Nghỉ lễ trong mùa dịch Covid-19: Phương án "du lịch tại gia" được nhiều người lựa chọn
![]() | Phố phường Hà Nội rực rỡ cờ hoa sáng ngày 30/4 |
![]() | Cách ly xã hội, khoảng thời gian quý giá của mỗi người |
Gác lại dự định du lịch, về quê
Ngay từ đầu năm, gia đình anh Đỗ Văn Ngọc (Lý Tự Trọng, Hà Đông) đã lên kế hoạch dịp nghỉ lễ 30/4 -1/5 năm nay cả gia đình sẽ về quê nội ở Nghệ An để thăm họ hàng. Thế nhưng, từ tháng 2 tới nay, dịch Covid-19 bùng phát mạnh mẽ và chưa có dấu hiệu ngừng lại. Để đảm bảo an toàn cho các thành viên, anh quyết định tạm gác lại dự định của mình.
Theo anh, đến thời điểm hiện tại, các tỉnh, thành phố đều được nới lỏng lệnh cách ly, việc đi lại hay về quê cũng dễ dàng hơn. Tuy nhiên Hà Nội vẫn là một thành phố có nguy cơ lây nhiễm cao, trong khi Nghệ An vẫn chưa xảy ra trường hợp dương tính, nên anh đã suy nghĩ khá nhiều về việc mình có vô tình trở thành người mang mầm bệnh về cho quê nhà hay không.
“Năm nay gia đình ăn Tết ở quê ngoại, nên dịp 30/4 tôi định cho các cháu về quê nội chơi. Thế nhưng tình hình dịch đã chưa ổn định, tôi cứ lo nhỡ trong quá trình di chuyển vô tình tiếp xúc với ai rồi ủ bệnh rồi mang về lây cho bố mẹ ở quê thì khổ. Với lại nếu về quê gia đình cũng phải đi xe khách, đông đúc chật chội, không đảm bảo được khoảng cách an toàn. Tôi nghĩ phương án tốt nhất vẫn là ở nhà” – anh Ngọc chia sẻ.
|
Cũng lo ngại việc di chuyển tới nơi đông người sẽ tăng nguy cơ lây nhiễm dịch Covid-19 cho người thân, anh Lê Đình Ngà (Dịch Vọng, Cầu Giấy) cũng tạm hoãn chuyến du lịch Đà Lạt và đề nghị vợ mở một khóa training nấu ăn cho cả gia đình ngay tại nhà.
Anh Ngà chia sẻ, đợt dịch vừa rồi dù công ty cho làm online nhưng anh không ngày nào rời mắt được khỏi máy tính. Vì vây, dịp 30/4-1/5 này anh quyết định sẽ dành trọn thời gian nghỉ lễ để quây quần thực sự với gia đình.
“Thời gian này công việc của tôi rất bận, trước dịch thì đi tiếp khách thường xuyên, nghỉ dịch cũng ngồi máy tính cả ngày, không có thời gian dành cho gia đình. Nhân dịp nghỉ lễ này tôi quyết định nhờ vợ dạy nấu ăn cho cả nhà, vừa để thắt chặt tình cảm gia đình, vừa là để các bé nhà tôi có thêm niềm vui, biết thêm việc sau này lúc tôi vắng nhà có thể đỡ đần bớt công việc cho mẹ”- anh Ngà cho hay.
Du lịch theo phương án an toàn hơn
Không chọn cách ở nhà hay hủy hết các dư định đi chơi, một số gia đình lại lựa chọn cho mình phương án vui chơi an toàn – thuê biệt thự hoặc homstay gần Hà Nội để cả gia đình cùng xả stress.
Lựa chọn phương án trên, anh Nguyễn Văn Khánh (Nguyễn Xiển, Hà Đông) cho hay, Thông thường năm nào gia đình anh cũng đi du lịch vào dịp lễ, có khi đi cả Châu Âu, thế nhưng đến thời điểm này dịch Covid-19 ở trong và ngoài nước đều rất phức tạp nên cả giai đình quyết định thuê một căn biệt thự ở Đại Lải (Vĩnh Phúc) để nghỉ dưỡng và mời cả ông bà nội ngoại cùng tham gia.
“Tôi nghĩ du lịch nghỉ dưỡng theo nhóm gia đình thế này cũng vui. Vừa được vui chơi vừa đảm bảo an toàn, vì địa điểm không xa Hà Nội tôi có thể tự lái xe đưa cả nhà đi, lúc ở Đại Lải, mọi người cũng chỉ loanh quanh xông hơi, bơi, đạp xe vòng quanh, tối nướng thịt. Tất cả đều được gói gọn trong khu biệt thự nên không lo tiếp xúc với dịch bệnh”- anh Khánh chia sẻ.
![]() |
Thay vì đi du lịch xa một số gia đình lựa chọn đi picnic tại một địa điểm vắng người gần Hà Nội. (Ảnh minh họa: T.Nghĩa) |
Khác với gia đình anh Khánh, do ảnh hưởng bởi dịch, thu nhập của gia đình anh Trần Văn Nghĩa (Đại Cồ Việt, Hai Bà Trưng) có phần giảm sút so với trước đây, nhưng vợ chồng anh chị vẫn quyết định sẽ đi du lịch theo cách của “nhà nghèo”. Anh Nghĩa cho biết, sau khi nghiên cứu kĩ lưỡng anh quyết định sẽ mang theo đồ ăn, thức uống, lều, chõng và đi picnic 2 ngày 1 đêm tại Ba Vì cùng gia đình một người bạn thân.
“Trước đây nhóm mình có 8 gia đình dự định sẽ đi Đà Nẵng du lịch cùng nhau, nhưng nay kinh tế eo hẹp, dịch Covid-19 cũng chưa được dập tắt nên 2 gia đình mình quyết định không đi cùng nhóm nữa mà chuyển sang kiểu du lịch bụi”- anh Nghĩa cho hay.
Không chỉ các gia đình mà nhiều bạn trẻ ưa xê dịch cũng quyết định gác lại đam mê của mình để đảm bảo an toàn.
Bạn Trần Linh Chi (Hoàng Cầu, Đống Đa) chia sẻ: “Thay vì cùng nhau đi phượt dọc miền Trung như dự định bọn mình quyết định đến nhà 1 bạn nấu ăn, rồi cùng nhau xem phim, buôn chuyện. Dịch thì chơi theo kiểu của dịch, hết dịch ta lại chơi sau.”
Thiết nghĩ, với thời gian nghỉ lễ dài (4 ngày), việc đi du lịch hay về quê là lựa chọn được ưu tiên hàng đầu. Thế nhưng trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn chưa được kiềm chế hoàn toàn, các gia đình nên cân nhắc kỹ lưỡng trước khi đưa ra quyết định nên sử dụng những ngày nghỉ lễ ra sao để đảm bảo an toàn cho bản thân và những người xung quanh.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Nhiều tổ hợp xét tuyển “lạ” trong tuyển sinh đại học năm 2025

Cái giá phải trả vì “bóc phốt” nhau trên mạng xã hội

Hà Nội: Bắt giữ 2 tàu khai thác cát trái phép trên sông Hồng

Bị bạn trai trên mạng rủ đầu tư tiền ảo, người phụ nữ bị mất gần 9 tỷ đồng

Chăm lo thiết thực, hiệu quả cho đoàn viên, người lao động

LĐLĐ quận Long Biên: Tổ chức chuỗi hoạt động thiết thực, tận tâm chăm lo cho đoàn viên

Sắp diễn ra Ngày hội việc làm - Chuyên đề việc làm bán thời gian năm 2025
Tin khác

Khi nào chấm dứt hoạt động của chính quyền cấp quận, huyện?
Cộng đồng 31/03/2025 19:54

Cách chuẩn bị mâm cỗ cúng Tết Hàn thực
Cộng đồng 31/03/2025 08:53

Nữ sinh Báo chí khẳng định hương sắc trên sân khấu Bán kết Press Beauty 2025
Cộng đồng 30/03/2025 16:44

Công an Hà Nội điều động 6 cán bộ đặc biệt tinh nhuệ sang Myanmar
Cộng đồng 30/03/2025 13:04

Những điều cần biết về Tết Thanh minh năm 2025
Cộng đồng 28/03/2025 11:12

Gần 200.000 người tham gia Chiến dịch “Triệu bước chân nhân ái - Tiếp nối trang sử vàng”
Cộng đồng 27/03/2025 17:24

Đoàn viên thanh niên các trường Đại học sôi nổi chào mừng kỷ niệm Ngày thành lập Đoàn
Cộng đồng 26/03/2025 21:03

Tạo tiền đề cho hệ thống chăm sóc sức khỏe cộng đồng bền vững
Xã hội 26/03/2025 13:25

Tết Hàn thực, nét đẹp truyền thống trong văn hóa Việt
Cộng đồng 26/03/2025 06:34

Tầm quan trọng của giọng nói trong giáo dục hiện đại
Cộng đồng 24/03/2025 16:00