Người dân vùng ngập mong mỏi nguồn nước sạch
Ấm áp tình người nơi vùng ngập | |
Các điểm ngập úng khu vực nội đô rút nhanh |
Có mặt tại vùng ngập ở huyện Chương Mỹ trong những ngày này, không khó để bắt gặp hình ảnh chiếc thuyền chở đầy những bình nước lọc được đẩy đi phát tới từng nhà cho các hộ dân. Có nước sạch để sinh hoạt là nhu cầu cấp thiết và cũng là niềm mong mỏi lớn nhất của người dân nơi đây.
Đón tay bình nước sạch do cán bộ thôn phát cho, bà Hoàng Thị Phục (Bùi Xá, Chương Mỹ, Hà Nội) không khỏi xúc động: “Đến nay là ngày thứ 4 rồi, nguồn nước giếng không sử dụng được, thiếu nước sinh hoạt, chúng tôi chỉ biết trông chờ vào những bình nước được phát. Mỗi ngày được phát một bình nhưng chúng tôi chỉ dám dùng từng chút một. Không biết tới khi nào mới có nước sạch để sinh hoạt trở lại, chứ thiếu nước thế này khổ quá rồi”.
Để duy trì cuộc sống trong những ngày ngập, nhiều hộ gia đình trong vùng phải đi xin nước từ những hộ ở nơi cao hơn và phải dùng rất tiết kiệm với số nước đó. Sinh sống trong môi trường nước ngập sâu nhiều ngày đã khiến nhiều người dân ở đây bắt đầu có các dấu hiệu ngứa, bệnh ngoài da hoặc các bệnh về mắt, đường tiêu hóa,...
“Nước bẩn lắm, ngứa hết người, ti vi vẫn báo sắp có mưa lớn diện rộng trong mấy ngày tới, chúng tôi lo quá, nếu mưa tiếp thì nước rút làm sao được. Mấy ngày nay không có nước, mỗi hộ dân được phát một bình nước lọc, ít quá chỉ dùng để uống thôi, chứ không dám tắm. Chúng tôi mong lắm nhà nước có cách nào đó để cho dân chúng tôi được mua, được sử dụng nước sạch”, ông Nguyễn Văn Diện, một hộ dân sống trong vùng ngập chia sẻ.
Theo dự đoán, nếu thời tiết thuận lợi, không còn mưa thì phải mất khoảng 1 đến 2 tuần nữa nước mới có thể rút hết, khi đó người dân mới trở về nhà ổn định cuộc sống. Phương án đang được chính quyền địa phương nơi đây áp dụng khi mùa mưa bão đến là chủ động di dời tài sản, người dân đến nơi cao hơn và thực hiện công tác đảm bảo vệ sinh môi trường sau ngập lụt.
Do không có nước sinh hoạt, những ngày qua người dân được nhận nước uống cứu trợ từ các đơn vị tài trợ. Mỗi gia đình được 1 bình nước 1 ngày nên họ phải sử dụng rất tiết kiệm (Ảnh: Phương Ngân) |
Trao đổi với phóng viên báo Lao động thủ đô trong chiều tối ngày 25/7, ông Lê Trung Hà - Chủ tịch ủy ban nhân dân xã Hoàng Văn Thụ cho biết: Hiện nay nước trong xã chưa rút nhiều, toàn xã còn 204 hộ dân vẫn đang trong tình trạng ngập sâu. Ước tính, thiệt hại sơ bộ ban đầu toàn xã ngập 131ha lúa, 22ha màu, 62ha nuôi trồng thủy sản, 9ha cây ăn quả, khoảng trên 7.000 con gia cầm. Trước tình hình mưa lũ, chính quyền địa phương triển khai lực lượng, nắm chắc tình hình ngập lụt trên từng thôn, từng xóm, từng hộ,... bố trí chỗ ăn, ở, nhu cầu lương thực, nước uống cùng các nhu yếu phẩm chủ yếu như đèn, nến,... cho người dân.
Hiện tại, cơ bản các hộ dân đã được cấp điện trở lại, chỉ còn một số hộ ngập sâu chưa đảm bảo an toàn nên chưa thể cấp điện. Sau khi nước rút địa phương sẽ có chương trình tổng vệ sinh, phun vôi bột, rắc thuốc khử trùng Cloramin B và sẽ có phương án chỉ đạo, tư vấn, hướng dẫn và hỗ trợ nhân dân dọn dẹp, phòng tránh dịch bệnh cả trong khi ngập và sau khi nước rút.
“Nguồn nước sinh hoạt của xã chủ yếu phụ thuộc nhiều vào các giếng khoan. Trong những ngày ngập, người dân không sử dụng được nước giếng, một số hộ xin nước từ những hộ có giếng ở trên cao, chúng tôi đã bố trí những thùng nước, điểm nước công cộng nhằm đảm bảo nguồn nước sạch cho người dân.
Tính đến hôm nay, chúng tôi đã phát 333 bình nước (mỗi bình 18 lít), 200 thùng mỳ tôm, 315 đôi nến, và 495 suất quà của các đơn vị từ thiện đến với mỗi hộ dân. Bước đầu cũng đã giải quyết được một phần nhu cầu sinh hoạt cho người dân trong thời điểm cấp bách”, ông Hà nhấn mạnh.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024: "Hút" hàng nghìn khán giả về Sơn Tây
Google Maps tích hợp AI Gemini, sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi về địa điểm
Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn
Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi
Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”
Quy định về phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở từ 16/12/2024
Công đoàn ngành GTVT Hà Nội: Trao hỗ trợ cho đoàn viên bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3
Tin khác
Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn
Môi trường 02/11/2024 20:30
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 2/11: Đêm và sáng có sương mù, trời lạnh, ngày nắng nóng
Môi trường 02/11/2024 06:15
Dự báo thời tiết ngày 1/11: Hà Nội có nắng, gió bấc nhẹ
Môi trường 01/11/2024 06:40
“Bến hoa Phúc Xá” điểm check-in mới của người dân Thủ đô và du khách
Môi trường 31/10/2024 06:28
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 31/10: Sáng sớm trời lạnh, ngày nắng
Môi trường 31/10/2024 06:22
TP.HCM: Tiến độ giải ngân "rùa bò" tại các dự án trọng điểm
Môi trường 30/10/2024 15:09
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 30/10: Mưa rào, trưa, chiều hửng nắng
Môi trường 30/10/2024 07:06
Hàng trăm tình nguyện viên và khách du lịch dọn rác dưới chân cầu Long Biên
Môi trường 29/10/2024 06:53
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 29/10: Đêm và sáng có mưa rải rác
Môi trường 29/10/2024 06:47
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 28/10: Đêm và sáng trời lạnh, mưa rào rải rác
Môi trường 28/10/2024 06:23