Nhiều yếu tố giúp kinh tế Việt Nam tăng trưởng tốt trong 2018

Tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm ghi nhận mức tăng cao nhất trong 6 tháng đầu năm kể từ năm 2011. Đây là nền tảng thuận lợi, giúp giảm áp lực điều hành trong những tháng cuối năm nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng GDP cả năm.
nhieu yeu to giup kinh te viet nam tang truong tot trong 2018 Nhiều yếu tố tích cực hỗ trợ kinh tế Việt Nam tăng trưởng
nhieu yeu to giup kinh te viet nam tang truong tot trong 2018 Các xu thế lớn và tác động tới nền kinh tế Việt Nam

Nhiều yếu tố hỗ tích cực cho tăng trưởng kinh tế

Đưa ra những đánh giá về tình hình kinh tế những tháng cuối năm, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, tăng trưởng kinh tế đang được hỗ trợ bởi nhiều yếu tố tích cực. Theo đó, kinh tế Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn mở rộng trong chu kỳ tăng trưởng. GDP thực tế vẫn cao hơn so với xu thế. Kinh tế tiếp tục hưởng lợi từ 3 khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản khi phục hồi rõ rệt, tăng 3,99% trong quý II/2018 và 3,93% trong 6 tháng đầu năm 2018.

Cùng với đó, tăng trưởng của khu vực công nghiệp - xây dựng đạt 8,46%, với điểm sáng là tăng trưởng cao của công nghiệp chế biến, chế tạo và giảm sự phụ thuộc vào khu vực khai khoáng; tăng trưởng khu vực dịch vụ đạt 7,3% - mức cao nhất trong cùng thời kỳ kể từ 2010.

Cũng theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, nhiều ngành kinh tế lớn đang vào chu kỳ tăng trưởng như công nghiệp chế biến, chế tạo; bán buôn, bán lẻ; kinh doanh bất động sản; dịch vụ lưu trú và ăn uống; tài chính, ngân hàng, bảo hiểm tạo điều kiện thuận lợi để duy trì đà tăng trong các quý còn lại của năm. Nhu cầu tiêu dùng dự kiến sẽ tiếp tục tăng trên cơ sở lạm phát được kiểm soát khá tốt và thu nhập được cải thiện. Cán cân thương mại hàng hóa được cải thiện.

nhieu yeu to giup kinh te viet nam tang truong tot trong 2018

Đáng chú ý, môi trường kinh doanh ngày càng được cải thiện, đặc biệt là cải cách mạnh mẽ điều kiện kinh doanh, sự thay đổi về thủ tục hành chính. Bên cạnh đó, các thủ tục về cấp phép kinh doanh và điều kiện kinh doanh được đơn giản hóa.

Tính đến hết quý II/2018, có 738 điều kiện kinh doanh/hơn 5.700 điều kiện kinh doanh được thực sự bãi bỏ hoặc sửa đổi, đơn giản hóa. Bộ Công Thương công bố kế hoạch cắt giảm 675 điều kiện kinh doanh trong tổng số 1.216 điều kiện kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của bộ này; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề xuất bãi bỏ, sửa đổi 118 điều kiện kinh doanh; Bộ Xây dựng đề xuất bãi bỏ sáu ngành, nghề thuộc Danh mục ngành, nghề kinh doanh có điều kiện của Luật Đầu tư và 89 điều kiện (trong tổng số 215 điều kiện đầu tư, kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng); đơn giản hóa 94 điều kiện; Bộ Thông tin và Truyền thông cũng đã thực hiện rà soát điều kiện kinh doanh, đề xuất cắt giảm, sửa đổi 51 điều kiện kinh doanh.

Ngoài ra, Bộ Khoa học và Công nghệ được Chính phủ giao chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan rà soát và loại bỏ ít nhất 50% số mặt hàng trong danh mục hàng hóa nhóm 2 thuộc diện kiểm tra nhà nước trước khi thông quan của 12 bộ chuyên ngành. Chi phí kinh doanh của doanh nghiệp cũng được giảm thiểu.

Bộ Tài chính đang dự thảo sửa đổi hơn 40 thông tư cắt giảm phí và lệ phí. Các thông tư này dự kiến sẽ được ban hành trong năm nay, hy vọng rằng năm 2018 sẽ có thêm nhiều chương trình hành động cụ thể nữa để giảm các chi phí cho doanh nghiệp. Đồng thời, năm 2018 cũng là thời điểm Chỉ thị 20/2017/CT-TTg về việc chấn chỉnh hoạt động thanh tra, kiểm tra đối với với doanh nghiệp được thực hiện và dự báo sẽ có tác động ngay trong năm 2018.

“Kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng, nhiều hiệp định thương mại quan trọng đã được ký kết thời gian qua và chuẩn bị có hiệu lực. Với 16 hiệp định FTA đã và đang được đàm phán kí kết, 10 hiệp định FTA đã có hiệu lực, thị trường tiêu thụ của Việt Nam đang ngày càng mở rộng, tạo cơ hội gia tăng nhu cầu đối với hàng Việt Nam”, Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông tin.

Cần tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, mặc dù tình hình kinh tế - xã hội tháng 7 và 7 tháng đầu năm tiếp tục diễn biến tích cực, tuy nhiên những cảnh báo về sức ép của lạm phát, tỷ giá hối đoái, rủi ro về thiên tai do diễn biến thời tiết, khí hậu bất thường và những hệ quả của xu thế bảo hộ mậu dịch cũng như những biến động về địa chính trị, chiến tranh thương mại, điều chỉnh chính sách của các nền kinh tế lớn... vẫn cần phải được theo dõi chặt chẽ và dự kiến những đối sách phù hợp.

Đưa ra định hướng chỉ đạo, điều hành trong thời gian tới, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, tiếp tục theo dõi sát diễn biến căng thẳng thương mại Trung – Mỹ và động thái của các đối tác thương mại và đầu tư chính; nghiên cứu, đánh giá tác động và khả năng ứng phó của Việt Nam.

Đối với lạm phát, để bình ổn giá cả thị trường những tháng còn lại của năm 2018 cần theo dõi diễn biến thị trường các mặt hàng thiết yếu, xử lý các vấn đề phát sinh khi thị trường có biến động bất thường.

Đồng thời, một số hàng hóa sẽ chịu tác động của các yếu tố như giá các mặt hàng nhóm nhiên liệu năng lượng đang diễn biến phức tạp và tiềm ẩn xu hướng tăng lương cơ bản của các đối tượng hưởng ngân sách và lương cơ sở trong cơ cấu tính giá dịch vụ khám chữa bệnh tăng. Điều chỉnh giá các mặt hàng do Nhà nước quản lý giá cần được thực hiện một cách minh bạch, dựa trên cơ sở khoa học, thận trọng và linh hoạt. Tránh tư duy dồn việc điều chỉnh giá vào cuối năm.

Về điều hành tỉ giá, Ngân hàng Nhà nước điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách vĩ mô khác; triển khai đồng bộ các giải pháp quản lý ngoại hối, ổn định thị trường ngoại tệ; chủ động công tác truyền thông để không gây tâm lý kỳ vọng lạm phát, bất ổn trên thị trường ngoại hối.

Riêng đối với môi trường kinh doanh của doanh nghiệp, để đạt được mục tiêu tăng trưởng 5 tháng cuối năm, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, cần tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, cải cách hành chính để hỗ trợ doanh nghiệp phát triển và tạo niềm tin thu hút mạnh hơn nữa đầu tư nước ngoài, đặc biệt là các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài có quy mô lớn và có chuỗi giá trị toàn cầu.

Phải đẩy mạnh hỗ trợ doanh nghiệp trong nước, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, tạo điều kiện cho doanh nghiệp vay vốn được thuận lợi và nhanh hơn, thủ tục vay vốn ngân hàng cần đơn giản, thông thoáng hơn.

Theo Minh Ngọc/ vnmedia.vn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

7 hình thức lừa đảo mới trên không gian mạng

7 hình thức lừa đảo mới trên không gian mạng

(LĐTĐ) Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) cảnh báo 7 hình thức lừa đảo mới trên không gian mạng Việt Nam.
Phát động cuộc thi viết kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô: “Ký ức tự hào”

Phát động cuộc thi viết kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô: “Ký ức tự hào”

(LĐTĐ) Chiều 28/3, Báo Hànộimới chính thức phát động cuộc thi viết Kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô: “Ký ức tự hào” trên báo điện tử Hànộimới và ấn phẩm Hànộmới Cuối tuần.
Liên đoàn Lao động quận Tây Hồ thành lập mới 31 Công đoàn cơ sở

Liên đoàn Lao động quận Tây Hồ thành lập mới 31 Công đoàn cơ sở

(LĐTĐ) Ngày 28/3, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Tây Hồ tổ chức lễ công bố Quyết định giải thể Công đoàn cơ quan Dân, Đảng Quận ủy và Công đoàn cơ quan Ủy ban nhân dân (UBND) quận, thành lập mới Công đoàn cơ sở trong cơ quan Đảng, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội, cơ quan hành chính đơn vị sự nghiệp trực thuộc LĐLĐ quận.
Bắt tạm giam Giám đốc MSB Thanh Xuân liên quan vụ khách hàng mất 58 tỉ đồng trong tài khoản

Bắt tạm giam Giám đốc MSB Thanh Xuân liên quan vụ khách hàng mất 58 tỉ đồng trong tài khoản

(LĐTĐ) Công an thành phố Hà Nội cho biết đã khởi tố vụ án, bắt tạm giam bà Bùi Thị Hoài Anh, Giám đốc Ngân hàng MSB Thanh Xuân - liên quan vụ khách hàng mất 58 tỉ đồng trong tài khoản.
Cơ hội giúp lao động nữ tạo lập sinh kế bền vững

Cơ hội giúp lao động nữ tạo lập sinh kế bền vững

(LĐTĐ) Mô hình “Cùng MAGGI nấu nên cơ nghiệp”, đã cung cấp kiến thức kinh doanh, kỹ năng nấu nướng, hỗ trợ vốn cho nhiều chị em khởi nghiệp, mở mới hoặc nâng cấp quán ăn, từ đó phát triển bản thân, xây dựng mô hình dịch vụ gia đình, góp phần phát triển kinh tế gia đình và truyền cảm hứng cho cộng đồng.
Kỳ thi lớp 10 THPT công lập của Hà Nội sẽ diễn ra trong ngày 8-9/6

Kỳ thi lớp 10 THPT công lập của Hà Nội sẽ diễn ra trong ngày 8-9/6

(LĐTĐ) Trả lời câu hỏi của báo chí, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội Nguyễn Quang Tuấn thông tin, Hà Nội sẽ thi 3 môn vào lớp 10 Trung học phổ thông (THPT) công lập năm học 2024 - 2025. Kỳ thi sẽ diễn ra trong ngày 8-9/6.
3 tháng đầu năm 2024, Hà Nội thu ngân sách 146.877 tỷ đồng

3 tháng đầu năm 2024, Hà Nội thu ngân sách 146.877 tỷ đồng

(LĐTĐ) Trong quý I/2024, thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn thành phố Hà Nội tăng so với cùng kỳ; đảm bảo cân đối chi ngân sách. GRDP quý I/2024 tăng 5,5%, các ngành duy trì tăng trưởng cao hơn so với cùng kỳ.

Tin khác

Giá xăng tăng, tiến sát 25.000 đồng/lít

Giá xăng tăng, tiến sát 25.000 đồng/lít

(LĐTĐ) Liên Bộ Tài chính - Công Thương vừa phát đi thông báo cho biết, trong kỳ điều hành giá ngày 28/3, giá xăng E5RON92 được điều chỉnh tăng 406 đồng/lít và xăng RON95 tăng 532 đồng/lít. Trong khi đó, giá dầu diesel giảm 320 đồng/lít.
Gấp rút nâng thị phần vận tải hàng hải

Gấp rút nâng thị phần vận tải hàng hải

(LĐTĐ) Việt Nam có lợi thế lớn để phát triển vận tải hàng hải và đường thủy nội địa. Thế nhưng thời gian qua, thị phần vận tải trong lĩnh vực này so với đường bộ chỉ chiếm chưa tới 20%. Điều này đang đặt ra bài toán phải gấp rút nâng thị phần vận tải hàng hải và đường thủy nội địa để khai thác hiệu quả kinh tế, cũng như “chia lửa” cho vận tải đường bộ đang trong tình trạng quá tải, mất cân đối như hiện nay.
Xử lý doanh nghiệp xăng dầu không thực hiện xuất hóa đơn điện tử

Xử lý doanh nghiệp xăng dầu không thực hiện xuất hóa đơn điện tử

(LĐTĐ) Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Công Thương phối hợp với các đơn vị liên quan xem xét xử lý các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu không thực hiện đúng quy định về hóa đơn điện tử. Kể cả việc yêu cầu tạm dừng hoạt động kinh doanh và thu hồi giấy phép.
Xử phạt 12 cơ sở vi phạm trong hoạt động kinh doanh vàng

Xử phạt 12 cơ sở vi phạm trong hoạt động kinh doanh vàng

(LĐTĐ) Trên cơ sở rà soát, kiểm tra 127 cơ sở kinh doanh vàng, trong thời gian hơn 1 tháng, Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Ninh đã phát hiện 12 cơ sở vi phạm, xử phạt gần 222 triệu đồng.
Trước giờ "G", nhiều doanh nghiệp xăng dầu "chạy nước rút" xuất hóa đơn điện tử bán lẻ

Trước giờ "G", nhiều doanh nghiệp xăng dầu "chạy nước rút" xuất hóa đơn điện tử bán lẻ

(LĐTĐ) Sau khi Bộ Tài chính và Bộ Công Thương đề nghị, đến hết 31/3, sẽ xem xét tạm dừng hoạt động kinh doanh đối với các doanh nghiệp kinh doan xăng dầu chưa thực hiện xuất hóa đơn bán lẻ, nhiều doanh nghiệp đã "chạy nước rút" để hoàn thành tiến độ trước "giờ G".
Nguyên nhân từ đâu?

Nguyên nhân từ đâu?

(LĐTĐ) Thời gian qua, các chuyên gia và giới truyền thông tốn không biết bao nhiêu giấy mực cho câu chuyện về bất cập giữa mặt bằng thu nhập chung của người dân hiện nay với giá cả... song thực tế, nó vẫn cứ diễn ra “nghịch lý”: Việc làm, thu nhập khó khăn, giá vẫn… cứ tăng!
Hội nghị ngành Công Thương 28 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc tổ chức vào ngày 17/5

Hội nghị ngành Công Thương 28 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc tổ chức vào ngày 17/5

(LĐTĐ) Hội nghị ngành Công Thương 28 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc năm 2024, dự kiến sẽ được tổ chức tại Hà Nội vào ngày 17/5, với khoảng 550 đại biểu tham dự.
Thương mại điện tử xuyên biên giới và những thách thức với hàng Việt

Thương mại điện tử xuyên biên giới và những thách thức với hàng Việt

(LĐTĐ) Hàng hóa phong phú, giá rẻ, giao nhanh và cước vận chuyển thấp là lợi thế lớn của hàng hóa xuyên biên giới, đặc biệt là từ thị trường Trung Quốc. Các mặt hàng này đang nhanh chóng gia tăng thị phần trên thương mại điện tử, và các nhà sản xuất tại Việt Nam cần những chiến lược cạnh tranh, tránh đối đầu trực tiếp với các mặt hàng thế mạnh của Trung Quốc.
Thị trường vàng biến động, nhà đầu tư thận trọng

Thị trường vàng biến động, nhà đầu tư thận trọng

(LĐTĐ) Thị trường vàng trong nước chứng kiến một tuần giao dịch đầy biến động, bất thường. Đầu tuần giảm nhẹ, tăng tốc vào thứ 5, đẩy giá vàng nhẫn tăng chưa từng có trong lịch sử, tăng 1,150 triệu đồng/lượng. Tuy nhiên, giảm giá nhanh chóng vào ngày giao dịch thứ 6 và thứ 7, khi giá vàng thế giới hạ nhiệt.
Bộ Công Thương cam kết không để xảy ra tình trạng thiếu điện

Bộ Công Thương cam kết không để xảy ra tình trạng thiếu điện

(LĐTĐ) Trước lo ngại của cộng đồng doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) về tình trạng thiếu điện cho sản xuất trong cao điểm mùa hè năm 2024, tại Hội nghị Thủ tướng Chính phủ gặp mặt cộng đồng doanh nghiệp FDI và Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam thường niên với chủ đề “Doanh nghiệp FDI tiên phong thực hiện chiến lược xanh” được tổ chức mới đây, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân cam kết, sẽ không để thiếu điện trong năm 2024.
Xem thêm
Phiên bản di động