Nhiều nhà siêu méo, siêu mỏng trên "đường đắt nhất hành tinh"
“Không ai muốn xây nhà dị dạng”
Một vòng qua tuyến đường mới xây 2 làn dài hơn 500m thuộc tuyến vành đai I quan trọng của Hà Nội từ Ô Chợ Dừa đến Hoàng Cầu, chúng tôi thấy hàng loạt nhà dị dạng, siêu mỏng, siêu méo.
Ngay đầu Ô Chợ Dừa, đường còn chưa thông, nhưng đã mọc ngay căn nhà trơ trọi có tới 4 mặt tiền cao hai tầng. Ở giữa tuyến đường xuất hiện căn nhà có mặt tiền dài cả chục mét nhưng chiều sâu lại chỉ 1,5m. Trung tâm Thương mại Ô Chợ Dừa cũng “ăn theo” bằng việc xây mới 2 ki-ốt bám mặt đường cho thuê bán bún, trông khá nhếch nhác.
Chị Nguyễn Thu Hà, đại diện gia đình có căn nhà 4 mặt tiền tại số 17 La Thành, cho biết, ban đầu khi chưa làm đường, diện tích căn nhà là 25m2. Thành phố thu hồi 7m2 để làm đường nên chỉ còn lại 18m2. Đến nay, thành phố vẫn chưa có phương án cụ thể đối với phần đất còn lại. Gia đình chị có 8 người, trong đó có người già và trẻ nhỏ, nên không thể ngồi chờ, đành phải xây lên. “Do khó khăn về chỗ ở nên gia đình đề xuất thành phố bán thêm 1 căn hộ tái định cư, nhưng cũng không được”, chị Hà nói.
Những ngôi nhà “lem nhem” trên phố mới. Ảnh: Nguyễn Tú
Câu chuyện của gia đình chị Lê Thị Thu Hà tại số nhà 3, ngõ 129 Đê La Thành cũng dở khóc dở cười. Chị Thu Hà cho hay, ô đất của gia đình chị bám mặt đường cả chục mét, nhưng chiều sâu chỉ vỏn vẹn 1,5 m. Nguyên nhân là khi lập phương án giải phóng mặt bằng, chủ đầu tư tuyến đường đã không có phương án xử lý nốt phần đất còn lại của nhà chị Hà.
“Chúng tôi đâu có muốn xây nhà dị dạng, nhà xấu. Nhưng khổ nỗi, gia đình tôi đã nhiều lần thương lượng với hộ liền kề về việc bán lại mảnh đất hoặc chuyển đổi mà không có kết quả”, chị Thu Hà chia sẻ.
Trách nhiệm của ai?
Trao đổi với PV, đại diện lãnh đạo UBND quận Đống Đa xác nhận, nhà siêu mỏng, siêu méo xuất hiện khá nhiều hai bên tuyến phố mới mở từ Hoàng Cầu đến Ô Chợ Dừa.
UBND quận Đống Đa cho rằng, chủ đầu tư xây dựng tuyến đường, Ban Quản lý các dự án trọng điểm phát triển đô thị Hà Nội, đã không thực hiện đúng Quyết định 15/2011 ngày 6/5/2011 về việc xử lý các trường hợp đất không đủ điều kiện về mặt bằng xây dựng đang tồn tại dọc theo đường giao thông và nguyên tắc thực hiện các dự án đầu tư xây dựng đường giao thông mới.
Theo đó, khi lập quy hoạch chi tiết và lập dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông, chính quyền địa phương phải phối hợp chủ đầu tư các dự án thống kê, xác định rõ ranh giới, diện tích các trường hợp thửa đất tiếp giáp và nằm ngoài chỉ giới mở đường nhưng không đủ điều kiện mặt bằng xây dựng để làm căn cứ lập phương án tổng thể về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Diện tích những thửa đất này được đưa vào ranh giới thu hồi đất trình cấp thẩm quyền thu hồi cùng với thu hồi đất thực hiện dự án giao thông.
Theo UBND quận Đống Đa, chủ đầu tư tuyến đường đã được giao toàn quyền trong việc thực hiện nên không thể để xảy ra tình trạng làm đường xong rồi chính quyền lại chạy theo khắc phục hậu quả như hiện nay.
“Tôi khẳng định là chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm. Hành lang pháp lý về xử lý các trường hợp này đã có tương đối đầy đủ, đã nhắc nhở lưu ý nhiều, nhưng chủ đầu tư không thực hiện. Hiện nay, UBND quận Đống Đa đang phối hợp với chủ đầu tư để khắc phục tình trạng này theo quy định”, vị đại diện lãnh đạo quận Đống Đa nói.
Trong lần kiểm tra hiện trường vào tháng 10/2013, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Văn Khôi yêu cầu UBND quận Đống Đa phải đảm bảo không để tình trạng xây dựng trái phép, nhà siêu mỏng, siêu méo mọc lên hai bên đường. Tuy nhiên, thực tế sau khi đoạn đường này được thông xe thì tình trạng nhà siêu mỏng, siêu méo dọc hai bên của đoạn đường được mệnh danh là “đắt nhất hành tinh” này vẫn xảy ra.
Lý giải điều này, đại diện Ban quản lý các dự án trọng điểm phát triển đô thị Hà Nội cho rằng, việc quản lý các công trình xây dựng của người dân thuộc trách nhiệm của chính quyền sở tại.
Trong khi đó TS Phạm Sỹ Liêm, Phó chủ tịch Tổng hội xây dựng Việt Nam cho rằng, việc các tuyến đường ở Hà Nội sau khi mở xảy ra tình trạng lem nhem là do thiếu đồng bộ, không có sự tổng chỉ huy tổng quát.
“Không riêng gì tuyến đường Xã Đàn-Hoàng Cầu mà nhiều tuyến đường khác khi mở sẽ xảy ra tình trạng lem nhem khi mà mạnh ai người ấy làm. Người lập dự án làm đường chỉ biết làm đường, còn việc xây dựng, quản lý quy hoạch hai bên đường lại của đơn vị khác nhau không có tổng chỉ huy tổng quát, dẫn tới thiếu đồng bộ là dễ hiểu. Ở một số nước khi mở đường hai bên mặt phố đều là sở hữu của nhà nước rồi họ xây nhà, ki ốt lên cho thuê hoặc lập thực hiện đúng quy hoạch nên mặt phố rất đẹp, chứ không có kiểu lem nhem như mình”, ông Liêm phân tích.
Nguồn TPO
Nên xem
Không khí Giáng sinh rộn ràng tại Nhà thờ Lớn Hà Nội
Hà Nội gỡ vướng một số dự án kéo dài, chậm đưa vào sử dụng
Hà Nội: Nhiều tuyến phố bị cấm dịp Giáng sinh
Bảng giá đất mới, giải phóng mặt bằng sẽ nhanh
Hai yếu tố tạo nên chất lượng “tiến vua” của Cam tươi FVF
Ban hành Quy chế thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025
Phụ nữ Thủ đô sẵn sàng bước vào kỷ nguyên mới
Tin khác
Giao lưu trực tuyến về lựa chọn thực phẩm, cân bằng dinh dưỡng cho gia đình
Cộng đồng 24/12/2024 17:46
Những lời chúc ngọt ngào và ý nghĩa nhất nhân dịp Giáng sinh 2024
Cộng đồng 24/12/2024 15:44
Người phụ nữ giàu lòng nhân ái
Cộng đồng 24/12/2024 08:51
Tạo điều kiện để trẻ em khiếm thị tiếp cận công nghệ
Cộng đồng 22/12/2024 06:53
Nhân lên niềm tự hào về truyền thống lịch sử vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng
Cộng đồng 21/12/2024 11:47
Quận Thanh Xuân biểu dương cán bộ làm công tác dân số
Xã hội 21/12/2024 10:19
Ra mắt tính năng nhận diện “Ứng dụng chính thức của Chính phủ” trên Google Play
Xã hội 20/12/2024 12:24
Tập huấn kỹ năng truyền thông về sàng lọc trước sinh, sơ sinh cho cộng tác viên dân số
Xã hội 20/12/2024 06:53
Tiếp nhận hơn 107 tỷ đồng dành cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trong năm 2025
Cộng đồng 19/12/2024 23:11
Quận Thanh Xuân hưởng ứng Tháng hành động Quốc gia về dân số
Xã hội 19/12/2024 20:52