Người dân mệt mỏi giữa vòng vây thực phẩm bẩn

Thời gian gần đây, người dân liên tục tiếp nhận các thông tin bất an liên quan đến thực phẩm bẩn từ các phương tiện thông tin đại chúng. Từ gà, măng có ướp chất vàng ô (vốn chỉ dùng trong công nghiệp nhuộm vải) cho màu vàng đẹp mắt đến rau muống ngâm hóa chất cho xanh, củ cải ướp chất cho trắng, nước hầm xương có chất làm mềm…
nguoi dan met moi giua vong vay thuc pham ban Vẫn sống trong nỗi lo mang tên "thực phẩm thiếu an toàn"!
nguoi dan met moi giua vong vay thuc pham ban Chặn thực phẩm bẩn vào trường học
nguoi dan met moi giua vong vay thuc pham ban Truy xuất nguồn gốc thực phẩm bằng Smart phone: Vì sao người dân thờ ơ?
nguoi dan met moi giua vong vay thuc pham ban Sự thật "đáng thất vọng" về những loại thực phẩm bán sẵn
nguoi dan met moi giua vong vay thuc pham ban
Đoàn kiểm tra của Bộ Y tế đi kiểm tra bánh kẹo tại chợ Bình Tây TPHCM. Ảnh: K.Q

Không biết ăn gì

“Không biết ăn gì” – đó là câu trả lời ngán ngẩm của bà Phan Thị Lượng (ở quận Gò Vấp, TPHCM): “Xem ti vi thấy sợ quá. Cái gì cũng ướp hóa chất như vậy thì sao mà không bệnh tật cho được”. Bà Lượng cho biết, nhiều năm qua, gia đình bà đã phải cố gắng cải thiện nguồn thức ăn sạch bằng cách tận dụng khoảng sân nhỏ để trồng rồng rau trong thùng xốp. Mỗi ngày, bà đi chợ để mua thêm đồ ăn mặn và trái cây.

Câu hỏi của bà Lượng cũng là câu hỏi của rất nhiều người dân, khi mà vấn đề thực phẩm bẩn ngày càng nhức nhối. Như thống kê từ năm 2011-2016, cả nước đã thành lập 153.493 đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành với sự tham gia của các ngành chức năng, tiến hành kiểm tra tại 3.350.035 cơ sở thì phát hiện 678.755 cơ sở vi phạm.

Bên cạnh đó, tình hình ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm diễn ra khá nghiêm trọng. Trung bình có 167,8 vụ/năm với 5.065,8 người mắc/năm và 27,3 người chết do ngộ độc thực phẩm/năm. Giai đoạn 2011 – 2016, đã ghi nhận 7 bệnh truyền qua thực phẩm làm 4.012.038 người mắc bệnh với 123 người chết. Trung bình mỗi năm có 668.673 ca bệnh và 21 người chết. Mỗi năm có khoảng 70.000 người chết do ung thư và hơn 200 ngàn ca phát hiện mới, trong đó có một phần nguyên nhân từ việc sử dụng thực phẩm không an toàn.

Đó quả là những con số đáng lo ngại và khiến người dân bất an, nhất là những người dân sống tại các đô thị lớn, không thể tự trồng trọt, chăn nuôi. Tại một thành phố lớn và đông dân như TPHCM thì đa phần nông sản phải nhập từ các tỉnh. Việc sản xuất nông nghiệp tại TP này chỉ đáp ứng được khoảng 20-30% nhu cầu của người dân. Do phải nhập khẩu nông sản nên càng khó quản lý và truy xuất nguồn gốc khi có sự cố về an toàn thực phẩm.

Tại một cuộc họp về an toàn vệ sinh thực phẩm, BS Lê Trường Giang, Chủ tịch Hội Y tế công cộng TP đã tỏ ra chán ngán cho rằng, tình trạng an toàn thực phẩm tại TPHCM như một “ma trận” và không dễ quản lý. Vì người dân hoàn toàn không thể nhận biết được những chất độc hại có trong thực phẩm và không thể đưa ra sự lựa chọn đúng.

Bà Nguyễn Thanh Hà, Phó Giám đốc Cty TNHH Quản lý và Kinh doanh Chợ Nông sản Thủ Đức cho biết, đa phần nông sản nhập về chợ là từ các tỉnh khác đổ về, do thương lái thu mua nên việc quản lý rất khó khăn. Theo bà Hà, lượng hàng hóa vào chợ bình quân hằng đêm có từ 3.400 tấn - 3.700 tấn. Trong đó, mặt hàng rau trên 1.600 tấn/ngày; rau có xuất xứ trừ Trung Quốc hơn 200 tấn. Mặt hàng trái cây nhập về ngày thường trên 1.900 tấn, trong đó có đến 400 tấn trái cây Trung Quốc.

Bà Hà cũng cho biết, thời gian qua, cơ quan này đã ghi nhận tình trạng sử dụng chất phụ gia, hóa chất cho thực phẩm như: Củ cải dùng chất tẩy trắng, dùng chất ướp sả giúp cây luôn xanh tươi, ủ chuối bằng hóa chất, măng có chất vàng ô, rau muống ngâm hóa chất cho lá xanh lâu… Trong khi đó, bà Lý Kim Chi, Chủ tịch Hội Lương thực – Thực phẩm TPHCM thì khẳng định, 80% quán hủ tiếu, bánh canh, bún bò, phở sử dụng hóa chất làm mềm để nấu xương.

nguoi dan met moi giua vong vay thuc pham ban
Lực lượng chức năng phát hiện thực phẩm bẩn.

Quản lý thực phẩm phải từ gốc

Vào tháng 3 vừa qua, TPHCM đã chính thức ra mắt Ban Quản lý An toàn thực phẩm (ATTP). Đây là mô hình được thành lập trên cơ sở tổ chức lại Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm thuộc Sở Y tế và một số bộ phận trực thuộc các phòng, chi cục thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Sở Công thương. Việc quản lý thực phẩm sẽ được quy về một mối. Đơn vị này được quyền giám sát và xử phạt ngay khi phát hiện vi phạm.

Sau 3 tháng thành lập Ban, PGS.TS Phạm Khánh Phong Lan, Trưởng Ban quản lý ATTP cho biết, thời gian đầu, đơn vị này vẫn phải tập trung xây dựng lực lượng, đặc biệt là các đội thanh tra ATTP xuống tận các quận - huyện, chợ đầu mối. Đây là thời gian còn quá sớm để có thể nói về tính hiệu quả của mô hình này. Thế nhưng theo bà Phạm Khánh Phong Lan, việc quản lý thực phẩm quy về một mối giúp rút ngắn quy trình, công khai, minh bạch và tránh chồng chéo như trước đây.

Trước đây, quản lý thực phẩm theo chiều ngang, từ trang trại tới bàn ăn. Tức là từ trang trại thì chăn nuôi trồng trọt là việc của Sở Nông nghiệp quản lý, giai đoạn phân phối lên thị trường là việc của Sở Công thương, đến bàn ăn là việc của Sở Y tế. Sau một thời gian áp dụng, mô hình này cho thấy những lỗ hổng lớn. Một sản phẩm có tới 3 Sở quản lý nhưng khi xảy ra vấn đề thì việc quy trách nhiệm vô cùng khó. Sau mô hình này, việc quản lý thực phẩm lại dựa trên Luật An toàn vệ sinh thực phẩm. Việc quản lý chia theo từng nhóm. Sở Nông nghiệp quản lý 9 mặt nhóm rau củ, thịt thà, thủy hải sản… Sở Công thương quản lý 5 nhóm, Sở Y tế quản lý 5 nhóm.

Thế nhưng, theo PGS Phong Lan, việc quản lý theo nhóm như thế này vẫn vô cùng bất cập, bởi mỗi sở, ngành chỉ quản lý theo sở trường của mình. Ví như Sở Nông nghiệp có thể quản lý tốt giai đoạn đầu (giai đoạn trồng trọt, chăn nuôi…) với 9 nhóm hàng. Thế nhưng, khi ra thị trường, bước vào giai đoạn phân phối, Sở này khó lòng quản lý tốt bởi thiếu công cụ, phương tiện quản lý. Và tới gian đoạn bàn ăn của người dân thì việc quản lý gần như “xa tầm tay”.

Hai Sở Công thương và Y tế cũng vậy, khó quản lý tốt các giai đoạn của nhóm sản phẩm: “Vấn đề đặt ra là cần một mô hình duy nhất, tập trung sức mạnh để quản lý thực phẩm, khi cần quy trách nhiệm cũng rất dễ vì chỉ có một đơn vị. Việc quy về 1 mối vừa dễ cho quản lý vừa dễ cho các doanh nghiệp, người dân trong việc cấp phép, rút ngắn thủ tục hành chính, không phải chạy đôn chạy đáo từ sở này qua sở khác mất thời gian”.

Bà Phong Lan cho rằng, cái khó hiện nay là chưa có chế tài xử phạt, cơ chế thanh tra và nhân sự, trang thiết bị: “UBND TPHCM giao cho chúng tôi rất nhiều nhiệm vụ. Đặc biệt là kiểm soát 3 chợ đầu mối để toàn bộ nông sản thực phẩm khi về TPHCM phải đạt chuẩn. Trong khi đó, đơn vị chúng tôi thiếu rất nhiều trang thiết bị, đặc biệt là thiết bị xét nghiệm nhanh. Đây là dụng cụ quan trọng sàng lọc thực phẩm trước khi tiến hành quy trình xét nghiệm. Nếu không có dụng cụ này thì việc kiểm tra, thanh tra chỉ đơn thuần là đi kiểm tra giấy tờ. Nhưng mà bằng nhiều cách, chúng tôi kiên quyết phải giải quyết những khó khăn này”.

Theo Vũ Quỳnh/Lao động

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Xây dựng người phụ nữ Việt Nam trong thời đại mới

Xây dựng người phụ nữ Việt Nam trong thời đại mới

(LĐTĐ) Mới đây, Công đoàn Trường Mầm non thị trấn Phú Xuyên tổ chức chuyên đề “Xây dựng người phụ nữ Việt Nam trong thời đại mới”.
Hà Nội giao bổ sung 2. 648 biên chế giáo dục từ năm học 2023 - 2024

Hà Nội giao bổ sung 2. 648 biên chế giáo dục từ năm học 2023 - 2024

(LĐTĐ) Tại kỳ họp thứ 15, HĐND Thành phố khoá XVI, diễn ra ngày 29/3, HĐND Thành phố đã thông qua Nghị quyết "Về việc điều chỉnh tổng biên chế sự nghiệp Thành phố năm 2024 và giao bổ sung biên chế viên chức giáo dục từ năm học 2023- 2024". Theo đó Nghị quyết quyết định bổ sung 2.648 biên chế giáo dục năm học 2023 - 2024 ở các cấp học.
Lấy trục sông Hồng làm trung tâm phát triển là điểm nhấn quan trọng

Lấy trục sông Hồng làm trung tâm phát triển là điểm nhấn quan trọng

(LĐTĐ) Góp ý Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, các đại biểu cho rằng, việc lấy sông Hồng là trung tâm phát triển, gắn với lịch sử văn hóa Thủ đô là điểm nhấn quan trọng. Tuy nhiên, phải quan tâm đến quy hoạch tuyến đường ven sông, kết nối với các cây cầu và lan ra các tuyến đường theo 5 trục động lực.
Vì sao SJC được chọn để sản xuất vàng miếng?

Vì sao SJC được chọn để sản xuất vàng miếng?

(LĐTĐ) Căn cứ Nghị định 24, Ngân hàng Nhà nước đã triển khai tổ chức sản xuất vàng miếng thông qua việc thuê Công ty TNHH Vàng bạc đá quý Sài Gòn (Công ty SJC) trực thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh gia công vàng miếng SJC cho Ngân hàng Nhà nước.
Tăng cường chế tài xử lý chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội

Tăng cường chế tài xử lý chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội

(LĐTĐ) Để nâng cao trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội của người sử dụng lao động, đại biểu Nguyễn Đại Thắng đề xuất bổ sung các chế tài: Không được đấu thầu, thi công, mua sắm vật tư, hàng hóa, trang thiết bị bằng nguồn vốn của Nhà nước.
HĐND thành phố Hà Nội xem xét bổ sung biên chế viên chức ngành giáo dục

HĐND thành phố Hà Nội xem xét bổ sung biên chế viên chức ngành giáo dục

(LĐTĐ) Kỳ họp thứ 15, Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội xem xét, quyết định các nội dung quan trọng như: Bổ sung biên chế viên chức giáo dục của Thành phố; quy định mức thu học phí, dịch vụ hỗ trợ hoạt động giáo dục, đào tạo; chế độ chăm sóc sức khoẻ cán bộ; giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh…
Ưu đãi khách hàng vay vốn phục vụ nhu cầu đời sống với lãi suất cho vay ngắn hạn chỉ từ 4,0%/năm

Ưu đãi khách hàng vay vốn phục vụ nhu cầu đời sống với lãi suất cho vay ngắn hạn chỉ từ 4,0%/năm

(LĐTĐ) Với mong muốn hỗ trợ ngày càng nhiều khách hàng tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi của Agribank để phục vụ nhu cầu đời sống, Agribank dành khoảng 10.000 tỷ đồng triển khai chương trình cho vay ngắn hạn ưu đãi đối với khách hàng cá nhân phục vụ nhu cầu đời sống với lãi suất chỉ từ 4,0% /năm.

Tin khác

Đề xuất biểu giá bán lẻ điện 5 bậc: Đối tượng nào sẽ bị ảnh hưởng?

Đề xuất biểu giá bán lẻ điện 5 bậc: Đối tượng nào sẽ bị ảnh hưởng?

(LĐTĐ) Bộ Công Thương vừa gửi thẩm định dự thảo Quyết định quy định về cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sau khi tham vấn ý kiến các bộ, ngành. Theo dự thảo, biểu giá điện sẽ được rút ngắn từ 6 bậc xuống 5 bậc; với thay đổi này có khoảng 558.000 hộ gia đình sẽ phải trả tiền điện cao hơn (tương đương 2% hộ gia đình sử dụng điện hiện tại).
Nhận diện hàng thật - hàng giả Made in Japan

Nhận diện hàng thật - hàng giả Made in Japan

(LĐTĐ) Sáng nay (15/3), tại 62 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) mở cửa Phòng trưng bày với chủ đề “Nhận diện hàng thật - hàng giả Made in Japan”. Đây là lần thứ 11 Tổng cục QLTT mở cửa Phòng trưng bày giúp khách tham quan tìm hiểu thông tin về sản phẩm, phân biệt hàng hóa thật - giả trên thị trường.
Hà Nội phát động Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam năm 2024

Hà Nội phát động Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam năm 2024

(LĐTĐ) Với thông điệp “Thông tin minh bạch - Tiêu dùng an toàn”, chiều 14/3, Sở Công Thương Hà Nội đã tổ chức “Lễ phát động Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam” năm 2024.
Tháng khuyến mại: Nhiều sản phẩm được giảm giá lên đến 100%

Tháng khuyến mại: Nhiều sản phẩm được giảm giá lên đến 100%

(LĐTĐ) Năm 2024, Chương trình Khuyến mại tập trung thành phố Hà Nội sẽ được tổ chức vào các tháng 5, 7 và tháng 11. Trong đó, để kích cầu tiêu dùng nội địa, đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa… các sản phẩm tham gia chương trình sẽ được các doanh nghiệp áp dụng mức khuyến mại cao nhất lên đến 100%.
Giá xăng giảm nhẹ từ 15h chiều nay 7/3

Giá xăng giảm nhẹ từ 15h chiều nay 7/3

(LĐTĐ) Từ 15h ngày 7/3, mỗi lít xăng E5 RON 92 giảm 240 đồng, xăng RON 95 giảm 372 đồng; giá các loại dầu cũng giảm.
Giá vàng hôm nay (28/2): Vàng nhẫn tiếp tục tăng

Giá vàng hôm nay (28/2): Vàng nhẫn tiếp tục tăng

(LĐTĐ) Trong khi giá vàng thế giới đang có dấu hiệu tăng nhiệt, thì sáng nay (28/2) giá vàng trong nước vẫn biến động nhẹ so với hôm qua, duy trì mức 79 triệu đồng/lượng. Tuy nhiên giá vàng nhẫn tăng mạnh 400.000 đồng mỗi lượng.
Cần kiểm soát giá để việc tăng lương thật sự có ý nghĩa

Cần kiểm soát giá để việc tăng lương thật sự có ý nghĩa

(LĐTĐ) Sau thời gian “lỗi hẹn” với cải cách tiền lương, từ ngày 1/7/2024, chính sách tiền lương mới sẽ được thực hiện. Hàng triệu người hưởng lương mừng song vẫn không khỏi băn khoăn: "Làm sao ghìm được giá"?
Siêu thị tăng khuyến mại để kích cầu tiêu dùng

Siêu thị tăng khuyến mại để kích cầu tiêu dùng

(LĐTĐ) Nhằm đáp ứng nhu cầu mua sắm hàng hóa thiết yếu của người tiêu dùng khi vừa trở lại thành phố làm việc, ngay sau Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, Central Retail đã tung ra chương trình khuyến mại lớn “Giá luôn luôn rẻ”, với mức giảm giá trên 30%, giúp người tiêu dùng không lo về giá, mua sắm tiết kiệm.
Thị trường hoa ở TP.HCM vắng khách trước ngày lễ Tình nhân 14/2

Thị trường hoa ở TP.HCM vắng khách trước ngày lễ Tình nhân 14/2

(LĐTĐ) Các tiểu thương tại chợ hoa Hồ Thị Kỷ cho biết, giá hoa năm nay không tăng, không có người mua trong những ngày cận kề ngày lễ tình nhân Valentine 14/2.
Người bán chọn ngày đẹp nhất để mở hàng - người mua có thực sự được lợi?

Người bán chọn ngày đẹp nhất để mở hàng - người mua có thực sự được lợi?

(LĐTĐ) Khám phá bí mật đằng sau việc chọn ngày đẹp mở hàng và những ưu đãi hấp dẫn từ các nhà bán lẻ. Liệu đây có phải là cơ hội vàng cho người tiêu dùng hay chỉ là chiêu thức marketing? Đọc ngay để biết cách mua sắm thông minh, đảm bảo quyền lợi của bạn được bảo vệ trong mỗi giao dịch.
Xem thêm
Phiên bản di động