Nhiều yếu tố tích cực hỗ trợ kinh tế Việt Nam tăng trưởng
![]() | (Infographic) - Con số ấn tượng của kinh tế Việt Nam trong 5 tháng đầu năm 2018 |
![]() | "Không thể bàng quan với 4 vấn đề nổi cộm của kinh tế Việt Nam" |
Môi trường kinh doanh ngày càng được cải thiện
Bộ Công Thương cho biết, kinh tế thế giới với những diễn biến tích cực và những rủi ro tiềm ẩn sẽ có những tác động trực tiếp đến phát triển công nghiệp và thương mại 6 tháng cuối năm 2018 của Việt Nam.
Tuy nhiên, theo Bộ Công Thương, trong 6 tháng đầu năm, hoạt động ngành công thương vẫn tiếp tục nhận được các tác động tích cực từ sự hồi phục của kinh tế toàn cầu, tăng trưởng thương mại được giữ ổn định ở mức cao và dòng vốn FDI vẫn tiếp tục được duy trì về khu vực châu Á.
“Với những dự báo khả quan về tăng trưởng của các đối tác thương mại chiến lược của Việt Nam (Mỹ, Trung Quốc và khu vực EU) sẽ tác động không nhỏ làm gia tăng nhu cầu của thế giới đối với hàng hóa Việt Nam, từ đó tác động tích cực tới kim ngạch thương mại hai chiều của Việt Nam trong 6 tháng cuối năm và góp phần tích cực vào tăng trưởng kinh tế”, Bộ Công Thương nhận định.
Cùng với đó, dòng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) ổn định tại các nước đang phát triển cũng góp phần giải quyết nhu cầu vốn tại Việt Nam, nâng cao cơ sở hạ tầng và nâng cao khả năng sản xuất công nghiệp trong nước trong thời gian tới. Cùng với đó, sự hồi phục của đồng USD cũng ảnh hưởng tích cực tới thương mại quốc tế của Việt Nam khi hàng hóa Việt Nam được rẻ tương đối so với đồng USD, từ đó góp phần nâng cao kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.
![]() |
Ảnh minh họa |
Đáng chú ý, sau quý I khởi đầu thuận lợi, tăng trưởng GDP ghi nhận mức tăng khả quan trong 6 tháng đầu năm. Đây là nền tảng vững chắc thuận lợi cho việc hoàn thành và vượt mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2018.
Một điểm tích cực có thể hỗ trợ tích cực cho tăng trưởng kinh tế những tháng cuối năm cũng được Bộ Công Thương đưa ra là, môi trường kinh doanh ngày càng được cải thiện, đặc biệt là cải cách mạnh mẽ điều kiện kinh doanh, cắt giảm thủ tục hành chính.
Rà soát và loại bỏ ít nhất 50% số mặt hàng trong danh mục hàng hóa nhóm 2 thuộc diện kiểm tra nhà nước trước khi thông quan của 12 bộ chuyên ngành. Bộ Tài chính đang dự thảo sửa đổi hơn 40 thông tư cắt giảm phí và lệ phí dự kiến hành trong năm 2018... là những yếu tố tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, thông thoáng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp.
Chưa hết, kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng, nhiều hiệp định thương mại quan trọng đã được ký kết thời gian qua và chuẩn bị có hiệu lực. Với 16 hiệp định FTA đã và đang được đàm phán kí kết, 10 hiệp định FTA đã có hiệu lực, thị trường tiêu thụ của Việt Nam đang ngày càng mở rộng, tạo cơ hội gia tăng nhu cầu đối với hàng Việt Nam.
Nhiều ngành kinh tế lớn đang vào chu kỳ tăng trưởng như công nghiệp chế biến, chế tạo; bán buôn, bán lẻ… tạo điều kiện thuận lợi để duy trì đà tăng trong các quý còn lại của năm; Nhu cầu tiêu dùng dự kiến sẽ tiếp tục tăng trên cơ sở lạm phát được kiểm soát khá tốt và thu nhập được cải thiện; Cán cân thương mại hàng hóa được cải thiện.
Chủ nghĩa bảo hộ thương mại có thể ảnh hưởng đến kinh tế Việt Nam
Theo Bộ Công Thương, hiện phát triển thương mại trong 6 tháng cuối năm tiếp tục nhận được hiệu ứng tích cực từ triển vọng lạc quan về tăng trưởng kinh tế và thương mại toàn cầu, bên cạnh đó là các yếu tố tích cực nội tại.
Trong đó có thể kể đến như: môi trường kinh tế vĩ mô ổn định hơn, niềm tin vào cải cách môi trường kinh doanh được củng cố, vị thế của một nước thu nhập trung bình và ưu tiên thực hiện hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế. Chính sách công nghiệp quốc gia mới ban hành, là một bước đi mới nhằm định hình các ngành kinh tế quan trọng của đất nước.
Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi, kinh tế Việt Nam cũng phải đối mặt với các thách thức không nhỏ từ một số yếu tố rủi ro của tình hình thế giới.
Dẫn chứng về vấn đề này, Bộ Công Thương cho biết, chủ nghĩa bảo hộ thương mại, căng thẳng địa chính trị và quá trình thắt chặt tiền tệ diễn ra sớm hơn dự kiến ở nhiều nền kinh tế có thể gây xáo trộn thị trường tài chính. Cùng với đó là rủi ro suy giảm tăng trưởng ở các bạn hàng lớn của Việt Nam như EU, Nhật Bản và Trung Quốc,...
Đặc biệt, xu hướng bảo hộ, chủ nghĩa dân tộc gia tăng ở không ít nền kinh tế trong bối cảnh tác động lan truyền/tương tác giữa các nền kinh tế trở nên phức tạp hơn.
Ngoài ra, còn có thách thức của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đối với khả năng tham gia chuỗi cung ứng của doanh nghiệp Việt Nam và thu hút vốn FDI.
Theo Minh Ngọc/ vnmedia.vn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Thiết thực chăm lo đời sống người lao động

HAGL "vùi dập" Bình Dương với chiến thắng 4-0 trên sân Pleiku

Bước đi then chốt trong chiến lược phát triển kinh tế - văn hóa Thủ đô

Dịp nghỉ lễ 30/4-1/5, giá vé máy bay tiếp tục tăng nóng

Xác định hoa hậu Thùy Tiên có liên quan đến vụ án Quang Linh Vlogs và Hằng Du Mục

Rộn ràng khai hội bơi Đăm

LĐLĐ quận Long Biên: Triển khai 19 nhiệm vụ trọng tâm trong quý II
Tin khác

Bộ Tài chính: Mục tiêu tăng trưởng kinh tế của năm 2025 không thay đổi
Thị trường 06/04/2025 18:17

Sẽ đàm phán để đưa mức thuế nhập khẩu Việt Nam - Hoa Kỳ về 0%
Thị trường 06/04/2025 17:54

Kim ngạch xuất nhập khẩu quý I/2025 ước đạt hơn 202 tỷ USD
Thị trường 06/04/2025 14:29

Giá xăng dầu hôm nay (6/4): Dầu thế giới ghi nhận tuần lao dốc mạnh
Thị trường 06/04/2025 08:43

Tỷ giá USD hôm nay (6/4): Giá USD trong nước tăng, thế giới tiếp tục giảm
Thị trường 06/04/2025 07:52

Giá vàng hôm nay (6/4): Giá vàng trong nước và thế giới tiếp tục "lao dốc"
Thị trường 06/04/2025 07:17

Chứng khoán Mỹ “đỏ lửa”: Dow Jones lao dốc hơn 2.200 điểm, S&P 500 mất 10% chỉ trong 2 ngày
Thị trường 05/04/2025 15:04

Giá xăng dầu hôm nay (5/4): Giá dầu thế giới lao dốc gần 8%
Thị trường 05/04/2025 07:04

Giá vàng hôm nay (5/4): Giá vàng trong nước quay đầu giảm mạnh
Thị trường 05/04/2025 07:04

Giá vàng thế giới "rơi tự do" khiến nhà đầu tư đối diện nguy cơ lỗ nặng
Thị trường 05/04/2025 07:03