống. Làng của người Tà ôi và Pa cô ở đây được dựng lên tương đối giống với kiến trúc ở quê. Bên cạnh đó, cuộc sống của chúng tôi cũng không có nhiều thay đổi, ngoài việc được tiếp xúc với nhiều khách du lịch hơn, được giao lưu, học hỏi với nhiều anh em dân tộc khác ở Việt Nam cùng sinh sống ở đây. Qua đó, giúp chúng tôi mở mang được kiến thức, được chia sẻ, giới thiệu văn hóa truyền thống dân tộc đến đông đảo người dân khắp cả nước và bạn bè quốc tế”, già làng Minh tâm sự.
Đề cập đến quyết định của mình khi đưa gia đình chuyển ra ngoài Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam sinh sống, già làng Minh và vợ là bà A Viết Thị Nhi (50 tuổi) cho biết, mặc dù trước đây cuộc sống gặp nhiều khó khăn, nhưng gia đình ông bà không muốn thay đổi nơi sinh sống. Bởi lẽ, bao năm sống ở bản đã quen với các phong tục tập quán, với sự sẻ chia, đùm bọc lẫn nhau của anh em, hàng xóm… nên khi được vận động ra Làng văn hóa sinh sống, gia đình già làng Minh không muốn đi. Tuy nhiên, với sự vận động của chính quyền địa phương, đặc biệt là sự tiên phong của già làng Hồ Văn Hạnh, đã trở thành động lực lớn khiến già làng Viên Đăng Minh và vợ mình quyết định cùng con cháu chuyển ra Làng văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam sinh sống.
Già làng Minh giới thiệu sản phẩm dệt thổ cẩm của người Tà ôi. |
“Cuộc sống của chúng tôi ở Làng văn hóa này đầy đủ hơn, được tiếp xúc với nhiều người hơn, nhưng thú thật là rất nhớ nhà. Tuy nhiên, trước khi có quyết định ra đây sinh sống chúng tôi đã nghĩ, đi vì trách nhiệm bảo tồn và gìn giữ văn hóa dân tộc, vì sự tự hào với những nét văn hóa đặc trưng của dân tộc và đặc biệt là đi vì trách nhiệm vì mình là “người được lựa chọn”. Mình già mình phải đi thì sau này lớp trẻ họ mới mạnh dạn theo mình, có như vậy văn hóa, bản sắc dân tộc mới gìn giữ và giới thiệu được rộng rãi đến với mọi người”, già làng Viên Đăng Minh nói.
Nỗi nhớ nhà, nhớ bản làng đối với những đồng bào dân tộc Tà ôi, Pa cô, cùng đồng bào các dân tộc khác trên cả nước đang sinh sống tại Làng văn hóa các dân tộc là không tránh khỏi. Thế nhưng, để vơi bớt nỗi nhớ nhà, bên cạnh việc thường xuyên tiếp xúc, chia sẻ với du khách thập phương, với anh em dân tộc sinh sống tại Làng văn hóa, bà con ở đây còn chủ động làm những công việc thường ngày ở làng trước đây như: Nuôi gà, trồng lúa, dệt, đan lát… Đặc biệt, một điều không thể thiếu đó là chế biến các món ăn mang đậm truyền thống dân tộc một phần cho vơi đi nỗi nhớ quê, một phần để hãnh diện khoe với du khách, với các dân tộc anh em về nét đặc sắc trong ẩm thực dân tộc.
Giới thiệu với chúng tôi về các món ăn truyền thống của dân tộc, già làng Minh cho biết, do không có đủ nguồn nguyên liệu, cũng như không có đủ lực lượng để chế biến ẩm thực, nên cộng đồng dân tộc Tà ôi, Pa cô tại đây thường chỉ giới thiệu được một vài món ăn đến với du khách vào dịp cuối tuần, hoặc các ngày lễ lớn mà làng vận động, giới thiệu ẩm thực địa phương, vùng miền.
Tại những ngày này, các món ăn không thể thiếu là: Cơm lam nấu trong ống nứa, cá nướng ống, cá bọc lá rừng nướng than, thịt xông khói và đặc biệt một món ăn truyền thống không thể thiếu của cộng đồng người dân tộc Tà ôi, Pa cô chính là bánh A Quát (bánh mang biểu tượng tình yêu)… Tất cả những món ăn này theo chia sẻ của già làng Minh, đây là món ăn không thể thiếu của người dân tộc ở huyện A Lưới trong các ngày lễ trọng đại của dân tộc như: Năm mới, cúng thần, tiếp khách, cưới hỏi…
Điều đặc biệt, ở đây dù phải xa nơi chôn nhau, cắt rốn, xa bản làng, anh em… nhưng họ luôn cảm nhận được hơi ấm của tình đoàn kết, của trách nhiệm và không biết từ khi nào, cộng đồng dân tộc tại Làng văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam đã coi nhau như anh em ruột thịt, cùng nhau sẻ chia ngọt bùi và cùng nhau gìn giữ, giới thiệu văn hóa dân tộc mình đến với du khách mọi miền đất nước.
“Cuộc sống của chúng tôi ở Làng văn hóa này đầy đủ hơn, được tiếp xúc với nhiều người hơn, nhưng thú thật là rất nhớ nhà. Tuy nhiên, trước khi có quyết định ra đây sinh sống chúng tôi đã nghĩ, đi vì trách nhiệm bảo tồn và gìn giữ văn hóa dân tộc, vì sự tự hào với những nét văn hóa đặc trưng của dân tộc và đặc biệt là đi vì trách nhiệm vì mình là “người được lựa chọn”. Mình già mình phải đi thì sau này lớp trẻ họ mới mạnh dạn theo mình, có như vậy văn hóa, bản sắc dân tộc mới gìn giữ và giới thiệu được rộng rãi đến với mọi người”, già làng Viên Đăng Minh nói. |
Đỗ Đạt
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Cơ hội làm việc tại Australia cho lao động Việt Nam
Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi
Cải tạo một loạt chung cư cũ góp phần hạ nhiệt giá nhà
Gắn kết tự nhiên và phát triển bền vững nhờ nông nghiệp sinh thái ở Tây Bắc
Chấn chỉnh lái xe buýt vi phạm Luật Giao thông đường bộ
Doanh nhân Vũ Minh Châu được vinh danh vì sự nghiệp phát triển ngành mỹ nghệ kim hoàn đá quý Việt Nam
Đêm nay, Hà Nội cấm lưu thông trên đường Văn Khê
Tin khác
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khánh thành khu tái thiết Làng Nủ
Tin mới 22/12/2024 16:11
Chính thức vận hành tuyến metro số 1
Tin mới 22/12/2024 11:48
Tết Dương lịch 2025: Hà Nội bắn pháo hoa tại những điểm nào?
Tin mới 21/12/2024 09:54
TP.HCM: Cháy nhà trọ cho thuê, 16 người thương vong
Tin mới 20/12/2024 15:12
Chủ tịch HĐND Thành phố chỉ đạo khắc phục vụ cháy tại quán cà phê đường Phạm Văn Đồng
Tin mới 19/12/2024 18:16
Trả gộp 2 tháng lương hưu, trợ cấp dịp Tết Nguyên đán
Tin mới 19/12/2024 17:16
Hưng Yên cơ bản hoàn thành GPMB dự án đường Vành đai 4- Vùng Thủ đô
Tin mới 19/12/2024 17:15
Quân đội nhân dân Việt Nam - Niềm tự hào dân tộc
Tin mới 19/12/2024 14:40
Thủ tướng yêu cầu xử lý nghiêm đối tượng đốt quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng
Tin mới 19/12/2024 10:47
Bí thư Thành ủy Bùi Thị Minh Hoài thăm hỏi nạn nhân vụ cháy quán cà phê đường Phạm Văn Đồng
Tin mới 19/12/2024 10:25