Những dấu ấn năm 2015 của ngành nông nghiệp

Năm 2015, ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phải đối mặt với nhiều thử thách, khó khăn. Những khó khăn ấy không chỉ đến từ thiên tai – địch họa, mà nó còn chính từ nguồn lực hạn chế và sự biến đổi không ngừng của nền kinh tế thị trường. Nhưng, với những chủ trương, giải pháp kịp thời, chính xác, ngành NNPTNT vẫn gặt hái được nhiều thành công.
Tăng cường hợp tác phát triển nông nghiệp
Tăng cường hợp tác nông nghiệp hướng tới phát triển bền vững
Doanh nghiệp Nhật muốn đầu tư vào nông nghiệp Việt Nam

Bộ mặt nông thôn nhiều thay đổi

Được Thủ tướng Chính phủ phát động và ban hành kế hoạch tổ chức thực hiện từ năm 2011, phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” đã thực sự trở thành phong trào trọng tâm, nòng cốt trong các phong trào thi đua yêu nước giai đoạn 2011-2015, không chỉ nhận được sự đồng thuận của cả hệ thống chính trị, mà còn được người dân hưởng ứng nhiệt tình.

Những dấu ấn năm 2015 của ngành nông nghiệp
Ngành NNPTNT đã có một năm để lại nhiều dấu ấn đậm nét.

Với những cách làm hay, sáng tạo và đổi mới, cùng nhiều nguồn lực được huy động, diện mạo nhiều vùng nông thôn nước ta đã đổi mới, đời sống tinh thần và vật chất được nâng lên. Hết năm 2015, cả nước đã có 1.500 xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM), bình quân mỗi xã đạt 12,9 tiêu chí trong tổng số 19 tiêu chí; có 11 huyện trên cả nước được công nhận đạt chuẩn NTM, 8 huyện, thị xã đã có tờ trình đề nghị công nhận.

Nông sản tăng trưởng ngoạn mục

Việc Bộ NNPTNT khai thông, mở cửa thị trường cho ngành hàng rau quả, đã tạo nên một sức bật mạnh mẽ đối với ngành nông sản trong năm 2015. Nhiều loại trái cây như: Vải, nhãn, xoài đã tiếp cận được với những thị trường khó tính như: Mỹ, Nhật Bản, EU, Australia…Việc tiếp cận được với những thị trường này là do thời gian qua nước ta đã có nhiều mô hình, diện tích nông sản đạt chuẩn theo tiêu chuẩn VietGAP. Những đổi thay ấy đã giúp kim ngạch xuất khẩu nông sản đạt trên 1,83 tỉ USD - tăng 23,4% so với cùng kỳ năm ngoái.

Lâm nghiệp tăng trưởng vượt bậc

Lĩnh vực lâm nghiệp đã có sự tăng trưởng mạnh, tổng diện tích rừng trồng gỗ lớn trên cả nước đạt 157,1 nghìn ha - chiếm 4,4% diện tích trồng cả nước. Tỉ lệ diện tích rừng trồng từ nguồn giống có kiểm soát và chứng nhận nguồn gốc lô cây giống đạt khoảng 80%; chuyển hóa rừng gỗ nhỏ sang rừng gỗ lớn là 1.936 ha; trồng rừng thâm canh gỗ lớn đạt 29.296ha. Chi trả dịch vụ môi trường rừng là chính sách có hiệu quả rõ rệt nhất đối với việc bảo vệ và phát triển rừng, đã nâng diện tích rừng được bảo vệ từ 2,8 lên 3,37 triệu ha…Năm 2015, giá trị sản lượng ngành lâm nghiệp tăng 7,9% - là mức tăng cao nhất của toàn ngành nông nghiệp; rừng đã được bảo vệ tốt hơn, tổng diện tích rừng bị thiệt hại giảm 53,1%.

Kiểm ngư là chỗ dựa tin cậy để người dân ra khơi

Bên cạnh những chính sách hỗ trợ kinh tế, đảm bảo cho người dân thay thế những con tàu vỏ gỗ quá cũ bằng những con tàu sắt hiện đại; cải thiện công suất tàu; mua sắm trang thiết bị hiện đại…đảm bảo ngư dân vươn khơi, hình ảnh cán bộ Kiểm ngư anh dũng đấu tranh trên biển, bảo vệ ngư dân, bảo vệ chủ quyền biển, đảo Việt Nam đã khích lệ lòng yêu nước, ý chí quật cường của dân tộc trong cuộc đấu tranh bảo vệ biển, đảo của Tổ quốc. Dù mới được thành lập, nhưng lực lượng kiểm ngư đã khẳng định trong trách lớn trong việc tham gia thực thi pháp luật trên biển, tích cực hỗ trợ ngư dân vươn khơi.

“Làn sóng” đầu tư công nghệ cao vào nông nghiệp

Nhằm khắc phục những hạn chế và trở ngại đến từ TPP, ngành nông nghiệp đã có nhiều giải pháp nhằm thu hút doanh nghiệp, tăng cường đầu tư khoa học công nghệ cao vào nông nghiệp nhằm nâng cao giá trị gia tăng và hiệu quả sản xuất. Nông nghiệp công nghệ cao đã trở thành “làn sóng mới”. Với tiềm lực về vốn, kinh nghiệm thương trường, nhiều doanh nghiệp, tập đoàn lớn trong nước như: VinGroup, Hoàng Anh Gia Lai, FPT, Hòa Phát… đã đầu tư bài bản, nhằm tăng năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp và cải thiện được giá thành, kiểm soát an toàn thực phẩm theo chuỗi. Quan trọng hơn, các doanh nghiệp này đã xây dựng được chuỗi bán lẻ, nên giảm được nhiều khâu trung gian, tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Đây là một tín hiệu tốt cho ngành nông nghiệp Việt Nam.

Nguồn huy động vốn ODA tăng kỷ lục

Cùng với nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, nguồn vốn ODA được huy động trong lĩnh vực nông nghiệp cũng ngày càng được mở rộng và tăng cường. Trong năm 2015, ngành nông nghiệp đã huy động nguồn vốn đầu tư được hơn 2,7 tỉ USD - là mức huy động tăng kỷ lục trong vòng 5 năm qua. Từ nguồn vốn này, nhiều công trình thủy lợi, giao thông nông thôn…được xây dựng, nâng cấp và sửa chữa. Qua đó, góp phần phát huy nội lực, tiềm năng trong nước, đồng thời tăng mức cạnh tranh và vị thế của nông nghiệp Việt Nam với các quốc gia.

Giữ ổn định diện tích đất trồng, tăng sản lượng lúa

Trong năm qua, ngành nông nghiệp đã thực hiện tốt chủ trương được Quốc hội thông qua, nhằm đảm bảo an ninh lương thực cũng như sinh kế của người dân, thông qua việc giữ ổn định 3,8 triệu ha diện tích đất trồng lúa.

Cùng với việc phát hiện sớm và chỉ đạo kịp thời, các địa phương miền Bắc đã xử lý tốt vấn đề mùa đông ấm, không để vụ lúa bị giảm năng suất xuống 30% như đã từng xảy ra. Ngành NNPTNT cũng đã phát hiện kịp thời về triển vọng thị trường lúa gạo, đồng thời chỉ đạo các địa phương vùng Đồng bằng sông Cửu Long mở rộng sản xuất vụ Thu - Đông thêm gần 60.000 ha, tăng sản lượng lúa lên 300.000 tấn, giúp người dân trong khu vực có mùa bội thu, giá thành sản lượng cao, thu nhập người dân tăng lên.

Kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt trên 30 tỉ USD

Nếu như đầu năm, giá trị kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản của Việt Nam “đạt” mức âm kỷ lục đến mấy chục phần trăm, khiến ngành nông nghiệp dự đoán kim ngạch xuất khẩu chỉ có thể đạt mức 27 tỉ USD, thì đến hết năm 2015, giá trị xuất khẩu của ngành đã tăng lên 30,14 tỉ USD - giảm 0,8% so với cùng kỳ năm 2014. Mặc dù các mặt hàng xuất khẩu có thế mạnh của Việt Nam suy giảm trong năm vừa qua do ảnh hưởng mạnh của các yếu tố thị trường như: Tỉ giá, tăng cạnh tranh từ các nhà xuất khẩu lớn, thì một số mặt hàng khác như: Rau quả, tiêu, điều, sắn và các sản phẩm từ sắn, gỗ lại tận dụng được những lợi thế về thông tin thị trường, nhu cầu nhập khẩu tăng và tận dụng tốt biện pháp dự trữ chờ tăng giá, đã giúp kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản tăng mạnh về cuối năm.

Đạt Đỗ

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Huyện Mỹ Đức: Khánh thành công trình “Sân chơi thiếu nhi” tại xã Thượng Lâm

Huyện Mỹ Đức: Khánh thành công trình “Sân chơi thiếu nhi” tại xã Thượng Lâm

(LĐTĐ) Mới đây, Thường vụ Huyện đoàn Mỹ Đức phối hợp với Cụm thi đua số 4 Thành đoàn Hà Nội tổ chức trao tặng công trình thanh niên “Sân chơi thiếu nhi” xã Thượng Lâm.
Chính thức công bố điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Chính thức công bố điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024

(LĐTĐ) Theo đúng kế hoạch, từ 8h hôm nay (17/7), Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) chính thức công bố kết quả thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm 2024.
Người dân Thủ đô đánh giá cao iHanoi nhờ tính tiện dụng và hiệu quả xử lý

Người dân Thủ đô đánh giá cao iHanoi nhờ tính tiện dụng và hiệu quả xử lý

(LĐTĐ) Ứng dụng iHanoi đã có hơn 52.000 tài khoản đăng ký, vượt mốc 20.000 lượt truy cập hằng ngày. Ứng dụng này đã tiếp nhận và xử lý nhanh chóng 338 phản ánh, tỷ lệ hài lòng đạt trên 48%. Người dân đánh giá cao iHanoi nhờ tính tiện dụng và hiệu quả xử lý.
Đào tạo về dinh dưỡng khoa học trong thể thao cho các câu lạc bộ bóng đá Việt Nam

Đào tạo về dinh dưỡng khoa học trong thể thao cho các câu lạc bộ bóng đá Việt Nam

(LĐTĐ) Liên đoàn Bóng đá Việt Nam vừa phối hợp với Herbalife Việt Nam tổ chức buổi đào tạo về dinh dưỡng khoa học thể thao cho các đại diện của 58 câu lạc bộ bóng đá Việt Nam.
Hà Nội: Gần 1.100 tỷ đồng chi trả trợ cấp cho người có công

Hà Nội: Gần 1.100 tỷ đồng chi trả trợ cấp cho người có công

(LĐTĐ) 6 tháng đầu năm 2024, Hà Nội chi cho công tác trợ cấp ưu đãi người có công với tổng kinh phí 1.252 tỷ đồng, trong đó, thực hiện chi trả đầy đủ, kịp thời trợ cấp cho gần 80.000 người có công và thân nhân người có công số tiền 1.094 tỷ đồng.
Hơn 200 cán bộ được tập huấn công tác kiểm soát nhiễm khuẩn

Hơn 200 cán bộ được tập huấn công tác kiểm soát nhiễm khuẩn

(LĐTĐ) Vừa qua, tại Bệnh viện đa khoa Đức Giang, Sở Y tế Hà Nội tổ chức lớp tập huấn nâng cao năng lực cho 238 cán bộ làm công tác kiểm soát nhiễm khuẩn tại các cơ sở y tế trực thuộc ngành.
Tập huấn kỹ năng thương lượng, ký kết Thỏa ước lao động tập thể cho cán bộ Công đoàn huyện Phúc Thọ

Tập huấn kỹ năng thương lượng, ký kết Thỏa ước lao động tập thể cho cán bộ Công đoàn huyện Phúc Thọ

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Phúc Thọ phối hợp với Trung tâm Chính trị huyện tổ chức lớp tập huấn kiến thức về công tác An toàn, vệ sinh lao động; bồi dưỡng kỹ năng, quy trình, phương pháp xây dựng, ký kết Thỏa ước lao động tập thể cho các đồng chí trong Ban Chấp hành, Ủy ban Kiểm tra LĐLĐ huyện và cán bộ Công đoàn cơ sở trực thuộc LĐLĐ huyện.

Tin khác

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 43 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 43 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Trong các ngày 15 và 16/7/2024, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 43. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp. Tại Kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã xem xét, kết luận một số nội dung sau:
Đã thông qua nghị quyết về thu hồi đất tái định cư liên quan Quốc lộ 6

Đã thông qua nghị quyết về thu hồi đất tái định cư liên quan Quốc lộ 6

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đã tiếp xúc cử tri huyện Chương Mỹ sau Kỳ họp thứ 17, Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố khóa XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Ra mắt cuốn sách về Quốc hội của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ra mắt cuốn sách về Quốc hội của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Chiều 16/7, tại Hà Nội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ban Tuyên giáo Trung ương và Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp tổ chức Lễ ra mắt cuốn sách “Quốc hội trong tiến trình đổi mới đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
"Chỉ bàn làm, không bàn lùi" để thúc đẩy giải ngân trên 95% vốn đầu tư công

"Chỉ bàn làm, không bàn lùi" để thúc đẩy giải ngân trên 95% vốn đầu tư công

(LĐTĐ) Biểu dương những nơi làm tốt và phê bình nghiêm khắc những bộ, ngành, địa phương chưa làm tốt công tác giải ngân vốn đầu tư công, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh "5 quyết tâm", "5 bảo đảm" để phấn đấu giải ngân trên 95% kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2024 đã được giao (gần 670 nghìn tỷ đồng).
TP.HCM: Giải ngân hơn 711 tỷ đồng vốn ODA

TP.HCM: Giải ngân hơn 711 tỷ đồng vốn ODA

(LĐTĐ) Theo Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), trong 6 tháng đầu năm 2024, Thành phố đã giải ngân được 711,162 tỷ đồng vốn ODA, đạt 13,24% so với kế hoạch năm 2024.
Bồi dưỡng kiến thức về công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế cho cán bộ Bảo hiểm xã hội

Bồi dưỡng kiến thức về công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế cho cán bộ Bảo hiểm xã hội

(LĐTĐ) Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) sửa đổi vừa được Quốc hội thông qua, trong nội dung về hợp tác quốc tế được bổ sung và đưa thành điều riêng. Cùng đó, với nhiều cơ hội hội nhập quốc tế trong lĩnh vực an sinh xã hội hiện nay, đòi hỏi cán bộ ngành BHXH Việt Nam cần được nâng cao, bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng trong công tác đối ngoại.
Thành phố Hà Nội kiến nghị bỏ yêu cầu Phiếu Lý lịch tư pháp trong một số thủ tục hành chính

Thành phố Hà Nội kiến nghị bỏ yêu cầu Phiếu Lý lịch tư pháp trong một số thủ tục hành chính

Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội kiến nghị Bộ Tư pháp xem xét bỏ yêu cầu Phiếu Lý lịch tư pháp trong các thủ tục hành chính về giáo dục, quản lý hồ sơ, lao động phổ thông… và một số giao dịch hành chính, thủ tục hành chính ở trong nước.
Hà Nội phải phấn đấu là địa phương đi đầu trong phát triển kinh tế số, xã hội số, công dân số

Hà Nội phải phấn đấu là địa phương đi đầu trong phát triển kinh tế số, xã hội số, công dân số

(LĐTĐ) Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo, với vai trò, vị thế đặc biệt quan trọng là thủ đô, trung tâm chính trị - hành chính quốc gia, đầu tàu kinh tế - văn hoá - khoa học - giáo dục của cả nước, Hà Nội phải phấn đấu là địa phương đi đầu trong công cuộc đổi mới và phát triển kinh tế số, xã hội số, công dân số, hướng tới xã hội văn minh, hiện đại.
Thí điểm thành lập Ban Công tác Mặt trận ở các tòa chung cư lớn để lắng nghe nguyện vọng nhân dân

Thí điểm thành lập Ban Công tác Mặt trận ở các tòa chung cư lớn để lắng nghe nguyện vọng nhân dân

(LĐTĐ) Nhiệm kỳ 2024 - 2029, thành phố Hà Nội cần xem xét thí điểm thành lập Ban Công tác Mặt trận ở những tòa chung cư lớn để góp phần lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của các hộ gia đình trên địa bàn. Đó là gợi mở của Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam Đỗ Văn Chiến với thành phố Hà Nội.
Đẩy mạnh cải cách hành chính, huy động mọi nguồn lực cho phát triển

Đẩy mạnh cải cách hành chính, huy động mọi nguồn lực cho phát triển

(LĐTĐ) Với tinh thần "không nói không, không nói khó, không nói có nhưng không làm", Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị các bộ, ngành, địa phương… nêu cao tinh thần trách nhiệm, phát huy khí thế đang có, tiếp tục "giữ lửa", triển khai thực hiện ngay các nhiệm vụ, giải pháp đẩy mạnh cải cách hành chính (CCHC) một cách thực chất, mang lại hiệu quả thiết thực, rõ ràng…
Xem thêm
Phiên bản di động