Nhiều chuyển biến tích cực trong cải cách hành chính
Thực hiện tốt công tác cải cách hành chính | |
Chủ động tham gia cải cách hành chính | |
9 nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2018 của Ban Chỉ đạo cải cách hành chính |
Thời gian qua, CCHC của Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương đã có nhiều chuyển biến tích cực, cả về tổ chức triển khai và kết quả đạt được trên từng lĩnh vực, đóng góp quan trọng vào thành tựu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Trong đó, chuyển biến quan trọng nhất là về công tác xây dựng và ban hành thể chế (thể hiện ở tình trạng nợ đọng văn bản đã giảm đáng kể so với các năm trước), cải cách các quy định thủ tục hành chính (thể hiện ở Chỉ số xếp hạng môi trường kinh doanh từng bước được cải thiện) và trong thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông; ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng Chính phủ điện tử, chính quyền điện tử... góp phần từng bước nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước; xây dựng Chính phủ liêm chính, kiến tạo phát triển, quyết liệt hành động, hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân.
Những kết quả đạt được trên các lĩnh vực CCHC của các bộ, các địa phương cơ bản đã được thể hiện một cách đầy đủ tại kết quả Chỉ số cải cách hành chính năm 2017 và Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính năm 2017 được công bố hôm nay.
“Tôi nhiệt liệt biểu dương những bộ, địa phương đã thực hiện tốt công tác cải cách hành chính trong năm 2017 và đạt kết quả cao đối với các chỉ số đã công bố, như: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp, Bộ Công Thương, tỉnh Quảng Ninh, TP. Hà Nội, tỉnh Đồng Nai, TP. Đà Nẵng, TP. Hải Phòng…”, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình nhấn mạnh.
Bên cạnh sự nỗ lực, cố gắng và những kết quả tích cực đã đạt được, cần phải thẳng thắn nhìn nhận rằng công tác CCHC thời gian qua vẫn còn những tồn tại, hạn chế nhất định. Kết quả Chỉ số CCHC, Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính năm 2017 đã chỉ ra một số tồn tại, hạn chế.
Để nâng cao chất lượng, hiệu quả CCHC, khắc phục những tồn tại, bất cập của nền hành chính, Phó Thủ tướng đề nghị các bộ, ngành, địa phương tập trung thực hiện một số nhiệm vụ.
Cụ thể, các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND các tỉnh, thành phố cần sử dụng hiệu quả kết quả Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính trong chỉ đạo, điều hành cải cách hành chính tại bộ, ngành, địa phương, đề ra các giải pháp phù hợp để khắc phục các tồn tại, hạn chế, nâng cao chất lượng cung ứng dịch vụ hành chính công cho người dân, tổ chức.
Căn cứ vào kết quả Chỉ số CCHC năm 2017, các bộ, ngành, địa phương cần tập trung chỉ đạo rà soát, xác định rõ những điểm mạnh cũng như những hạn chế, yếu kém trong công tác cải cách hành chính của đơn vị mình - thể hiện thông qua kết quả điểm đạt được của từng tiêu chí, lĩnh vực cải cách.
Từ đó, chỉ đạo làm rõ nguyên nhân của hạn chế, yếu kém cũng như trách nhiệm của từng cá nhân, tổ chức trong triển khai từng nhiệm vụ CCHC. Đồng thời, đề ra các biện pháp cụ thể để khắc phục, bảo đảm nhiệm CCHC được triển khai đúng tiến độ, kế hoạch đề ra.
Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hoà Bình phát biểu tại Hội nghị |
Bên cạnh đó, tiếp tục đẩy mạnh cải cách thể chế, trọng tâm là rà soát, hoàn thiện thể chế về quản lý công chức, viên chức; thể chế liên quan đến doanh nghiệp, bảo đảm nguyên tắc không làm tăng thêm các điều kiện làm hạn chế cơ hội đầu tư, kinh doanh của doanh nghiệp trong quá trình xây dựng và hoàn thiện thể chế; khắc phục triệt để tình trạng nợ đọng việc ban hành các văn bản quy định chi tiết thi hành luật, pháp lệnh; nâng cao chất lượng xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, bảo đảm tính hợp pháp, đồng bộ, thống nhất, khả thi của hệ thống văn bản.
Đồng thời tập trung rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính, nhất là trên các lĩnh vực trọng tâm theo quy định tại Nghị quyết số 35/NQ-CP, Nghị quyết số 01/NQ-CP năm 2018 và Nghị quyết số 19; tăng tính liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp.
Một nhiệm vụ quan trọng khác, các bộ, ngành, địa phương thực hiện nghiêm túc và có hiệu quả Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Khoá XII một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; Nghị quyết số 10/NQ-CP ngày 3/2/2018 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW. Tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; tiếp tục triển khai có hiệu quả các chính sách về tinh giản biên chế theo quy định tại Nghị quyết số 39-NQ/TW của Bộ Chính trị và Nghị định số 108/2014/NĐ-CP của Chính phủ.
Quán triệt đầy đủ tinh thần, nội dung của Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Khoá XII về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập. Trên cơ sở đó, thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Nghị quyết số 08/NQ-CP ngày 24/01/2018 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW.
Nhiệm vụ hết sức quan trọng nữa là tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính với nội dung trọng tâm là: Công tác tuyển dụng, bổ nhiệm và sử dụng cán bộ, công chức, viên chức; tình hình chấp hành kỷ luật, kỷ cương hành chính; tình hình tổ chức giải quyết thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp, từng bước xây dựng Chính phủ điện tử, chính quyền điện tử. Đồng thời, thực hiện đúng lời Bác Hồ dạy “Cán bộ, công chức là là công bộc của dân, phải hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân”.
Các bộ, ngành, địa phương hoàn thiện việc ban hành Kiến trúc Chính phủ điện tử cấp bộ, cấp tỉnh theo quy định; đẩy mạnh việc xây dựng và sử dụng các phần mềm dùng chung, bảo đảm tính tương thích, đồng bộ và thông suốt để nâng cao hiệu quả chỉ đạo, điều hành của người đứng đầu cơ quan hành chính Nhà nước các cấp trong quá trình xử lý công việc; tăng tỷ lệ sử dụng văn bản điện tử trao đổi giữa các cơ quan Nhà nước; nâng cao hiệu quả cung cấp dịch vụ công trực tuyến ở mức độ 3, 4.
“Về tình hình ứng dụng công nghệ thông tin vào cải cách hành chính, xây dựng phần mềm dùng chung, chống tư tưởng cục bộ, thiếu hợp tác và điều này đòi hỏi các bộ, ngành, địa phương có khảo sát các hệ thống, cấu trúc của Chính phủ với sự đồng bộ, liên thông. Trên cơ sở đó, phát huy tốt những điểm mạnh, phục vụ người dân và doanh nghiệp tốt hơn. Từ đó, từng bước xây dựng Chính phủ điện tử, chính quyền điện tử. Một số địa phương đang nỗ lực rất lớn xây dựng chính quyền thông minh”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Cuối cùng, Bộ Nội vụ tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện nội dung, phương pháp đo lường sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước; tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện các tiêu chí đánh giá cải cách hành chính, bảo đảm đánh giá chính xác, khách quan và công bằng kết quả triển khai cải cách hành chính tại các bộ, các tỉnh. Tạo mọi điều kiện thuận lợi và cơ hội công bằng cho người dân và doanh nghiệp khi tiếp cận cơ quan hành chính Nhà nước.
Trên cơ sở đó, các bộ, ngành nghiên cứu bổ sung các tiêu chí của Bộ chỉ số này gắn với cải cách hành chính công, đánh giá cơ quan, tổ chức đó có làm tốt việc phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm, lãng phí hay không, Phó Thủ tướng đặt vấn đề và yêu cầu chống cho được tính hình thức trong việc đánh giá của Bộ tiêu chí. Muốn vậy, phải đặt sự hài lòng của người dân lên trên hết trong công tác cải cách hành chính hiện nay. Đem lại lợi ích thiết thực cho người dân với việc ứng dụng công nghệ cao, loại bỏ những thủ tục không cần thiết, làm sao để người dân không phải tiếp xúc qua “cửa quan” khi giải quyết công việc với chính quyền một cách trực tuyến.
Các bộ, ngành tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Trung ương Hội Cựu Chiến binh Việt Nam và các cơ quan liên quan trong triển khai đánh giá kết quả cải cách hành chính hằng năm và đo lường sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước, bảo đảm chất lượng, hiệu quả.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh thu về hơn 173.500 tỷ đồng trong 11 tháng năm 2024
Giá xăng dầu hôm nay (22/11): Giá dầu thế giới tăng gần 2%, trong nước giảm
Tỷ giá USD hôm nay (22/11): Đồng USD tăng mạnh trên thị trường tự do
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 22/11: Gió Đông Bắc cấp 2 -3, đêm và sáng trời rét
Giá vàng hôm nay (22/11): Vàng trong nước và thế giới vẫn tiếp tục "leo thang"
Phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội của Công đoàn
Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống
Tin khác
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Tin mới 21/11/2024 21:42
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát
Tin mới 21/11/2024 19:44
Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Hàn Quốc kinh doanh hiệu quả
Tin mới 21/11/2024 16:43
Hưng Yên đẩy mạnh thu hút vốn FDI có hàm lượng công nghệ cao
Tin mới 21/11/2024 16:32
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Cộng hòa Dominica
Tin mới 21/11/2024 10:28
Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Chủ tịch Quốc hội Armenia
Tin mới 20/11/2024 20:22
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh gọn tổ chức bộ máy phải thực hiện với quyết tâm cao nhất
Tin mới 19/11/2024 19:35
Điều kiện để được trao danh hiệu Công dân danh dự Thủ đô
Tin mới 19/11/2024 14:31
Hà Nội chi thêm hơn 37 tỷ đồng hỗ trợ khôi phục sản xuất sau bão số 3
Tin mới 19/11/2024 11:50
Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 51 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Tin mới 18/11/2024 17:42