Ngày hôm nay sẽ chốt mức tăng lương tối thiểu vùng năm 2019
Không thể không điều chỉnh lương tối thiểu vùng năm 2019 | |
Chưa đi đến kết quả cuối cùng | |
Vẫn còn lao động nhận lương thấp hơn lương tối thiểu vùng |
Ở hai phiên họp trước (diễn ra trong tháng 7 tại Hà Nội), việc thảo luận mức tăng lương tối thiểu vùng năm 2019 đã không thể ngã ngũ khi các thành viên Hội đồng tiền lương Quốc gia không tìm được tiếng nói chung. Tuy vậy, mức khác biệt căng thẳng giữa các bên có chiều hướng giảm dần. Từ khoảng cách 8% ở phiên thứ nhất, trong phiên thứ 2, phía đại diện cho chủ sử dụng lao động là Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã nhượng bộ từ không tăng đưa lên mức mức tăng 2%. Liên minh hợp tác xã đề xuất mức tăng 4% và Tổng LĐLĐ Việt Nam- đại diện cho người lao động vẫn giữ mức đề xuất 8%.
Hội đồng tiền lương Quốc gia đã họp hai phiên căng thẳng nhưng chưa chốt được mức LTT vùng 2019 |
Lý giải cho quan điểm của Tổng LĐLĐ Việt Nam, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội đồng tiền lương Quốc gia Mai Đức Chính cho biết, Điều 91 Bộ Luật Lao động quy định: Mức LTT là mức thấp nhất trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất, trong điều kiện lao động bình thường và phải bảo đảm nhu cầu sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ. Nói cách khác, LTT phải đáp ứng nhu cầu sống tối thiểu. Bên cạnh đó, Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 19-5-2018 của Hội nghị lần thứ 7, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và NLĐ trong doanh nghiệp cũng đã xác định: Thực hiện điều chỉnh tăng mức LTT vùng phù hợp tình hình phát triển kinh tế - xã hội, khả năng chi trả của doanh nghiệp để đến năm 2020, mức LTT bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ.
Từ hai căn cứ này, Tổng LĐLĐ Việt Nam đề xuất mức tăng LTT vùng năm 2019 không thể dưới 8%. Đây là mức được tính toán cộng phần trăm trượt giá, tăng năng suất lao động, chênh lệch giữa mức lương tối thiểu và nhu cầu sống tối thiểu. Với đề xuất này, mức tăng sẽ từ 220.000 đến 330.000 đồng (đáp ứng được 95,4% nhu cầu sống tối thiểu của người lao động).
Ngay trước phiên họp sáng nay, trao đổi với báo chí, PGS-TS Vũ Quang Thọ, Viện trưởng Viện Công nhân - Công đoàn cũng cho biết, trong phiên thứ 3, tình hình không còn căng thẳng đối đầu như ở các phiên trước song Tổng LĐLĐ Việt Nam vẫn giữ nguyên quan điểm. “Tổng Liên đoàn vẫn giữ quan điểm của mình ở mức 8%, chúng tôi đang vận động chủ sử dụng lao động nâng mức tăng lương cao hơn so với mức họ đã đề xuất trong phiên thứ 2. Trong bối cảnh kinh tế phát triển, người lao động cần được hưởng lợi thành quả do mình làm ra. Khi mức lương các bên tiến gần lại với nhau, chắc chắn lương tối thiểu sẽ ngã ngũ trong ngày hôm nay”, ông Thọ nói.
Còn đại diện VCCI, ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch VCCI thì bày tỏ: “Nguyên tắc của Hội đồng tiền lương Quốc gia là phải có sự đồng thuận, chắc chắn VCCI sẽ có sự điều chỉnh tăng lên cho phù hợp để hỗ trợ người lao động trong lúc khó khăn. Mức tăng bao nhiêu còn phụ thuộc vào diễn biến của cuộc họp nhưng chắc chắn sẽ chốt trong ngày hôm nay”.
Theo chương trình dự kiến, chiều nay, các bên sẽ trao đổi, thương lượng và bỏ phiếu thông qua phương án tiền lương tối thiểu vùng năm 2019.
Trước khi chờ kết quả của phiên họp thứ 3 của Hội đồng tiền lương Quốc gia, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Chủ tịch Hội đồng tiền lương Quốc gia Doãn Mậu Diệp nhấn mạnh, theo lộ trình thực hiện Nghị quyết Trung ương số 27 về cải cách chính sách tiền lương, việc điều chỉnh mức LTT vùng phải đáp ứng mức sống tối thiểu vào năm 2020, vì thế năm 2019 vẫn phải tăng LTT vùng.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tổ chức thành công Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Hà Nội lần thứ IV
Đại biểu đề nghị giám sát các quỹ để quản lý, sử dụng hiệu quả
Tăng cường các biện pháp phòng lây nhiễm sởi trong bệnh viện
Xem trực tiếp chung kết Miss Universe 2024 ở đâu?
Cơ quan Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội: Phong trào thi đua “Người tốt, việc tốt” luôn thực chất, hiệu quả
Thị xã Cửa Lò nhập vào Thành phố Vinh từ ngày 1/12/2024
Năm 2024 cả nước tiết kiệm được khoảng 7.000 tỷ đồng chi thường xuyên
Tin khác
Điều kiện nào để giáo viên được nghỉ hưu trước tuổi?
Chính sách 04/11/2024 07:26
Nữ nông dân thành công từ mô hình nuôi bò sữa
Gương sáng 03/11/2024 09:10
Bác sĩ trẻ tâm huyết, sáng tạo vì sứ mệnh cứu người
Gương sáng 02/11/2024 13:11
Dự kiến mức điều chỉnh tiền lương, thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội từ năm 2025
Chính sách 02/11/2024 06:22
Phát huy nguồn vốn tín dụng chính sách
Việc làm 01/11/2024 14:30
Hà Nội: 30 nhà giáo tham gia Hội giảng Nhà giáo giáo dục nghề nghiệp toàn quốc năm 2024
Đời sống 30/10/2024 22:30
Nữ nông dân khởi nghiệp thành công từ nuôi bò sữa
Gương sáng 30/10/2024 14:39
Nghệ nhân tuổi 75 "vượt bão" giữ nghề đúc đồng truyền thống
Gương sáng 30/10/2024 12:24
Chủ tịch Công đoàn cơ sở luôn hết lòng vì người lao động
Gương sáng 28/10/2024 06:05
Đáp ứng nhu cầu tìm việc của người lao động trên địa bàn huyện Ba Vì
Việc làm 27/10/2024 19:15