“Người đàn bà nấm” và những ước mơ không mỏi
Làm giàu từ trồng rau sạch | |
Làm giàu từ mô hình trồng phong lan | |
Chuyện cựu chiến binh làm giàu |
“Không chịu” giàu một mình
Về thôn Quảng Hội, có lẽ cái tên chị Thiện trồng nấm đã trở nên quá đỗi “nổi tiếng” với người dân địa phương. Bởi thế, không khó để chúng tôi tìm được Hợp tác xã Sáng Thiện, nơi khởi nghiệp của “bà chủ nấm” Đào Thị Thiện và cũng là nơi khởi nghiệp của biết bao con người.
Là người con sinh ra và lớn lên tại mảnh đất Quảng Tiến (Sóc Sơn), chị Thiện là người thấm thía hơn ai hết cuộc sống khốn khó, bấp bênh ở một miền quê nghèo. Nơi mà những thửa ruộng bạc màu đang phải oằn mình “cứu lúa”, người dân quanh năm bán mặt cho đất, bán lưng cho trời vẫn không đủ sống…Những tưởng, cuộc sống khó khăn, vất vả sẽ theo đuổi chị Thiện đến cuối cuộc đời, thế nhưng theo chị Thiện chia sẻ, cơ duyên làm giàu từ cây nấm lại đến với chị hết sức tình cờ.
Nuôi trồng nấm đã giúp chị Đào Thị Thiện thoát nghèo (Ảnh Đ.Đ) |
“Mặc dù trước đây cuộc sống gia đình tôi rất khó khăn, thế nhưng tôi vẫn luôn ấp ủ một ngày nào đó mình làm giàu được trên chính mảnh đất quê hương. Thế rồi cơ duyến đến với tôi hết sức tình cờ và cũng thật bất ngờ. Vô tình một hôm tôi xem trên ti vi có giới thiệu về mô hình trồng nấm, tò mò tôi tìm hiểu và quyết định đánh liều với cây nấm một phen với suy nghĩ: Trồng nấm đơn giản mà thu nhập cao, tại sao mình không thử? Đó là động lực đưa tôi đến với nghề trồng nấm và thành công như hiện nay”, chị Thiện kể.
Với mong muốn thoát nghèo, dằn lưng 2 triệu đồng tích cóp nhờ bán thóc, bán gà…năm 2006, chị Thiện quyết tâm từ bỏ con trâu, cái cày để “tầm sư học đạo” khi tìm đến Trung tâm Công nghệ sinh học Hà Nội nhờ cán bộ trung tâm giúp đỡ kỹ thuật…vượt qua bao nhiêu khó khăn, vất vả cuối cùng trái ngọt cũng đã đến với chị.
“Sau khi học một khóa nâng cao về kỹ thuật trồng nấm cấp tốc, tôi quyết định đầu tư và trồng 3 loại nấm là: Nấm sò, nấm rơm và nấm linh chi. Khi mới bắt đầu nghĩ thì đơn giản lắm, nhưng bắt tay vào thực hiện mới thấy nhiều khó khăn. Khó khăn đầu tiên đó chính là vốn, tiếp đến là kinh nghiệm và cuối cùng là đầu ra…thế rồi tôi cứ mày mò dần, chủ động tìm đối tác, cứ vậy cây nấm đã giúp tôi thoát nghèo. Vụ thu hoạch đầu tiên tôi đã có lãi 40 – 50 triệu đồng”, chị Thiện hào hứng kể.
Thành công ngay từ vụ nấm đầu tiên, cùng với ý chí thoát nghèo vươn lên mạnh mẽ, chị Thiện mạnh dạn đầu tư nhiều hơn vào mô hình nấm và cũng dành thời gian nhiều hơn cho nấm. Chị bảo, chị “say” nấm từ khi nào cũng chẳng biết, như thể giờ đây, nấm là cuộc sống, là hơi thở của chị. Thành công là vậy, nhưng tận trong sâu thẳm con người chị Thiện, điều khiến chị trăn trở nhất đó chính là làm sao để ngày càng có nhiều người dân thoát nghèo được như mình.
Nói như chị Thiện, điều trăn trở ấy như một “cái nợ”, thậm chí nhiều người khi nhắc đến chị vẫn thường đùa rằng, “chị chẳng chịu giàu một mình” cũng đúng. Câu nói tưởng như đùa ấy, lại chẳng đùa chút nào, bởi lẽ giờ đây chị đã phối hợp cùng với 9 chị em khác xây dựng nên thương hiệu Hợp tác xã (HTX) nấm Sáng Thiện, đồng thời, truyền đạt lại kinh nghiệm và dạy nghề cho hàng trăm lao động khó khăn và mong muốn thoát nghèo nhờ cây nấm như chị.
Những ước mơ không mỏi
Trong nông nghiệp, nghề trồng nấm có độ rủi ro tương đối lớn, nếu không nắm chắc kỹ thuật, thì hôm nay có thể làm ăn được đấy nhưng ngày mai đã tay trắng. Bởi thế, mỗi khi bắt đầu ươm, cấy một vụ nấm mới, các công đoạn từ khử trùng, chọn bông, rơm, ủ…được chị Thiện chuẩn bị rất thận trọng. Cứ vậy, qua mỗi vụ, mỗi cây nấm được nuôi, cấy chị lại đúc rút ra nhiều kinh nghiệm để hoàn thiện kỹ thuật trồng nấm, cũng như tìm hướng đi bền vững cho các sản phẩm do chính tay mình làm nên.
Đến nay, tổng diện tích trồng nấm của HTX Sáng Thiện lên tới hơn 3.500 m2 với 20 lán trại lớn nhỏ, sản xuất các loại nấm nấm sò, nấm rơm, linh chi và mộc nhĩ. Mỗi năm, HTX xuất bán ra thị trường 70 - 77 tấn nấm, cả khô và tươi các loại. Từ con số 9 xã viên ban đầu, HTX đã phát triển lên tới 29 thành viên, mỗi năm, doanh thu của cả cơ sở đạt tới hơn 3 tỷ đồng, trong đó lãi từ 600 - 800 triệu đồng.
Từ việc chỉ xuất bán cho thị trường Hà Nội, dần dần HTX của chị Thiện đã tập hợp nhiều xã viên ở các tỉnh, thành như Thái Nguyên, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Nam và Thái Bình, đưa sản phẩm nấm sạch Sáng Thiện ra các tỉnh ngoài.
Tiếng lành đồn xã, câu chuyện về nghị lực, sự đam mê của chị Thiện về cây nấm đã được nhiều người biết đến, đặc biệt, nhờ cây nấm mà chị giờ đây đã thoát nghèo. Bởi thế, cũng dễ hiểu vì sao nhiều người ở khắp nơi tìm đến chị Thiện để học hỏi kinh nghiệm, nhiều bạn trẻ chưa có công việc ổn định, hay muốn thay đổi cũng tìm đến chị học nghề. Không bo bo giữ bí quyết cho riêng mình, chị nhận dạy miễn phí cho bà con nông dân có nhu cầu học.
Lớp học đầu tiên được mở từ năm 2007 để rồi từ đó cứ mở liên tiếp. Với thời gian 14 ngày cho một khóa học, chị đã trực tiếp truyền nghề, dạy nghề, chuyển giao công nghệ trồng nấm cho gần 500 học viên, chia sẻ kinh nghiệm trồng và chăm sóc nấm cho hơn hàng nghìn người đến từ nhiều địa phương.
Từ những việc làm nhỏ nhặt này, nhiều người đã có được công ăn việc làm ổn định, có của ăn của để và tận dụng được thời gian trong lúc nông nhàn. Đặc biệt, bông phế liệu, mùn cưa, rơm rạ được tận dụng triệt để để sản xuất ra những thực phẩm sạch và an toàn, đáp ứng nhu cầu mỗi lúc một cao của xã hội.
“Không chỉ bây giờ mà ngay từ đầu khi mới thành lập HTX, tôi luôn định hướng cho chị em xã viên là phải sản xuất ra sản phẩm sạch, an toàn nhất đưa ra thị trường. Hiện nay, nhiều hệ thống siêu thị lớn cũng đặt hàng nấm của HTX Sáng Thiện, xong vì nguồn cung có hạn, lại thiếu vốn đầu tư mở rộng sản xuất, cũng như thiếu máy móc hiện đại…nên chúng tôi còn gặp nhiều khó khăn. Vì thế, tôi mong muốn nhận được nhiều hơn nữa sự hỗ trợ của chính quyền, đối tác…qua đó, đưa nấm Sáng Thiện an toàn đến tay người tiêu dùng nhiều hơn nữa”, chị Thiện bộc bạch.
Với sự cố gắng vươn lên thoát nghèo, cũng như những cống hiến của mình cho cây nấm, chị Thiện vinh dự đón nhận danh hiệu Nông dân xuất sắc của Thành phố. Đặc biệt, nấm Sáng Thiện giờ đây không chỉ trở thành sản phẩm gần gũi, an toàn với người tiêu dùng mà còn vinh dự khi trở thành sản phẩm đầu tiên được cấp giấy chứng nhận sản phẩm an toàn của Thành phố Hà Nội.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tăng cường xử lý xe chở quá tải, cơi nới thành thùng
Quyết tâm kiềm chế tai nạn giao thông ở Thủ đô
Hà Nội và Hà Giang: Kết nối vì sự phát triển bền vững của nông thôn mới
Hàng không Việt Nam tăng thêm hơn 650.000 chỗ phục vụ dịp Tết Ất Tỵ 2025
Vạn Phúc City mở ra cơ hội sở hữu những căn biệt thự, nhà phố “cuối cùng”
Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa
Nỗ lực ngăn chặn tình trạng học sinh vi phạm luật giao thông
Tin khác
Lan tỏa những hành động nhân ái từ cộng đồng
Tôi yêu Hà Nội 20/11/2024 16:19
Cầu nối giữa các doanh nghiệp khởi nghiệp với các nhà đầu tư
Tôi yêu Hà Nội 17/11/2024 21:01
Tái hiện không gian "nhà tranh vách đất" làng quê Bắc Bộ
Tôi yêu Hà Nội 15/11/2024 14:47
Gốm Bát Tràng thương hiệu hai trong một
Tôi yêu Hà Nội 14/11/2024 09:08
Làng đào Nhật Tân: Hoa vẫn nở sau bão Yagi
Tôi yêu Hà Nội 05/11/2024 17:10
Ứng dụng công nghệ thông tin để quảng bá văn hóa, lịch sử địa phương
Tôi yêu Hà Nội 23/10/2024 11:30
Sức lan tỏa mạnh mẽ của phong trào thi đua “Dân vận khéo” huyện Gia Lâm
Tôi yêu Hà Nội 22/10/2024 14:02
Tình yêu từ cao nguyên lâm viên xanh
Thủ đô 11/10/2024 15:43
Dù có đi bốn phương trời, lòng vẫn nhớ về Hà Nội
Tôi yêu Hà Nội 10/10/2024 17:49
Có một Hà Nội lắng hồn trong thi ca
Tôi yêu Hà Nội 10/10/2024 14:13