Động lực cho các làng nghề chế tác biểu tượng truyền thống
Hà Nội hỗ trợ kinh phí xây dựng thương hiệu làng nghề |
Gian nan phân biệt linh vật thuần Việt
Theo Ths Nguyễn Quốc Hữu – Phó phòng Trưng bày bảo tàng Lịch sử quốc gia, linh vật là những con vật huyền thoại hoặc có thật được linh hóa, được con người sáng tạo và sử dụng như những biểu tượng văn hóa để truyền đạt ý tưởng và niềm tin tâm linh, tôn giáo. Linh vật thường được mô tả trong thần thoại, truyền thuyết và được biểu đạt trong nghệ thuật tạo hình. Người xưa tin rằng, linh vật là hiện thân của các lực lượng tự nhiên hoặc mang những đặc tính huyền bí, năng lực siêu nhiên có thể chi phối nhân sinh, vũ trụ.
Một trong những hiện vật trong không gian trưng bày “Linh vật Việt Nam” tại bảo tàng Lịch sử quốc gia. |
Linh vật trong nghệ thuật tạo hình Việt Nam có nhiều loại khác nhau, do người Việt Nam sáng tạo nên hoặc giao lưu, tiếp biến từ các nền văn hóa bên ngoài, được sử dụng rộng rãi từ lâu đời, phản ánh sâu sắc đời sống tâm linh, văn hóa dân tộc. Mỗi linh vật trong quá trình hình thành, phát triển vừa thể hiện bản sắc riêng, phù hợp với truyền thống văn hóa, vừa mang đặc điểm, phong cách nghệ thuật đặc trưng riêng của mỗi thời kỳ lịch sử. Thế nhưng trong thời gian qua, nhiều địa phương trưng bày, sử dụng biểu tượng, vật phẩm, linh vật phổ biến là sư tử, nghê đá Trung Quốc theo tạo hình, hình thức không phù hợp với thuần phong, mỹ tục Việt Nam ở cổng, cửa, khu di tích, đình, chùa, công sở cơ quan, đơn vị gây phản cảm về thẩm mỹ, văn hóa, tâm linh ở những nơi công cộng.
Việc xác định hình tượng cũng như phân biệt giữa linh vật thuần Việt và linh vật ngoại lai là một quá trình gian nan trong suốt thời gian qua. Trao đổi về vấn đề này, Ths Nguyễn Quốc Hữu cho biết, không riêng Việt Nam mà tất cả các nước, ngay cả Trung Quốc, đều có những linh vật do con người nước đó tự tạo ra nhưng cũng có những linh vật du nhập vào do sự giao lưu văn hóa. Đó là quy luật của văn minh nhân loại. Tuy nhiên, linh vật Việt Nam có sự tinh tế đặc trưng của nghệ thuật Việt Nam. Linh vật Việt Nam rất phong phú và độc đáo. Nếu như ở Trung Quốc, họ sáng tạo mẫu mã linh vật phải theo quy trình, đặc điểm bắt buộc thì ở Việt Nam lại hoàn toàn không tuân theo một nguyên tắc hay quy luật nào mà hoàn toán sáng tạo ngẫu nhiên, mang tâm hồn, niềm tin của người Việt Nam.
Tìm lại chỗ đứng cho linh vật truyền thống
Sau khi Bộ VHTT&DL có công văn về việc “Không sử dụng biểu tượng, sản phẩm, linh vật không phù hợp với thuần phong, mỹ tục người Việt Nam”, các tỉnh thành trên cả nước đã cùng nhau thực hiện di dời linh vật ngoại lai ra khỏi di tích, không gian văn hóa thuần Việt. Nhiều triển lãm, tọa đàm cũng được tổ chức với mục đích tuyên truyền, giáo dục, khuyến khích người dân sử dụng linh vật Việt thay vì linh vật ngoại lai. Và gần đây nhất, nhằm hạn chế việc sử dụng biểu tượng, sản phẩm, linh vật không phù hợp với thuần phong, mỹ tục Việt Nam, ngày 28/10, bảo tàng Lịch sử quốc gia đã mạc phòng trưng bày “Linh vật Việt Nam”.
Theo ông Nguyễn Văn Cường – Giám đốc bảo tàng Lịch sử quốc gia: “Vừa qua dư luận đã có những tranh luận, phản hồi về việc sử dụng, cung tiến các loại hình linh vật. Với 27 loại hình linh vật qua gần 100 hiện vật, trong không gian trưng bày “Linh vật Việt Nam”, sẽ góp phần giúp công chúng có cái nhìn khái quát về linh vật Việt Nam, đồng thời khơi gợi niềm tự hào về bản sắc văn hóa Việt Nam, từ đó nâng cao ý thức văn hóa dân tộc trong việc sử dụng các biểu tượng văn hóa. Đây là trưng bày đã được bảo tàng Lịch sử quốc gia ấp ủ từ nhiều năm. Theo nhu cầu của người dân, trưng bày sẽ được mở cửa đến hết đầu năm 2016.”
Qua triển lãm, công chúng đã được tiếp cận với các hiện vật có niên đại hàng nghìn năm như vật tổ trong văn hóa Đông Sơn; hình tượng rồng; hình tượng kỳ lân; hình tượng rùa, long mã; hình tượng phượng; hình tượng hạc; hình tượng cá hóa rồng; hình tượng ngựa có cánh; hình tượng chim thần Garuda; hình tượng Si vẫn; hình tượng bồ lao; hình tượng Thao Thiết; hình tượng Tiêu Đồ;… Trong đó hiện vật sư tử, nghê chiếm 1/3 trên tổng số hiện vật được trưng bày, hầu hết đều là những hiện vật mới, lần đầu tiên được giới thiệu tới công chúng cả nước. Từ đó giúp người xem hình dung được diện mạo hai linh vật sư tử và nghê. Đặc biệt, trưng bày chuyên đề lần này còn thí điểm ứng dụng công nghệ trình chiếu, tương tác 3D một số hiện vật đặc sắc nhưng không có điều kiện giới thiệu trong phòng trưng bày nhằm giúp khách tham quan có được những trải nghiệm thú vị và cảm nhận sự phong phú, đa dạng của sưu tập linh vật Việt Nam hiện đang lưu giữ tại bảo tàng Lịch sử quốc gia.
Việc giới thiệu đến công chúng bộ sưu tập linh vật thuần Việt là việc làm hết sức ý nghĩa bởi đó không chỉ đơn thuần là vấn đề mỹ thuật mà còn góp phần giúp người xem hiểu hơn về nguồn gốc, lịch sử, đặc điểm tạo hình và ý nghĩa tâm linh của linh vật Việt Nam, trở thành động lực cho các làng nghề chế tác biểu tượng cho văn hóa truyền thống của đất nước.
Theo ông Nguyễn Văn Cường – Giám đốc bảo tàng Lịch sử quốc gia: “Vừa qua dư luận đã có nhưng tranh luận, phản hồi về việc sử dụng, cung tiến các loại hình linh vật. Với 27 loại hình linh vật qua gần 100 hiện vật, trong không gian trưng bày “Linh vật Việt Nam”, sẽ góp phần giúp công chúng có cái nhìn khái quát về linh vật Việt Nam, đồng thời khơi gợi niềm tự hào về bản sắc văn hóa Việt Nam từ đó nâng cao ý thức văn hóa dân tộc trong việc sử dụng các biểu tượng văn hóa. Đây là trưng bày đã được bảo tàng Lịch sử quốc gia ấp ủ từ nhiều năm. Theo nhu cầu của người dân, trưng bày sẽ được mở cửa đến hết đầu năm 2016.” |
Nguyễn Hoài
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Tin khác
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Văn hóa 23/12/2024 11:33
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 2: Văn hóa như cái phễu, cần thời gian gạn đục khơi trong
Văn hóa 21/12/2024 13:40
Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Một năm bội thu
Văn hóa 21/12/2024 10:20
"Con đường lịch sử": Bức tranh sử thi về 80 năm Quân đội anh hùng
Văn hóa 20/12/2024 16:54
Hội hoa xuân Ất Tỵ 2025 TP.HCM có chủ đề "Non sông gấm hoa, vui xuân an hòa”
Văn hóa 20/12/2024 15:49
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 1: Cốt lõi trong hôn nhân chính là hạnh phúc của con người
Văn hóa 20/12/2024 15:17
Điểm sáng của bức tranh Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thủ đô năm 2024
Văn hóa 18/12/2024 20:42
Dấu ấn ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2024
Văn hóa 18/12/2024 12:11
Múa rối nước: Giữ hồn dân tộc trong đời sống đương đại
Văn hóa 17/12/2024 20:05
Trưng bày chuyên đề "Gan vàng dạ sắt": Kết nối và truyền cảm hứng cho giới trẻ
Văn hóa 17/12/2024 09:40