Những màu xanh đặc trưng của Hà Nội
Hà Nội đẹp dịu dàng mùa cây "trổ lá" | |
Những khu rừng đẹp nức tiếng Việt Nam |
Cây cơm nguội vàng, cây bàng lá đỏ...
Trong nỗi nhớ Hà Nội của những người con xa quê hương thường có dáng hình của những con phố nhỏ rợp bóng cây xanh, mỗi mùa lại có những vẻ hấp dẫn riêng. Những hàng cây ấy đã mang lại những vẻ đẹp riêng cho từng đường phố, làm nó thêm sinh động, có hồn. Những loài cây ấy của Hà Nội, đã đi vào thơ ca, văn học từ bao lâu nay.
Đường Phan đình phùng - một trong những tuyến phố xanh - sạch - đẹp nhất ở Thủ đô. |
Đó là những câu đầu tiên trong bài hát “Em ơi Hà Nội phố” của nhạc sĩ Phú Quang với những ca từ “Em ơi Hà Nội phố/ Ta còn em mùi hoàng lan/ Ta còn em mùi hoa sữa”. Khi cái lạnh của mùa thu len lỏi vào da thịt, thì cũng là lúc mùa hoa sữa về. Hoa sữa đã trở thành một “đặc sản” của thu Hà Nội. Dù được trồng ở nhiều nơi, nhưng chỉ ở Hà Nội, hoa sữa mới làm người ta say đắm. Thế nên, những ai có dịp đi qua “phố hoa sữa” Nguyễn Du, Quán Thánh, đều như cố đi chậm lại để hít hà chút hương thơm thoang thoảng ấy.
Nhắc đến cây bàng Hà Nội, không ai quên được câu hát “Hà Nội mùa thu, cây cơm nguội vàng, cây bàng lá đỏ” của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Vào dịp cuối đông, đầu xuân, cây bàng biến thành những chiếc ô đỏ rực ở khắp phố phường Hà Nội. Nhắc đến các tuyến phố có nhiều cây bàng ở Hà Nội, phải kể đến Nguyễn Thái Học, Tràng Thi, Hàng Cân, Cửa Nam, Phùng Hưng... Cây bàng, cũng như nhiều loài cây khác trồng trên các con phố Hà Nội, dễ trồng, sinh trưởng khỏe, chịu được gió bão, nhanh tỏa bóng mát và đặc biệt đẹp lúc giao mùa. Loài cây giản dị ấy còn gắn bó với tuổi thơ của nhiều thế hệ. Cảm giác sướng rơn khi bàng đậu quả, lũ trẻ nhặt vội những quả bàng chín quẹt quẹt vào áo rồi cảm nhận vị ngọt, chát nơi cổ họng.
Hay nhạc sĩ Trọng Đài trong bài “Hà Nội đêm trở gió” đã khắc họa nên một không gian xanh ngát hàng cây “Hà Nội ơi xanh xanh màu áo học trò/ Những con đường thân quen còn đó...” làm ta liên tưởng đến hai hàng sấu già, xà cừ cổ thụ trên cùng vỉa hè ở đường Phan Đình Phùng. Con đường được nhiều thế hệ học trò mệnh danh là con đường thơ nhất của Thủ đô. Có những tình yêu chỉ bắt đầu từ những hàng cây... Những tán lá sấu, xà cừ tạo thành mái vòm, phủ mát cả con đường. Những hàng cây cổ thụ đó đứng trầm ngâm, tĩnh lặng, đã chứng kiến và chứa đựng trong mình biết bao đổi thay của lịch sử.
Còn rất nhiều loài cây nữa tạo nên vẻ đẹp thơ mộng cho đường phố Hà Nội. Hà Nội có con phố Lò Đúc với hai hàng sao đen thẳng tắp, hàng phượng vĩ đỏ rực trên đường Thanh Niên, cây cơm nguội vàng cuối đường Yên Phụ. Những cây bằng lăng tím mộng mơ Thợ Nhuộm, cây me trên phố Ngô Quyền hay mùi hoàng lan dịu dàng đầu đường Thanh Niên... đều trở thành kỷ niệm khó quên của những người con Hà Nội mỗi khi xa Thành phố.
Hà Nội trồng mới 1 triệu cây xanh
Với mục tiêu tăng cường chất lượng môi trường của Thành phố, UBND Thành phố đã phát động chương trình Một triệu cây xanh trồng mới đến năm 2020. Theo đó, Hà Nội đang hướng tới mục tiêu tăng diện tích trồng cây xanh từ 7m2 cây xanh/người như hiện nay lên mức 10m2 cây xanh/ người vào năm 2020.
Những loại cây hoa đẹp như phượng, bằng lăng, muồng hoàng yến được khuyến khích trồng nhiều nhằm tạo mỹ quan cho đô thị. Mỗi tuyến phố sẽ được trồng một loại cây để tạo nên đặc trưng riêng. Hiện nay, kế hoạch này đang được thực hiện trên những tuyến đường như Ngã Tư Sở, Xã Đàn, Đại Cồ Việt...
Dường như một “cuộc cách mạng về cây xanh” thực sự đang diễn ra ở Thủ đô. Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết, sẽ cho trồng cây xanh ở các dải phân cách, kể cả đại lộ Thăng Long và đường Võ Nguyên Giáp, cắt giảm kinh phí duy tu bồn hoa, cây cảnh tại khu vực này. Ngoài ra, tại các cơ quan, trường học sẽ cho trồng nhiều cây xanh. Đồng thời, từ nay đến năm 2020, Hà Nội sẽ xây dựng thêm 25 công viên mới, trong đó 5 công viên đã được khởi công xây dựng.
Như vậy, sau đề án chặt 6.700 cây xanh, cây xanh ở Thủ đô đã được quan tâm thích đáng, để người dân chung tay xây dựng một Thủ đô xanh - sạch - đẹp.
Phương Bùi
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Tháng văn hóa đặc sắc kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích Quốc gia
“Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”: Trang bị kiến thức về sản phẩm để bảo vệ bản thân và gia đình
Tin khác
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 18:56
Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính
Thủ đô 22/11/2024 17:25
Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 15:13
Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 14:18
Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa
Thủ đô 22/11/2024 10:53
Quận Hai Bà Trưng góp ý vào dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ quận
Nhịp sống Thủ đô 21/11/2024 08:42
Đẩy mạnh quảng bá các sản phẩm OCOP của Đông Anh tới thị trường trong và ngoài nước
Nhịp sống Thủ đô 20/11/2024 18:56
Hà Nội có xã dân tộc miền núi đầu tiên đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
Nhịp sống Thủ đô 20/11/2024 09:24
Đẩy mạnh kết nối cung - cầu, nâng cao giá trị sản phẩm địa phương
Thủ đô 19/11/2024 15:25
Sơn Tây: Khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu ngành Giáo dục và Đào tạo năm học 2023 - 2024
Nhịp sống Thủ đô 19/11/2024 07:59